Bài soạn 6 Thực hành: Biểu diễn vật thể Môn học: Công Nghệ 11 Lớp dạy: 11A Tiết: 6 Số tiết dạy: 2 A. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức: - Vận dụng nội dung các phương pháp chiếu góc, mặt cắt và hình cắt, hình chiếu trục đo. - Vận dụng kiến thức về ghi kích thước đủ xác định kích thước vật thể. - Củng cố kiến thức đã học trong bài thực hành 3. 2. Kĩ năng: - Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. - Vẽ được hình chiếu thứ 3, hình cắt trên hình chiếu đứng, hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu. - Học sinh biết cách bố trí 3 hình chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo sao cho hợp lý, đảm bảo mối liên hệ giữa ba hình chiếu. - Ghi được kích thước của vật thể, bố trí hợp lí và đúng tiêu chuẩn các kích thước. - Hoàn thành bản vẽ theo đúng tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật. 3. Phát triển: - Tư duy không gian và tư duy quan sát. - Năng lực quan sát. 4. Ý thức, thái độ: Thực hiện đúng quy trình, tuân thủ đúng các quy chẩn của vản vẽ kĩ thuật. Hoạt động độc lập, chủ động, tịh cực. B. Trọng tâm bài dạy 1. Nội dung trọng tâm - Chọn hướng quan sát khi vẽ hình chiếu đứng. - Vẽ được 3 hình chiếu vuông góc. - Ghi được kích thước của vật thể. 2. Phương pháp dạy học chủ đạo - Đàm thoại - Thuyết trình - Trực quan. C. Chuẩn bị bài dạy 1 1. Chuẩn bị nội dung Giáo viên - Đọc kĩ nội dung bài thực hành 6 trong sách giáo khoa khoa Công nghệ 11 và tham khảo sách giáo viên. - Đọc thêm các tài liệu liên quan đến nội dung bài thực hành. Học sinh - Ôn lại những kiến thức liên quan đã học ở bài học trước. - Đọc bài thực hành trước ở nhà. 2. Chuẩn bị phương tiện dạy học Giáo viên - Lấy đề 6 trong SGK làm ví dụ minh hoạ. Vẽ (phóng to) đề 6 trong sách giáo khoa và mô hình “gá chạc lệch”. - Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật để vẽ hình lên bảng. - Tranh vẽ các đề của bài 6. Học sinh - Khổ giấy A 4 , giấy kẻ ô hoặc kẻ li. - Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa,…), bút chì cứng và bút chì mền, tẩy,… D. Tiến trình tổ chức thực hành I. Phân bố thời gian Bài thực hành gồm hai phần, được tiến hành trong hai tiết: - Phần 1: Hướng dẫn ban đầu (1 tiết). - Phần 2: Giao cho học sinh bài tập tự làm ở nhà (1 tiết). II. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) - Chào hỏi. - Vệ sinh bàn, ghế, bảng. - Chỉnh đốn tranh phục, phù hiệu. - Kiểm tra sĩ số. 2. Đặt vấn đề vào bài (1’) Trong bài thực hành lần trước, chúng ta đã vẽ ba hình chiếu vuông góc của những vật thể đơn giản. Còn trong bài thực hành ngày hôm nay, từ hai hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản, chúng ta sẽ vẽ tiếp hình chiếu thứ 3 và hình chiếu trục đo của vật thể đó.Vậy quá trình đó được tiến hành như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay. 2 3. Bài học mới Thời gian Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động 1:Hướng dẫn ban đầu - Mục đích: Giới thiệu nội dung bài thực hành, phục hồi những kiến thức có liên quan và kiến thức còn thiếu. Khái quát trình tự các bước tiến hành công việc và làm mẫu, yêu cầu cơ bản của sản phẩm thực hành. - Phương tiện: Tranh minh hoạ đã chuẩn bị, và hình vẽ trên bảng. - Cách thực hiện: Giáo viên trình bày nội dung và các bước tiến hành của bài thực hành và nêu cách trình bày bài làm trên khổ giấy A 4 . I.Các bước tiến hành Lấy đề 6 trong sách giáo khoa làm ví dụ, các bước tiến hành như sau: - Bước 1. Đọc bản vẽ hai hình chiếu: Phân tích hình chiếu ra các phần và đối chiếu giữa các hình chiếu để hình dung ra hình dạng của từng bộ phận vật thể. - Bước 2. Vẽ hình chiếu thứ ba: Vẽ hình chiếu cạnh từ hai hình chiếu đã cho. Lần lượt vẽ từng phần, đảm bảo mối liên hệ giữa ba hình chiếu. - Bước 3. Vẽ hình cắt: Vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng. Cần xác định vị trí mặt phẳng cắt. - Bước 4. Vẽ hình chiếu trục đo: Tuỳ vào kết cấu vật thể mà ta chọn loại hình chiếu trục đo thích hợp. + Chọn tỉ lệ và bố trí các hình. + Vẽ mờ các hình bằng nét mảng. + Kiểm tra bản vẽ, tẩy xoá các nét dựng hình. + Ghi kích thước đủ xác định. + Kẻ và ghi nội dung khung tên. - Giáo viên trình bày nội dung và các bước tiến hành của bài thực hành. Giáo viên nêu cách trình bày bài làm trên giấy A 4 , lấy đề 6 làm ví dụ minh hoạ, vừa giảng lí thuyết vừa chỉ tranh (hoặc vẽ hình minh hoạ lên bảng). Giáo viên yêu cầu học sinh chú ý nghe giảng và tiến hành làm đề 5 trong sách giáo khoa (Giáo viên lấy ví dụ đề 6, học sinh tiến hành tương tự cách làm của giáo viên và làm đề 5) + Bước 1: Trình bày nội dung bước tiến hành và minh hoạ bằng tranh đã chuẩn bị sẵn. + Các bước còn lại: Trình bày nội dung bước tiến hành, sau đó giáo viên vừa nêu lại các vẽ vừa vẽ hình minh hoạ lên bảng. - Khi dạy, giáo viên cần chú ý: + Cách bố trí ba hình chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo + Cách ghi kích thước. + Kẻ khung vẽ và khung tên. Học sinh ghi bài và quan sát giáo viên chỉ tranh minh hoạ (hoặc quan sát hình trên bảng) đồng thời tiến hành làm bài của mình. Hoạt động 2:Hoạt động thực hành - Mục đích: Học sinh thực hành các kiến thức đã được học, hình thành kỹ năng vẽ hình và sử dụng bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật và tư duy không gian. - Phương tiện: Bộ đề trong sách giáo khoa. - Cách thực hiện: Giao cho đề bài cho học sinh (mỗi nhóm một đề từ 1 đến 4), cho học sinh 3 về nhà tự làm bài thực hiện đúng theo các bước đã hướng dẫn. II.Thực hành Mỗi nhóm làm một đề trong sách giáo khoa (những đề còn lại). Giao bài tập về về nhà cho học sinh: Giáo viên giao cho mỗi nhóm học sinh làm một trong những đề còn lại trong SGK. Và nêu yêu cầu của bài làm. Yêu cầu các em về nhà độc lập làm bài theo những bước đã hướng dẫn. Nhắc lại những sai xót hay gặp phải. Học sinh về nhà tiến hành làm bài theo đề đã ra của giáo viên. Và độc lập làm bài của mình. Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét và giao nhiệm vị cho học sinh Mục đích: Tổng kết buổi thực hành. - Giáo viên nhận xét giờ thực hành: + Sự chuẩn bị của học sinh. + Kĩ năng làm bài của học sinh. + Thái độ học tập của học sinh. - Giáo viên thu bài để chấm điểm. - Nhắc nhở: “Các em về nhà làm bài tập ở nhà, tiết sau các em được nghỉ nhưng lớp trưởng phải thu bài hôm nay thầy giao của cả lớp và nộp lại cho thầy”. 4 . bài làm. Yêu cầu các em về nhà độc lập làm bài theo những bước đã hướng dẫn. Nhắc lại những sai xót hay gặp phải. Học sinh về nhà tiến hành làm bài theo đề đã ra của giáo viên. Và độc lập làm bài của. bài cho học sinh (mỗi nhóm một đề từ 1 đến 4), cho học sinh 3 về nhà tự làm bài thực hiện đúng theo các bước đã hướng dẫn. II.Thực hành Mỗi nhóm làm một đề trong sách giáo khoa (những đề còn. được kích thước của vật thể, bố trí hợp lí và đúng tiêu chuẩn các kích thước. - Hoàn thành bản vẽ theo đúng tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật. 3. Phát triển: - Tư duy không gian và tư duy quan sát. -