MẠCH HỌC MẠCH KHÂU A- ĐẠI CƯƠNG - Sách Nội Kinh không có mạch Khâu. - Mạch Khâu chỉ bắt đầu xuất hiện trong sách Kim Qũy. - Cũng gọi là mạch Khổng ( ¤Õ ). - Là 1 loại mạch âm. B- HÌNH TƯỢNG MẠCH KHÂU - Chương ‘Mạch Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M. Kinh) ghi:”Mạch Khâu thì Phù, Đại mà Nhuyễn, ấn tay xuống thấy ở trong rỗng, 2 bên thì thực”. - Sách ‘Chẩn Tông Tam Muội’ ghi:”Mạch Khâu là Phù Đại mà Huyền Nhuyễn”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi:”Mạch Khâu hình tượng giống như lá hành, ấn nhẹ, ấn nặng và ấn 2 bên đều có, nhưng ấn vừa vừa thì trống rỗng”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Khâu thì Phù, Đại mà trong rỗng, trên dưới, 2 bên đều thấy mạch, chỉ bên trong là rỗng, như đè lên cọng hành”. Hình Vẽ Biểu Diễn Mạch KHÂU - Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu thị hình vẽ mạch Khâu: C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH KHÂU - Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ giải thích :”Mạch Khâu do mất máu, khí không có chỗ quay về, dương không có chỗ nương tựa”. - Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi:”Mạch Khâu cách chung là khí có thừa mà huyết không đủ, huyết không nhiếp được khí, vì vậy mạch khí hư mà Đại, giống như cọng hành”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Do mất máu quá nhiều hoặc do âm huyết hư bên trong, dương khí không được phù trợ mà tán ra ngoài, vì vậy thấy có mạch Khâu”. D- MẠCH KHÂU CHỦ BỆNH - Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi:”Khâu là doanh khí bị tổn thương”. - Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi:”Mạch Khâu là triệu chứng mất máu Bộ thốn (trái) Khâu chủ về tâm huyết bị vọng hành, ói ra máu, chảy máu mũi. Bộ quan (trái) Khâu chủ đau ở gian sườn hoặc huyết ứ trong bụng, ói ra máu, hoa mắt. Bộ xích (trái) Khâu là tiểu ra máu, đàn bà thì bệnh về kinh nguyệt. Bộ thốn (phải ) Khâu là huyết bị tích ở ngực, chảy máu mũi. Bộ quan (phải) Khâu là trường ung, ứ huyết, nôn ra máu, không ăn được. Bộ xích (phải ) Khâu là đại tiện ra máu”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Khâu chủ máu bị mất (thất huyết ), âm dịch bị thương tổn”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi:”Mạch Khâu thấy ở các chứng mất máu (thổ huyết, nục huyết [chảy máu mũi], băng huyết, lậu huyết )”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Khâu chủ mất máu, nôn ra máu, chảy máu mũi, đại tiện ra máu, băng huyết, huyết ứ”. Tả Thốn KHÂU Hỏa vượng, huyết tán. Hữu Thốn KHÂU Phế huyết thương âm. Tả Quan KHÂU Can không tàng huyết. Hữu Quan KHÂU Tỳ không thống huyết. Tả Xích KHÂU Tiểu ra máu. Hữu Xích KHÂU Di tinh, băng lậu. E- MẠCH KHÂU KIÊM MẠCH BỆNH - Chương ‘Biện Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi:”Hỏi: Có người bệnh phát run rồi ra mồ hôi, lại nhân đó mà giải là tại sao? Đáp rằng: Mạch Phù mà Khẩn, ấn tay xuống lại Khâu đó là chính khí hư vì vậy mà phát run, thấy mạch Phù tất sẽ ra mồ hôi mà giải. Nếu mạch Phù mà Sác, ấn tay không thấy Khâu là chính khí không hư, vì vậy, nếu sắp giải thì chỉ ra mồ hôi mà không thấy run”. - Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi:”Mạch phu dương Phù mà Khâu. Phù là vệ khí bị tổn thương. Khâu là doanh khí bị tổn thương”. - Chương ‘Kinh Thấp Yết Trị’ (KQY. Lược) ghi:”Thái dương trúng thử, phát sốt, sợ lạnh, cơ thể nặng, đau, thấy mạch Huyền, Tế, Khâu, Trì”. - Chương ‘Huyết Tý Hư Lao Trị’ (KQY. Lược) ghi:”Các chứng di tinh mà bụng dưới căng tức, đầu ấm, lạnh, hoa mắt , tóc rụng, mạch cực Hư, Khâu, Trì là đại tiện lỏng, mất máu di tinh” ”Thấy mạch Khâu, Động, Vi, Khẩn : đàn ông thì di tinh, đàn bà thì mộng thấy giao hợp”. - Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) ghi:” · Mạch bộ thốn Khâu: phiền muộn, huyết tụ ở ngực. · Bộ quan Khâu: trường ung. · Bộ xích Khâu: Thận bị hư hàn, tiểu gắt, tiểu ra máu, mủ. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi:” · Mạch Khâu mà Phù là khí huyết đều bị thương tổn . · Khâu mà Sác là âm hư . · Khâu, Hư, Nhuyễn là huyết bị vong, tinh bị mất . · Khâu, Kết, Xúc là dương hư hiệp âm, huyết ứ nội kết . · Khâu, Trì là máu bị mất, chính khí hư, nóng ở trong . F- MẠCH KHÂU VÀ ĐIỀU TRỊ - Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT.Lĩnh) ghi: · Mạch bộ thốn Khâu: phiền muộn, huyết tụ ở ngực, cho uống bài Tứ Vật Thang bỏ Xuyên Khung, thêm Đan Bì, Liên Nhục (Đương Quy, Bạch Thược, Thục Địa, Đan Bì, Liên Nhục) · Mạch bộ quan Khâu: trường ung, cho uống bài Đào Hồng Tứ Vật Thang (Quy Vĩ, Xích Thượïc, Xuyên Khung, Thục Địa, Hồng Hoa, Đào Nhân). · Mạch bộ xích Khâu: Thận bị hư hàn, tiểu gắt, tiểu ra mủ máu, cho uống bài Tứ Linh Tán (Phục Linh, Trư Linh, Bạch Truật, Trạch Tả). - Mục ‘Hiệu Đính Tần Hồ Mạch Học’ (ĐCNKM. Quyết) ghi:” àMạch Khổng, cách chung dùng bài Chi Tử Thang Gia Giảm hoặc dùng bài Trư Linh Thang (Trư Linh, Phục Linh, Trạch Tả, Hoạt Thạch, A Dao) hoặc bài Tả Hoàng Tán (Phòng Phong, Chi Tử, Thạch Cao, Hương Nhu, Cam Thảo). àMạch bộ thốn Khổng dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Hoàn (Sinh Địa, Hoàng Cầm, Hoàng Liên, Tê Giác, Đại Hoàng). àMạch bộ quan Khổng dùng bài Để Đương Hoàn (Đại Hoàng, Mang Trùng, Thủy Điệt). àMạch bộ xích Khổng dùng bài Đào Nhân Thừa Khí Thang (Đào Nhân. Đại Hoàng, Cam Thảo, Quế). G- MẠCH KHÂU QUA CÁC LỜI BÀN - Sách ‘Ngoại Khoa Tinh Nghĩa’ ghi:”Các chứng ung nhọt mà thấy mạch Khâu, nếu đã vỡ mủ thì dễ chữa, vì mạch tương ứng với bệnh”. - Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi:”Trước Đại sau Tế là bị thoát huyết, không phải mạch Khâu thì là gì ?” - Sách ‘Chẩn Tông Tam Muội’ ghi:” phàm huyết thoát thì mạch Khâu, riêng 1 bộ lại Huyền hoặc kiêm Kết, Súc, Sáp, trệ, đó là dương khí không đến. Lại kiêm âm tà là huyết ứ ở ngưng kết. Vì vậy khi thấy mạch Khâu thì phải xem xét ở 1 hoặc 2 bộ, ở 1 tay hoặc 2 tay, để công bổ cho đúng cách”. - Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi:”Mạch Khâu tuy là mạch dương nhưng là dương thực mà không có gốc là đại hư”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch lấy huyết làm hình, mạch Khâu rỗng ở trong là dấu hiệu (tượng) của huyết bị thoát, các chứng mất máu hoặc phụ nữ sau khi sinh hay gặp mạch này - Nếu trong mạch Khâu mà thấy như có 1 sợi dây nhỏ cứng hoặc trong 3 bộ thốn, quan, xích có 1 bộ Đại mà bật lên ngón tay, hoặc mạch khí qua lại thấy Đại, Tiểu không đều, đó là trong hư có kèm thực. Khi chữa trị phải xét mức độ hư, thực, nặng, nhẹ thế nào thì xử lý mới thích hợp”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Khâu, nếu thấy chỉ 1 bộ Huyền hoặc kiêm Sắc thì có thể có kèm theo huyết ứ, Đó là hiện tượng trong hư có thực”. H- CÁC Y ÁN MẠCH KHÂU Y Án Mạch Hơi Huyền Mà KHÂU (Trích trong ‘Tục Danh Y Loại Án’). “Chu-Đan-Khê chữa 1 người bệnh vì mệt nhọc mà phát sốt. Có thầy thuốc cho uống bài Tiểu Sài Hồ Thang, Hoàng Liên Giải Độc Thang và Bạch Hổ Thang, nhưng bệnh không bớt mà lại thấy đờm nghịch lên, mắt đỏ, trợn ngược lên, cơ thể nóng dữ dội. Sáu bộ mạch đều Hồng Sác, đập 7-8 chí, tay trái hơi Huyền mà Khâu, ấn tay xuống thì rỗng hư. Chu-Đan-Khê cho là do trung khí không đủ, nội thương các vật hàn (lạnh) lương (mát), vì vậy bị nội thương phát nóng, lại thêm uống quá nhiều thuốc khổ (đắng) hàn (lạnh) vì vậy gây ra chứng âm thịnh cách dương. Cho uống bài Bổ Trung Ích Khí Thang (Hoàng Kỳ, Nhân Sâm, Bạch Truật, Đương Quy, Sài Hồ, Thăng Ma, Chích Thảo, Trần Bì, Sinh Khương, Đại Táo) thêm Phụ Tử. Uống 2 thang thì khỏi bệnh”. . MẠCH HỌC MẠCH KHÂU A- ĐẠI CƯƠNG - Sách Nội Kinh không có mạch Khâu. - Mạch Khâu chỉ bắt đầu xuất hiện trong sách Kim Qũy. - Cũng gọi là mạch Khổng ( ¤Õ ). - Là. ngoài, vì vậy thấy có mạch Khâu . D- MẠCH KHÂU CHỦ BỆNH - Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi: Khâu là doanh khí bị tổn thương”. - Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ ghi: Mạch Khâu là triệu chứng mất. Tả Quan KHÂU Can không tàng huyết. Hữu Quan KHÂU Tỳ không thống huyết. Tả Xích KHÂU Tiểu ra máu. Hữu Xích KHÂU Di tinh, băng lậu. E- MẠCH KHÂU KIÊM MẠCH BỆNH - Chương ‘Biện Mạch Pháp’