- Biết con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên; con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên.. 2.Về kiõ năng: - Vận dụng kiến thức đã học từ các môn học khác để chứn
Trang 1Bài 2
THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN
( 2 tiết )
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Hiểu giới tự nhiên tồn tại khách quan
- Biết con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên; con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên
2.Về kiõ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học từ các môn học khác để chứng minh được các giống loài thực vật, động vật, kể cả con người đều có nguồn gốc từ giới tự nhiên
- Chứng minh được con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên và đời sống xã hội
3.Về thái độ:
Tin tưởng vào khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên của con người; phê phán những quan điểm duy tâm, thần bí về nguồn gốc của con người
II TRONG TÂM:
- Giới tự nhiên tồn tại khách quan
- Con người và xã hội loài người sản phẩm của một quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên
III.PHƯƠNG PHÁP :
Đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu
V TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 Ổn định tổ chức lớp :
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Giảng bài mới:
Xung quanh chúng ta có vô vàn các sự vật, hiện tượng như: động vật, thực vật, sông, hồ, biển cả, mưa, nắng…Tất cả các sự vật, hiện tượng đó đều thuộc về thế giới vật chất Muốn biết thế vật chất đó bao gồm những gì? Tồn tại như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 2
Phần làm việc của Thầy Phần làm việc của Trò Nội dung chính của bài học Hoạt động 1:
GV sử dụng phương pháp
đàm thoại giúp HS tìm
hiểu :
Giới tự nhiên tồn tại
khách quan.
GV nêu các câu hỏi:
Theo em, giới tự nhiên -Theo nghĩa rộng, giới tự nhiên
1 Giới tự nhiên tồn tại khách quan:
Trang 2
bao gồm những yếu tố nào ?
Quan điểm của Triết học
duy tâm, tôn giáo , Triết
học duy vật về sự ra đời và
tồn tại của giới tự nhiên?
Dựa vào đâu để nói : Giới
tự nhiên là tự có, đã phát
triển từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp?
Sự vận động, phát triển
của giới tự nhiên có phụ
thuộc vào ý muốn của con
người không? Lấy ví dụ để
chứng minh
( Con người làm mưa nhân
tạo -> con người tạo ra quy
luật tự nhiên? )
GV giảng thêm những vấn
đề học sinh chưa rõ
GV kết luận:
- Giới tự nhiên theo nghĩa
rộng là toàn bộ thế giới vật
chất
- Giới tự nhiên tồn tại khách
quan vì giới tự nhiên tự có,
mọi sự vật, hiên tượng trong
giới tự nhiên đều có quá
trình hình thành, vận động,
phát triển theo những quy
luật vốn có của nó
là toàn bộ thế giới vật chất bao gồm: không gian, thời gian, mưa, nắng, gió, bão, lũ lụt, hạn hán, , ngôi sao, mặt trời, đất đai, rừng núi, sông hồ, quặng mỏ, thực vật, động vật, con người…
-Các quan điểm của triết học duy tâm, tôn giáo: Giới tự nhiên do thần linh, thương đế tạo ra
Các quan điểm triết học duy vật:Tự nhiên là cái có sẵn, là nguyên nhân cùa sự tồn tại , phát triển của chính nó
- Nhiều công trình nghiên cứu khoa học (về nhân chủng, địa chất ) đã chứng minh : giới tự nhiên đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau : từ vật chất vô cơ hữu cơ, từ tự nhiên chưa có sự sống đến tự nhiên có sự sống, từ thực vật đến động vật
- Sự vận động, phát triển của giới tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Ví dụ: Trái đất quay quanh mặt trới; Một năm có 4 mùa: xuân, ha,ï thu, đông…
Việc làm mưa nhân tạo thể
hiện việc nắm bắt và vận dụng quy luật tự nhiên chứ không phải tạo ra quy luật tự nhiên
Giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào tạo ra
Trang 3Hoạt động 2:
GV sử dụng phương pháp
đàm thoại giúp HS tìm
hiểu :
Xã hội là một bộ phận đặc
thù của giới tự nhiên
a Con người là sản phẩm
của giới tự nhiên:
GV nêu các câu hỏi :
Tại sao nói : con người là
sản phẩm của sự phát triển
lâu dài của giới tự nhiên?
Em biết quan điểm hoặc
công trình khoa học nào
khẳng định ( hoặc chứng
minh) con người có nguồn
gốc từ động vật ?
Con người có đặc điểm
nào giống động vật, đặc
điểm nào khác động vật ?
GV giảng giải:
Học thuyết tiến hoá của
Đác-uyn và nhiều công
trình khoa học khác đã
chứng minh: Con người là
sản phẩm của giới tự nhiên
Tuy nhiên, trong giới tự
nhiên, chỉ con người có
ngôn ngữ, có tư duy, biết
lao động có mục đích và
còn có khả năng cải tạo giới
tự nhiên Do đó, con người
là sản phẩm hoàn hảo nhất
của giới tự nhiên
GV kết luận:
Con người là sản phẩm
của giới tự nhiên Con
người cùng tồn tại và phát
- Do sự vận động của các dạng vật chất trong vũ trụ mà con người được hình thành (Sơ đồ bên dưới)
- Học thuyết tiến hóa của Dacuyn đã chứng minh : các loài động vật, thực vật hình thành là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, sinh vật bậc cao hình thành từ sinh vật bậc thấp, sự tiến hóa này thực hiện bằng con đường chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
- Hiện nay, những đặc điểm sinh học của động vật có vú (như hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ…) vẫn chi phối hoạt động của cơ thể người Nhưng con người không sống theo bản năng, thích nghi một cách thụ động với giới tự nhiên như động vật mà con người biết sử dụng giới tự nhiên phục vụ cuộc sống của mình
2 Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên:
a Con người là sản phẩm của giới tự nhiên:
Loài người có nguồn gốc từ
động vật và kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên
Trang 4triển trong môi trường với
giới tự nhiên
Hoạt động 3:
GV sử dụng phương pháp
động não, kết hợp với
giảng giải giúp lớp tìm
hiểu :
b Xã hội là một bộ phận
đặc thù của giới tự nhiên
GV nêu vấn đề bằng một
số câu hỏi gợi mở:
Em có đồng ý với quan
điểm cho rằng: Thần linh
quyết định mọi sự tiến hoá
của xã hội không? Vì sao ?
Xã hội loài người có nguồn
gốc từ đâu, đã trãi qua
những giai đoạn lịch sử
nào? Dựa trên cơ sở nào em
khẳng định như vậy ?
Theo em, yếu tố chủ yếu
nào đã tạo nên sự phát triển
của xã hội ?
Vì sao nói xã hội là một bộ
phận đặc thù của giới tự
nhiên ?
GV khuyến khích HS phát
biểu, ghi tóm tắt ý kiến HS
lên bảng phụ, phân loại ý
kiến, giảng giải
GV kết luận:
- Sự ra đời của con người
và xã hội loài người là đồng
thời Kết cấu quần thể của
loài vượn cổ, chính là tiền
đề tự nhiên hình thành xã
hội loài người Khi loài
- Không, vì khi còn hiểu biết quá ít về giới tự nhiên và về bản thân mình, loài người đã có những quan niệm huyền hoặc về nguồn gốc của mình (Truyện thần thoại Trung Quốc : bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra con người, thổi vào đó sự sống )
-Khi loài vượn cổ tiến hoá thành người cũng đồng thời hình thành nên các mối quan hệ xã hội, tạo nên xã hội loài người Từ đó đến nay, xã hội loài người đã phát triển từ thấp đến cao qua các chế độ: CXNT -> CHNL -> PK -> TBCN ->
XHCN
- Mọi sự biến đổi phát triển của xã hội là do sự hoạt động của con người
- Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên vì xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên, có những quy luật riêng
b Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên:
- Xã hội được hình thành từ những mối quan hệ giữa người và người
- Xã hội là một sản phẩm đặc thù của giới tự nhiên
Trang 5vượn cổ tiến hoá thành
người cũng đồng thời hình
thành nên các mối quan hệ
xã hội tạo nên xã hội loài
người Có con người mới có
xã hội loài ngườimà con
người là sản phẩm của giới
tự nhiên nên xã hội loài
người cũng là sản phẩm
của giới tự nhiên
Hoạt động 4:
GV sử dụng phương pháp
đàm thoại giúp HS tìm
hiểu :
c.Con người có thể nhận
thức, cải tạo thế giới
khách quan:
GV nêu các câu hỏi :
Em có nhận xét gì khi đọc
các ý kiến của Đa-vit
Hi-um, Lút–vích Phoi-ơ-bắc
bàn về khả năng nhận thức
của con người trong SGK
trang 15 ?
-Ý kiến của Lút–vích Phoi-ơ-bắc là đúng: nhờ bộ óc và giác quan mà con người nhận thức được sự vật hiện tượng trong thế giới :
Óc người là nơi tập trung hệ thần kinh trung ương hoàn chỉnh với số lượng 14 tỉ tế bào thần kinh Các tế bào thần kinh có mối liên hệ chặt chẽ nhau và liên hệ với các giác quan để tạo thành những mối liên hệ thu nhận với thế giới bên ngoài để điểu khiển hoạt động của cơ thể
Các sự vật, hiện tượng tác động vào các giác quan Các thông tin được giác quan ghi nhận sẽ được chuyển về bộ óc
Các hình thức tư duy (phán đoán, phân tích, suy luận ) diễn ra, con người hiểu được đặc điểm, tính chất, hình ảnh về sự vật hiện tượng
c Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan:
Trang 6Con người có thể cải tạo
được thế giới khách quan
không ? Vì sao ?
Trong cải tạo tự nhiên và
xã hội, nếu không tuân theo
các quy luật khách quan thì
điều gì sẽ xảy ra ? Cho ví
dụ
GV giảng giải và kết luận:
- Nhờ có giác quan và bộ
não mà con người có khả
năng nhận thức được thế
giới khách quan Khả năng
nhận thức ấy ngày càng
tăng Toàn bộ loài người
qua các thế hệ sẽ nhận thức
ngày càng đầy đủ về thế
giới khách quan
- Con người không thể tạo
ra giới tự nhiên nhưng có
thể cải tạo được giới tự
nhiên để phục vụ lợi ích của
mình, trên cơ sở tôn trọng
và vận dụng các quy luật
khách quan Nếu không tôn
trọng quy luật khách quan,
con người sẽ không chỉ gây
hại cho tự nhiên, mà còn
gây tai hoạ cho chính mình
Kết luận toàn bài:
Các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan
dù có muôn màu muôn vẻ
đến đâu cũng có thuộc tính
Thế giới còn nhiều điều huyền bí, con người chưa biết, nhưng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, con người sẽ lần lượt hiểu biết về chúng như đã từng phát hiện tính chất phóng xạ, tia X, điện tử… (cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20)
- Con nguời có thể cải tạo được thế giới khách quan, vì con người có khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan
VD: Trồng rừng, lai tạo những giống loài động thực vật mới, xây dựng nhà máy thủy điện, đào kênh dẫn nước…
- Nếu con người làm trái quy luật khách quan, con người sẽ gây thiệt hại cho tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người
VD: Chặt phá rừng gây ô nhiễm môi trường
- Nhờ giác quan và bộ não, con người có khả năng nhận thức thế giới khách quan
- Con người có thể cải tạo giới tự nhiên trên cơ sở nhận thức và vận dụng quy luật khách quan
Trang 7chung là tồn tại khách quan,
tồn tại trong hiện thực, theo
quy luật Xã hội là bộ phận
của tự nhiên
Con người có thể nhận
thức và cải tạo thế giới trên
cơ sở vận dụng các quy luật
khách quan
Vô cơ (C, H, O, N, F, S )
Hữu cơ Chất sống đầu tiên
Tiền tế bào (Cách đây 2,5tỉ năm)
Động vật
Thực vật QĐ
(Cách đây khoảng
5 7 tỉ năm hình
thành do sự vận
động của các dạng
vật chất trong vũ
trụ)
Con người (Cách đây > 1 triệu năm)
4 Củng cố:
Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh vài sự vật, hiện tượng trong
giới tự nhiên tồn tại khách quan
Em hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên Theo em, việc nào làm đúng, việc nào làm sai trong các câu sau? Vì sao?
- Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển;
- Lấp hết ao hồ để xây dựng nhà ở;
- Thả động vật hoang dã về rừng;
- Đổ hoá chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi;
- Trồng rừng đầu nguồn
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết : Con người có thể hạn chế tác hại của lũ lụt
không? Bằng cách nào?
5 Dặn dò: