1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MẠCH HỌC - MẠCH TẾ potx

17 322 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 164,8 KB

Nội dung

MẠCH HỌC MẠCH TẾ A- ĐẠI CƯƠNG. - Sách ‘Nội Kinh’ có chỗ ghi là mạch Tế có chỗ lại ghi là mạch Tiểu. - Sách ‘Mạch Kinh’ chỉ có mạch Tế, không có mạch Tiểu. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ giải thích: “Tế hoặc Tiểu là dựa theo hình tượng mà nói, tự nghĩa của nó không khác biệt nhiều ”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Hà- Mộng-Giao nói: Tiểu tương phản với Đại, gọi là Tế thì mạch Tiểu tức là mạch Tế.” B- HÌNH TƯỢNG MẠCH TẾ. - Chương ‘Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M. Kinh) ghi: “Mạch Tế nhỏ, lớn hơn mạch Vi”. - Sách ‘Chỉnh Gia Chính Nhân’ ghi: “Mạch Tế nghĩa là nhỏ, hình tượng như sợi dây, mạch Vi thì lờ mờ khó thấy còn Tế thì rõ ràng, dễ thấy“. - Sách ‘Mạch Ngữ ‘ ghi: “Mạch Tế thì nhỏ, thẳng mà mềm, ứng dưới tay như sợi tơ, chỉ”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Mạch Tế như sợi dây nhỏ mà mềm’. HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH TẾ. - Sách ‘Mạch Chẩn’ ghi: “Hình vẽ mạch Tế dưới đây (so sánh với mạch Đại cho dễ thấy): C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH TẾ. - Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi: ”Mạch Tế là do huyết bị lạnh, khô, hư, không đủ để làm cho đầy vậy “. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: ”Mạch Tế do khí huyết đều hư, không đủ để thúc đẩy mạch hoặc do thấp tà ngăn trở mạch đạo gây ra”. D- MẠCH TẾ CHỦ BỆNH. - Thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận’ (T. Vấn 17) ghi: ”Thấy mạch Tiểu mà sắc mặt không đổi mới là bệnh - Mạch Tế thì khí ít”. - Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T. Vấn 18) ghi: ”Mạch ở bộ xích lạnh mà Tế là chứng ăn xong thì đi tả ngay“. - Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận’ (T. Vấn 19) ghi: “Mạch Tế, da lạnh, hơi thở ngắn, đại tiểu tiện đều tiết lợi, không ăn uống được là chứng Ngũ Hư”. - Thiên ‘Tam Bộ Cửu Hậu Luận’ (T. Vấn 20) ghi: “Hình thể thịnh mà mạch Tế, thiếu hơi không đủ để thở là bệnh đang nguy”. - Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (T. Vấn 28) ghi: “Phụ nữ nuôi con, bị bệnh nhiệt mà mạch Tiểu là thế nào? - Kỳ Bá trả lời: Tay chân nóng thì sống, tay chân lạnh thì chết”. - Chương ‘Biện Thái Dương Trị’ (TH. Luận) ghi: “Thương hàn đã 5-6 ngày, đầu ra mồ hôi, hơi sợ lạnh, tay chân lạnh, vị quản đầy, miệng không muốn ăn, đại tiện bón, mạch Tế, đó là dương hơi bị kết”. - Chương ‘Ngũ Tạng Phong Hàn Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Mạch đến Tế mà nép vào xương là chứng tích”. - Chương ‘Thủy Khí Bệnh Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Mạch Thiếu dương Tiểu, mạch Thiếu âm Tế, nam thì tiểu khó, nữ thì kinh nguyệt không thông”. - Chương ‘Trì Tật Đoản Trường Tạp Mạch’ (M. Kinh) ghi: “Mạch Tiểu là huyết thiếu, bệnh ở Tâm”. - Chương ‘Bình Tam Quan Bệnh Hậu Tịnh Nghi Trị’ (M. Kinh) ghi: “Mạch ở thốn khẩu mà Tế thì phát sốt, nôn mửa”. - Chương ‘Biện Tam Bộ Cửu Hậu Mạch Chứng’ (M. Kinh) ghi: “Mạch ở bộ quan dao động mà ở bộ xích và thốn lại Tế là có tích lãnh ở ngực, bụng, trưng hà, tích tụ, muốn ăn thức ăn nóng”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Mạch Tế thấy ở chứng khí suy, chứng thấp”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Tế chủ khí huyết đều hư, hư lao, khí huyết dồn xuống”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Tế chủ huyết hư, thiếu hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, thấp tý, xương đau, bụng và dạ dầy đau, nôn mửa, sán hà, tích lãnh, hồi hộp” Tả Thốn TEÁ Hồi hộp, mất ngủ. Hữu Thốn TẾ Nôn mửa Tả Quan TẾ Can âm khô kiệt. Hữu Quan TẾ Tỳ hư, đầy trướng. Tả Xích TẾ Tiêu chảy, kiết lỵ, di tinh. Hữu Xích TẾ Hạ tiêu lạnh, suy. E- MẠCH TẾ KIÊM MẠCH BỆNH. - Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T. Vấn 18) ghi: “Mạch Tiểu, Thực mà cứng là bệnh ở bên trong . Mạch Tiểu Nhược mà Sáp là bệnh đã lâu ngày”. - Thiên ‘Tam Bộ Cửu Hậu’ (T. Vấn 20) ghi: “Mạch của cửu hậu đều Trầm, Tiểu mà cách tuyệt nhau, là âm, chủ về mùa đông, sẽ chết vào khoảng nửa đêm”. - Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (T. Vấn 28) ghi: “Bệnh điên thì sao? Kỳ Bá đáp: Thấy mạch Đại mà Hoạt thì lâu ngày sẽ tự khỏi, nếu thấy mạch Tiểu Cấp mà cứng, sẽ chết không chữa được”. - Thiên ‘Bệnh Năng Luận’ (T. Vấn 46) ghi: “Người bị bệnh Vị ung quản phải chẩn đoán bằng cách nào? Kỳ Bá đáp: Chẩn bệnh đó, nên xét ở mạch của Vị, sẽ thấy Trầm Tế, Trầm Tế là do có khí nghịch”. - Thiên ‘Đại Kỳ Luận’ (T. Vấn 48) ghi: “Mạch của Thận thấy Tiểu mà Cấp, mạch của Tâm thấy Tiểu mà Cấp, không bật lên, đều là chứng hà. Mạch của Thận thấy Tiểu, bật lên tay mà lại Trầm là chứng trường tiết có máu. Mạch của Can thấy Tiểu và Cấp sẽ phát ra chứng giản khiết và co quắp. Tâm và Can thấy mạch Tiểu, Trầm, Sáp là chứng trường tiết”. - Chương ‘Thương Hàn Lệ’ (TH. Luận) ghi: “Mạch ở 2 bộ xích và thốn đều Trầm Tế là kinh Thái âm bị bệnh. Nói xàm, cơ thể hơi sốt, mạch Phù Đại, tay chân nóng thì sống, tay chân lạnh thì chết”. - Chương ‘Biện Kinh Thấp Tý Bệnh Mạch Chứng’ (TH. Luận) ghi: “Thái dương bệnh phát sốt, mạch Trầm mà Tế là chứng kính (co rút). Thái dương bệnh, các khớp đau nhức mà phiền táo, mạch Trầm Tế là chứng thấp tý”. - Chương ‘Biện Thái Dương Trị’ (TH. Luận) ghi: “Thái dương bệnh thì phải sợ lạnh, phát sốt, nay lại tự ra mồ hôi mà không sợ lạnh, phát sốt, mạch ở bộ quan lại Tế Sác, đó là do thầy thuốc dùng phép thổ (làm cho ói) mà gây ra. Trường hợp bị kết hung, ăn uống như thường, kiết lỵ, mạch thốn Phù, mạch quan Tiểu (Tế) Trầm, Khẩn là chứng tạng bị kết, trên lưỡi có rêu trắng trơn thì khó chữa. Thái dương bệnh, dùng phép hạ để chữa nếu thấy mạch Tế Sác thì đầu chưa hết đau”. - Chương ‘Bệnh Thiếu Dương Trị’ (TH. Luận) ghi: “Thương hàn mà mạch Huyền Tế, đầu đau, phát sốt là thuộc về Thiếu dương”. - Chương ‘Biện Thiếu Âm Trị’ (TH. Luận) ghi: “Thiếu âm mắc bệnh, thấy mạch Trầm, Tế, Sác là bệnh ở lưng, vì vậy, không thể phát hãn. Thiếu âm mạch Vi, Tế, Trầm chỉ muốn nằm, ra mồ hôi, không phiền táo, 5-6 ngày sau lại đi lỵ, phiền táo mà không ngủ được thì chết”. - Chương ‘Kinh Thấp Yết Bệnh Mạch Chứng’ (KQY. Lược) ghi: “Thái dương bệnh, các khớp đau nhức mà phiền táo, mạch Trầm mà Tế là chứng thấp tý”. -Chương ‘Huyết Tý Hư Lao Trị’ (KQY.Lược) ghi : “ Đàn ông bình thường mà thấy mạch Hư, Nhược, Tế, Vi thì thường ra mồ hôi trộm”. -Chương ‘Thủy Khí Bệnh Trị’ ( KQY.Lược) ghi : “Mạch Thiếu dương Tiểu, mạch Thiếu âm Tế, đàn ông thì tiểu khó, đàn bà thì kinh nguyệt không thông”. -Chương ‘Ngũ Tạng Phong Hàn Trị’ (KQY.Lược) ghi : “Mạch đến Tế mà nép vào xương là chứng tích”. -Chương ‘Đờm Ẩm Khái Thấu Trị’ (KQY.Lược) ghi : “ Mạch Phù mà Tế, Hoạt là chứng thương ẩm”. -Chương ‘Bình Tam Quan Nghi’ (M.Kinh) ghi : “Mạch ở bộ quan Tế, Hư là bụng đầy”. -Chương ‘Biện Tam Bộ Cửu Hậu Mạch Chứng’ (M.Kinh) ghi: “Mạch ở bộ xích Tế Vi thì đại tiện lỏng”. -Chương ‘Tạp Bệnh’ (M.Kinh) ghi : “Mạch Huyền Tiểu (Tế) là chứng hàn tiết - Âm tà xâm nhập thì thấy mạch Trầm Tế”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Tế chủ bệnh khí suy, hư lao, - Tả thốn Tế thì hồi hộp, mất ngủ Tả quan Tế là Can âm bị hao mòn Tả xích Tế là tiết tả, kiết lỵ, di tinh. Hữu thốn Tế là khí suy, nôn mửa - Hữu quan Tế thì Vị bị hư, đầy trướng. Hữu xích Tế là hạ nguyên bị lạnh”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Tế Sác là nhiệt, Tế Khẩn là hàn, Tế Trầm là thấp tý, khớp đau. Tế Nhược là ra mồ hôi trộm. Tế Vi là tiêu chảy do hàn. Tế Huyền là Can hư.Tế Sáp là huyết hư, phản vị”. G- MẠCH TẾ VÀ ĐIỀU TRỊ - Chương ‘Biện Thiếu Âm Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (TH. Luận) ghi: “Thiếu âm mạch bệnh, thấy mạch Trầm, Tế, Sác là bệnh ở lưng, vì vậy không thể dùng phép phát hãn”. - Chương ‘Biện Quyết Âm Trị’ (TH. Luận) ghi: “Tay chân quyết lãnh, mạch Tế muốn tuyệt thì cho uống bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang [...]... ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Người thường thấy mạch Tế Nhược là do lo nghĩ quá độ, thương tổn chân nguyên Nếu hình thịnh, mạch Tế, hơi không đủ để thở hoặc bệnh nhiệt, tinh thần mờ tối, mạch Tế, là mạch và bệnh không tương hợp, đều thuộc về chứng nguy” - Khi so sánh giữa mạch Tế và mạch Vi, Đường-Tôn-Hải nhận xét như sau : Mạch Vi chủ khí hư hơn là huyết hư, còn mạch Tế chủ huyết hư hơn... có mạch Trầm Tế vì kinh khí không đều đạt làm cho mạch Tế, do đó, không thể lầm cho là hư rồi dùng phép ôn bổ sẽ làm cho tà khí cố kết Cao-Cổ-Phong có nói : Mạch Tế tất Trầm, chỉ nên kiêm Hoạt là dư âm mạch, người bình thường hay có Nếu thấy kiêm Sác, Huyền là mạch của chân nguyên khô kiệt, không chữa được” - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Các chứng hư lao tổn mà thấy mạch Tế thì bệnh nặng” - Sách... hư nên mạch nhảy không có sức còn huyết hư thì mạch nhỏ” I- CÁC Y ÁN MẠCH TẾ Y Án Mạch HUYỀN - TẾ - SẮC (Trích trong ‘Vương Thị Y Án’) “Họ Thạch thình lình bị trướng bụng, 1 tuần sau thì làm mủ ở giữa rốn Thầy thuốc ngoại khoa cho đó là trường ung dùng thuốc ôn bổ gây ra ho mà không ngủ được, trong bụng đau thắt, đờm thấy xanh đỏ, đại tiện không thông Vương -Mạch- Anh chẩn bệnh thấy mạch Huyền ,Tế mà... mắt hoa, gân suy yếu Sách Mạch Kinh’ có ghi: Mạch Tế Tiểu là huyết khí bị suy, có các triệu chứng đó là thuận, nếu không có các triệu chứng đó là nghịch Vì vậy các chứng chảy máu mũi, nôn mửa, bụng trướng mà thấy mạch Trầm Tế là sống Lo nghĩ mệt nhọc quá độ cũng thấy mạch Tế Cách chữa phải ôn bổ Tuổi tráng niên mà sức mạch Tế là không hợp với hình thể vậy Mạch đến như Tế hoặc do thình lình gặp phải... thì chết Mạch Tiểu mà chân tay lạnh thì khó chữa, tay chân nóng thì dễ chữa Bụng đau thấy mạch Tiểu mà Trì thì dễ chữa, nếu thấy Đại mà Cấp thì khó chữa Ăn không tiêu, tiêu chảy, tiêu sống phân mà thấy mạch Vi Tiểu liên lạc thì sống, nếu cứu cấp thì chết Xem trên đây thì thấy rõ chỗ quan trọng của mạch chứng thuận nghịch vậy Sách ‘Nội Kinh’ có ghi về mạch Tế như sau: Mạch Tế là khí ít - Mạch Tế nép... người thường mà thấy mạch Tế, Nhược, Tiểu là do lo nghĩ quá độ, hại đến chân nguyên mà ra Nếu hình thịnh mà mạch Tế, thiếu hơi không đủ để thở hoặc bệnh nhiệt mà mạch Tế, tinh thần mê muội thì đều là mạch không ứng với bệnh, vì vậy, không thể bàn như mạch Hư Tế được” - Sách Mạch Ngữ'‘ ghi: Mạch Tế thì nhỏ, thẳng mà mềm, ứng dưới ngón tay như sợi tơ chỉ, vì vậy, nên gặp ở người già yếu, huyết khí đều... vào xương là chứng tích - Mạch ở bộ xích lạnh mà Tế là chứng ăn vào đi tiêu ngay - Đầu đau mà mạch Tế Hoãn là chứng trúng thấp”, xem đó thì thấy rõ là do âm tà, vì vậy các chứng Vị bị hư, biếng ăn, bụng đau, tiêu chảy, thấp tý, chân yếu, mồ hôi tự ra, đều thấy có mạch Tế, chỉ khác nhau là kiêm Phù hoặc kiêm Trầm ở bộ thốn hoặc bộ xích mà thôi Nếu người thường mà thấy mạch Tế, Nhược, Tiểu là do lo... Bạch Linh, Nhục Quế, Phụ Tử) - Bộ hữu thốn Trầm Tế mà Hoạt Sác, nóng âm ỉ trong xương, cho uống bài Tứ Vật Thang (Đương Quy, Thục Địa, Bạch Thược, Xuyên Khung) thêm Địa Cốt Bì, - Mạch bộ hữu thốn Trầm Tế mà không Sác, cho uống bài Tứ Quân Tử Thang (Nhân Sâm, Bạch Linh, Bạch Truật, Cam Thảo) thêm Hoàng Cầm, Hoàng Kỳ” H- MẠCH TẾ QUA CÁC LỜI BÀN - Sách ‘Chẩn Tông Tam Muội’ ghi: Mạch Tiểu, Nhược tuy là do...(Đương Quy, Thược Dược, Quế Chi, Tế Tân, Chích Thảo, Thông Thảo, Đại Táo)” - Chương ‘Ngược Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (KQY Lược) ghi: “Sốt rét mạch Huyền, Tiểu (Teá), Khẩn, dùng phép hạ thì bớt” - Chương ‘Hung Tý Tâm Thống Trị’ (KQY Lược) ghi: “Chứng hung tý, suyễn thở, ngực lưng đau, ngắn hơi, mạch ở thốn khẩu Trầm mà Trì, bộ quan thì Tiểu, Khẩn, Sác, cho uống bài... suy, ấn lâu vẫn có lực lại là do thực nhiệt cố kết Nếu mạch Tiểu mà lại thấy triệu chứng nhiệt là kháng thịnh, đó là mạch và chứng nghịch nhau Cũng có người bình thường mà lại thấy mạch âm ở cả 6 bộ hoặc ở 1 tay thiên về Tiểu Nếu do bệnh mà thấy mạch Tế Tiểu thì tùy theo thấy ở bộ nào mà phải điều lý cho thích hợp chứ không thể bỏ qua Nếu thấy mạch Tiểu Nhược ở Nhân Nghinh là vệ khí bị suy, thấy ở . MẠCH HỌC MẠCH TẾ A- ĐẠI CƯƠNG. - Sách ‘Nội Kinh’ có chỗ ghi là mạch Tế có chỗ lại ghi là mạch Tiểu. - Sách Mạch Kinh’ chỉ có mạch Tế, không có mạch Tiểu là Tế thì mạch Tiểu tức là mạch Tế. ” B- HÌNH TƯỢNG MẠCH TẾ. - Chương ‘Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M. Kinh) ghi: Mạch Tế nhỏ, lớn hơn mạch Vi”. - Sách ‘Chỉnh Gia Chính Nhân’ ghi: Mạch Tế. BIỂU DIỄN MẠCH TẾ. - Sách Mạch Chẩn’ ghi: “Hình vẽ mạch Tế dưới đây (so sánh với mạch Đại cho dễ thấy): C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH TẾ. - Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi: Mạch Tế là do

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN