Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
8,84 MB
Nội dung
Chương IV: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN. SOẠN DẠY Ngày 18 tháng 10 năm 2009 Ngày 19 tháng 10 năm 2009 Bài 6 Tiết PPCT: 9 CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Ấn Độ là một nước có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và thế giới. - Thời Gúp-ta định hình văn hoá truyền thống Ấn Độ. - Nội dung văn hoá truyền thống Ấn Độ. 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp rút ra kết luận. 3. Thái độ Văn hoá truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tạo nên mối quan hệ kinh tế và VH mật thiết giữa hai nước. Đó là cơ sở để tăng cường sự hiểu biết, quan hệ thân tình, tôn trọng nhau giữa hai nước. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: Lược đồ Ấn Độ thời cổ đại, tranh ảnh về các công trình nghệ thuật Ấn Độ, phiếu học tập, tổ chức lớp học theo nhóm, cá nhân …. 2. Học sinh: Đọc SGK, bảng con, sưu tầm tranh ảnh …. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút): Sĩ số, vệ sinh, trang phục, thái độ học tập 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Câu hỏi: Nêu những thành tựu về văn hoá của TQPK? Gợi ý trả lời: về tư tưởng (Nho giáo, Phật giáo.), sử học, văn học, khoa học kỹ thuật, kiến trúc. 3. Dẫn dắt vào bài mới GV khái quát phần kiểm tra bài cũ và dẫn dắt HS vào bài mới, nêu nhiệm vụ nhận thức bài mới như sau: Ấn Độ là một trong những quốc gia cổ đại phương Đông có nền văn minh lâu đời, khoảng 3000 năm đến 1500 năm TCN, nền văn minh ở phía Tây Bắc Ấn Độ nằm ở vùng sống Ấn. Khoảng 1500 năm TCN là khởi đầu cho nền văn minh sông Hằng. Bài học của chúng ta chỉ nghiên cứu từ nền văn minh sông Hằng nằm ở vùng Đông Bắc, là đồng bằng rộng lớn màu mỡ, quê hương, nơi sinh trưởng của nền văn hoá truyền thống và văn minh Ấn Độ. Để hiểu được văn hoá truyền thống Ấn Độ là gì? Nó phát triển ra sao? Nó ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề trên. Tiến trình bài dạy: TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 15’ Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV sử dụng lược đồ Ấn Độ cổ đại giới thiệu và nêu câu hỏi - HS tham khảo SGK, trả lời câu hỏi: Khoảng 1500TCN, vùng lưu vực sông Hằng phía 1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên - Khoảng 1500 năm “Vì sao một số nước đầu tiên lại hình thành bên lưu vực sông Hằng?” Đông Bắc, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, các bộ lạc đến đây sinh sống và hình thành một số nhà nước đầu tiên, đứng đầu là các tiểu vương và thường xuyên tranh giành ảnh hưởng với nhau, nhưng mạnh nhất là Ma-ga- đa. TCN, ven sông Hằng đã hình thành một số nhà nước, thường xuyên tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Magađa. - GV đặt câu hỏi “Quá trình hình thành và phát triển của nước Ma-ga-đa?”. - GV giới thiệu đôi nét về Phật giáo và sử dụng lược đồ Ấn Độ cổ đại giới thiệu lãnh thổ Ấn Độ lúc bấy giờ. A-sô-ca qua đời vào cuối TK III TCN, Ấn Độ rơi vào giai đoạn khủng hoảng. Asoka HS tham khảo SGK, suy nghĩ - Khoảng 500 năm TCN nước Ma-ga-đa lớn mạnh, vua mở đầu là Bim-bi-sa-ra (cùng thời và là bạn của Phật tổ). Trải qua 10 đời vua, đến vị vua thứ 11- vị vua kiệt xuất nhất trong lịch sử Ấn Độ - Vua A-sô-ca (TKIII TCN): xây dựng đất nước hùng cường, thống nhất lãnh thổ (trừ miền cực Nam: nước Pan-đi-a) và hoạt động văn hoá (phát triển Phật giáo và dựng nhiều “cột A-sô-ca”. - Vua mở nước là Bimbisara. Vua kiệt xuất nhất là vua thứ 11 - vua Asôca (thế kỷ III TCN). + Đánh dẹp các nước nhỏ thống nhất lãnh thổ (trừ vùng đất cực Nam – nước Pandya) + Truyền bá đạo Phật rộng khắp và cho dựng nhiều "cột Asôca". Cột đá Asoka 20’ Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm - GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu câu hỏi cho các nhóm, yêu cầu các nhóm ghi kết quả vào bảng con. - GV nêu câu hỏi cho từng nhóm: + Nhóm 1: Quá trình hình thành Vương triều Gúpta? Thời gian tồn tại? Vai trò về mặt chính trị của Vương triều này? - Nhóm 1: Đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật Vương triều Gúp- ta (319- 467), Vương triều này tổ chức kháng cự không cho người Trung Á xâm lấn từ phía Tây Bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ. Nét đặc sắc nổi bật của vương triều Gúp-ta là Định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ. 2. Thời kỳ Vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ * Vương triều Gúp-ta Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật vương triều Gúpta (319 - 467), Gúpta đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ. + Nhóm 2: Điểm nổi bật trong văn hoá Ấn Độ dưới thời Gúp ta? Nội dung cụ thể? - GV giới thiệu cho HS xem đền tháp hình núi Mênu, lăng mộ hình bán cầu, hình bát úp…). Chùa hang Ajanta Tranh vẽ tường thời cổ đại tại các hang Ajanta, được làm trong thời Gupta Chữ viết Sanskrit - Nhóm 2: Điểm nổi bật của thời kỳ Gúp-ta là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. Cụ thể: + Đạo Phật tiếp tục được phat triển ở Ấn Độ đến thời Gúpta được truyền bá khắp Ấn Độ và truyền nhiều nơi. Cùng với đạo Phật phát triển kiến trúc ảnh hưởng của đạo, như chùa Hang mọc ở nhiều nơi và những pho tượng Phật điêu khắc bằng đá, trên đá (giới thiệu chùa Hang Agianta…). + Đạo Hinđu vốn là đạo cổ xưa của người Ấn cũng ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: Thần Sáng tạo, Thần thiện, Thần ác và nhiều vị thần khác. Cùng với đạo Hinđu phát triển thì các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng. Các ngôi đền được xây dựng bằng đá cao đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của các thần và tạc nhiều tượng thần thánh bằng đá, + Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Sanskrit (chữ Phạn) là chữ viết phổ biến ở Ấn Độ thời bấy giờ và là cơ sở hình thành chữ viết An Độ ngày nay. Chữ viết hoàn chỉnh đã tạo điều kiện Hin-đu phát triển rực rỡ với các tác giả và tác phẩm tiêu biểu như Sơkuntala của Kaliđasa. * Văn hoá dưới thời Gúp-ta - Tôn giáo + Phật giáo tiếp tục phát triển và truyền bá khắp nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (Chùa Hang, tượng Phật ) + Hin-đu giáo ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: Thần sáng tạo (Bra-man). Thần hủy diệt (Si-va), Thần bảo hộ (Visnu). Các công trình kiến trúc hình chóp núi cũng được xây dựng để thờ thần thánh. - Chữ viết: Từ chữ Brahmi hoàn chỉnh hệ chữ Sanskrit. + Văn học mang tinh thần và triết lý Hin-đu giáo phát triển (Sơkuntala của Kaliđasa). . => Định hình văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị văn hoá vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người. Từ trái sang phải Thần Brahma, Vishnu, Siva 1. Chùa hang Ajanta: Có khoảng 30 chùa, ở trong các hang của Ajanta, bang Maharashtra của Ấn Độ. Chứa những bức họa đẹp của nghệ thuật Phật giáo. Nổi tiếng nhất là hang số 18, tả 1 phụ nữ, 1 đứa trẻ, miêu tả sự giải thoát. Ngoài ra còn nhiều phù điêu khắc. Đây là một di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1983. 2. Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điều) 3. Kiến trúc của Khajuraho chịu ảnh hưởng đậm nét của kiến trúc Ấn Độ. Đó là tượng được khắc từ dưới lên trên, từ thô ráp đến tinh xảo, từ con người, động vật đến thần tiên, các tầng lớp được phân cấp rõ ràng. Điểm khác biệt ở Khajurah là dù ở thế giới phàm trần hay tiên cảnh thì phần lớn họ đang trong tư thế âu yếm nhau. Hơn thế nó còn được biểu đạt muôn hình vạn trạng, thậm chí cả động vật đang giao phối cũng có. 4. Văn học: Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Ma - ha - bha - ra - ta và Ra - ma - ya - na. Ma-ha-bha-ra-ta là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bha-ra-ta. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ra-ma-ya-na là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana. + Nhóm 3: Văn hoá Ấn Độ thời Gúp ta đã ảnh hưởng như thế nào đến Các nước trong khu vực và thế? - GV dùng tranh ảnh minh hoạ Angkor Vat + Nhóm 3: - Văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng các nước ĐNÁ: chủ yếu là Phật giáo, đạo Hin- đu và chữ Sankrít. VN cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ: chữ Chăm cổ, đạo Bàlamôn của người Chăm, kiến trúc tháp Chàm, đạo Phật, các công trình chùa mang kiến trúc ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ…. - Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống truyền bá ra bên ngoài, ĐNÁ- VN chịu ảnh hưởng: đạo Phật, đạo Hin-đu, tháp Chàm… 4. Củng cố: (4’) Kiểm tra nhận thức của HS : + Vì sao các nhà nước đầu tiên hình thành ven lưu vực sông Hằng ? + Vai trò của vua A-sô-ca? + Những nét đặc sắc của văn hoá truyền thống Ấn Độ là gì ? 5. Dặn dò và bài tập về nhà: 1’ + HS học bài cũ, đọc SGK bài tiếp theo. + Sưu tầm tranh ảnh về văn hoá của Ấn Độ. + Kể tên một số công trình kiến trúc ở BĐ chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ . IV – RÚT KINH NGHIỆM Chương IV: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN. SOẠN DẠY Ngày 26 tháng 10 năm 2009 Ngày 27 tháng 10 năm 2009 Bài 7 Tiết PPCT: 10 SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ I - MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS cần hiểu mốc, nội dung của 3 thời kỳ lịch sử: - Ấn Độ trong các thế kỷ VII- XII. - Vương triều Hồi giáo Đê-li. - Vương triều Mô gôn. - Những biến đổi trong lịch sử văn hoá Ấn Độ. 2. Kỹ năng: Trên cơ sở hiểu biết và khâm phục những thành quả của văn hoá truyền thống Ấn Độ , giáo dục cho HS ý thức tôn trọng và giữ gìn những di sản văn hoá của dân tộc mình. 3. Thái độ Rèn luyện kỹ năng trình bày kết hợp với miêu tả. Khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: Lược đồ Ấn Độ. Tranh ảnh và đất nước con người Ấn Độ thời phong kiến phiếu học tập, tổ chức lớp học theo nhóm, cá nhân …. 2. Trò: Đọc SGK, bảng hoạt động nhóm, sưu tầm tranh ảnh …. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Nêu các thành tựu định hình nên văn hoá truyền thống Ấn Độ. Sự ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài như thế nào và Việt Nam chịu ảnh hưởng những mặt nào? Gợi ý trả lời: Những yếu tố văn hoá truyền thống: tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc -> ảnh hưởng ra bên ngoài. VN chịu ảnh hưởng trên các lĩnh vực tôn giáo, chữ viết, kiến trúc…. 3. Dẫn dắt vào bài học: Văn hoá truyền thống định hình từ triều đại Gúp-ta, trải qua những bước thăng trầm với nhiều thời kỳ lịch sử và các Vương triều khác nhau, văn hóa Ấn có những biến đổi. Để hiểu sự phát triển lịch sử văn hoá truyền thống Ấn Độ đã trải qua các vương triều nào và có những biến đổi gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10’ Hoạt động 1: Giúp hs nắm được tình hình Ấn Độ trong các thế kỷ VII – XII - GV nêu câu hỏi “Hãy cho Làm việc cá nhân HS chú ý nghe câu hỏi, đọc SGK và trả lời câu hỏi: Tk VII Ấn Độ rơi vào 1. Sự phát triển của lịch sử và văn hoá truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ - Đến TK VII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân biết tình hình Ấn Độ sau thời kỳ Gúp ta và Hác sa?” - GV nêu câu hỏi “Việc đất nước bị phân chia như vậy thì văn hoá phát triển như thế nào? ” - GV nhận xét và chốt ý: Sự phân liệt không nói lên tình trạng khủng hoảng, suy yếu mà lại phản ánh sự phát triển tự cường của các vùng, các địa phương. - GV sử dụng lược đồ Ấn Độ thời cổ đại, mời 1 HS lên bảng, nêu câu hỏi: chỉ nước Pa-la-va trên bản đồ và cho biết tại sao nước Pa-la-va đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hoá Ấn Độ? - GV chốt ý. tình trạng chia rẽ, phân tán. đất nước bị chia thành hai miền Bắc- Nam, mỗi miền tách thành 3 vùng, ba nước riêng. Nổi lên: Pa-la vùng Đông Bắc và Pa-la- va ở miền Nam. - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hoá riêng của mình, trên cơ sở văn hoá truyền thống Ấn Độ. - HS theo dõi trên lược đồ, xác định vị trí nước Pa-la-va và trả lời : thuận tiện về bến cảng và đường biển. tán. Nổi lên vai trò của Pa-la ở vùng Đông Bắc và Pa-la- va ở miền Nam . - Về văn hoá: Mỗi nước tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hoá riêng của mình, trên cơ sở văn hoá truyền thống Ấn Độ: chữ viết, văn học, nghệ thuật Hin-đu. - Pa-la-va thuận tiện về bến cảng và đường biển nên đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hoá Ấn Độ. => Như vậy, từ TK VII đến TK XII, văn hoá phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ Ấn Độ và ảnh hưởng ra bên ngoài. 15’ Hoạt động 2: Giúp hs nhận thức được sự xác lập và chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đêli. - GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. - GV mời đại diện các nhóm trình bày nội dung của nhóm mình, HS khác Hoạt động theo nhóm Nhóm 1: Quá trình người Thổ đánh chiếm Ấn Độ thiết lập vương triều Đêli diễn ra như thế nào? 2. Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 - 1526 ) a) Quá trình xác lập: - Sự phân tán đã không đem lại sức mạnh để người Ấn Độ chống lại cuộc tấn công từ bên ngoài. - 1206 người Hồi giáo đánh chiếm Ấn Độ và lập ra vương quốc Hồi giáo ở Ấn Độ (Vương triều Hồi giáo bổ sung. - GV nhận xét và chốt ý: Đê-li). - GV nhận xét và chốt ý. Qutub Minar là minaret (tháp nhà thờ Hồi giáo) bằng gạch cao nhất thế giới, được xây dựng theo lệnh của Qutb- ud-din Aybak Nhóm 2: Nêu c/s thống trị của vương triều Hồi giáo Đêli? Các c/s về tôn giáo, văn hoá và thành về kiến trúc? Gol Gumbaz ở Bijapur, là mái vòm tiền hiện đại lớn thứ 2 trên thế giới sau Byzantine Hagia Sophia b) Chính sách thống trị: - Phân biệt sắc tộc và tôn giáo. - Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại. => Sự bất bình của nhân dân. - Văn hoá: du nhập văn hoá Hồi giáo vào Ấn Độ. - Về kiến trúc: xây dựng những công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo (Kinh đô Đêli, thành phố lớn nhất thế giới). - GV nhận xét và chốt ý: + Vị trí của vương triều Đêli: Sự gặp gỡ giữa hai nền văn minh đặc sắc: Hin đu giáo và Hồi giáo A-rập, bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây. + Đạo Hồi được truyền bá trong chừng mực ở Ấn Độ (5% dân số), truyền bá ở một số nước ở ĐNÁ. Nhóm 3: Vị trí của vương triều Đêli trong lịch sử Ấn Độ ? c) Vị trí của vương triều Đê li: + Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây. + Nhiều tri thức toán học, đặc biệt số không (0) là sáng tạo của người Ấn Độ, được người A-rập Hồi giáo tiếp thu và phổ biến lại ở phương Tây cũng như ở A-rập. + Đạo Hồi được truyền bá ở một số nước ở ĐNÁ. 10’ Hoạt động 3: Tìm hiểu Vương triều Môgôn - GV nêu câu hỏi: Vương triều Môgôn được thành lập như thế nào? - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về vương triều Môgôn? - GV cho HS đọc những c/s của A-cơ –ba (SGK trang 43) và nhận xét tác động của những c/s đó đối với sự phát triển của Ấn Độ ? Hoạt động cả lớp và cá nhân - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Xem ảnh và nhận xét kiến trúc 3. Vương triều Môgôn - 1526, Babua chiếm Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô gôn (1526 - 1707). - Các vị vua thời kỳ đầu ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hoá, xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ lên bước phát triển mới dưới thời vua A- cơ-ba (1556 - 1605) => XH Ấn Độ ổn định, KT, - GV giới thiệu kênh hình 18 SGK trang 43 và chốt ý. - GV nêu câu hỏi: c/s thống trị của các vua còn lại có gì khác so với các vị vua thời kỳ đầu? Hậu quả của các c/s đó? - GV cho HS xem ảnh lăng Ta-giơ Ma-han và Thành đỏ. Ấn Độ có Thành Đỏ ở Thủ đô Delhi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và Thành phố Màu hồng ở bang Jaipur nổi tiếng vì có công trình đồng hồ lớn nhất thế giới được ghi vào sách Guinness. Taj Mahal, do các hoàng đế Môgôn xây dựng VH phát triển đất nước thịnh vượng. - Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào tình trạng chia rẽ và khủng hoảng. => Ấn Độ đứng trước nguy cơ xâm lược của TD phương Tây. Phạm vi của Đế quốc Môgôn vào thế kỷ 17 Harmandir Sahib hay Đền Vàng là nơi thờ cúng thiêng liêng nhất đối với các tín đồ đạo Sikh 4. Củng cố: (4’) Kiểm tra nhận thức của HS : - Sơ đồ 3 giai đoạn: thời gian, tên gọi? Nội dung chính của mỗi giai đoạn: + Giai đoạn 1: Sự lan toả văn hoá truyền thống ra toàn lãnh thổ. + Giai đoạn 2: Du nhập Hồi giáo. +Giai đoạn 3: phát triển. - So sánh vương triều Hồi giáo Đêli và Vương triều Ấn Độ Mô-gôn 5. Dặn dò và bài tập về nhà: (1’) - HS học bài cũ, chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết: + Nội dung các bài: Các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây, Trung Quốc phong kiến, Ấn Độ thời phong kiến. + Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận. IV – RÚT KINH NGHIỆM SOẠN DẠY Ngày tháng năm 2010 Ngày tháng năm 2010 Bài Tiết PPCT: 11 KIỂM TRA MỘT TIẾT I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Đánh giá quá trình nhận thức của học sinh thông qua việc tiếp thu một lượng kiến thức vừa học. Từ đó giáo viên có cách điều chỉnh phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học. 2. Kỹ năng: Nhận thức đúng yêu cầu của đề một cách chính xác, vận dụng vào bài làm hợp lí. 3. Thái độ: Phải nghiêm túc học bài thật kĩ và trung thực khi làm bài , không xem tài liệu , trao đổi … II/ CHUẨN BỊ : 1) Chuẩn bị của thầy : - Chọn nội dung cơ bản các bài đã học để làm đề kiểm tra . - Dặn dò học sinh nắm chắc kiến thức để làm bài đạt hiệu quả tốt . không được lật tài liệu , quay cop 2) Chuẩn bị của học sinh : _ Học bài thật kĩ , nhận thức đúng yêu cầu của đề làm bài nghiêm túc đạt hiệu quả . III/ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ 1: A.TRẮC NGHIỆM:( 5 điểm) Khoanh tròn đáp án đúng nhất trong những câu sau: 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện chế độ tư hữu là: a.Năng suất lao động xã hội tăng. b.Xuất hiện công cụ kim khí. c.Do xã hội có sự xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên. d.Cả ba nguyên nhân trên. 2. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phương Đông là: a.Nô lệ; b.Nông nô; c.Nông dân tự canh; d.Nông dân công xã. 3. Nước nào tính được một năm có 365 ngày1/4,một tháng có 30 và 31ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. a.Hi Lạp; b.Trung Quốc; c.Ai Cập; d.Rô-ma. 4. Đặc điểm của thị quốc Địa Trung Hải? a. Địa Trung Hải mỗi quốc gia có nhiều thành thị. b. Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia. c. Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị. d. Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia. 5. Cuộc khởi nghĩa nào ở Trung Quốc làm cho nhà Đường bị lật đổ? a. Khởi nghĩa nông dân Chu Nguyên Chương b. Khởi nghĩa nông dân Hòang Sào. c. Khởi nghĩa nông dân Trần Thắng. d. Khởi nghĩa nông dân Ngô Quảng. 6. Người ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì? a. Chữ Nho. b. Chữ tượng hình. c. Chữ Phạn. d. Chữ Hin- đu. 7. Bản chất của nền dân chủ chủ nô là: a. Vì quyền lợi của tất cả các tầng lớp trong xã hội. b. Phục vụ quyền lợi cho giai cấp chủ nô. c. Vì quyền lợi của giai cấp nô lệ. d. Phục vụ quyền lợi cho bình dân thành thị 8. Vương triều định hình nền văn hoá dân tộc ấn Độ là: a. Vương triều Hác-sa. b. Vương triều Gúp-ta. c. Vương triều Hồi giáo Đê-li. d. Vương triều Mô-gôn. 9. Bắc Kinh, Nam kinh là trung tâm kinh tế, chính trị thời nào: a. Tần – Hán, b. Đường, c. Minh , d.Thanh 10. Thể chế dân chủ A-ten của Hi Lạp cổ có bước tiến bộ như thế nào: a.Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi việc. b.Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi việc. c.Tạo điều kiện cho công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị đất nước. d.Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền thông qua các viện. B. TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM) 1. Vì sao nói thời Đường là thời kì thịnh đạt nhất của Trung Quốc phong kiến? (3 đ). 2. Vị trí của các vương triều Gúp-ta, vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ? (2 đ). VI/ THỐNG KÊ KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT: Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu Điểm kém 10A2 10A3 10A4 10A5 [...]... Hoạt động 1 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Cá nhân - Trực quan tranh, ảnh Nhận - GV giải thích thuật xét ngữ “Văn hóa Phục hưng” - Nguyên nhân dẫn đến phong trào văn hóa Phục hưng ? L - -na đơ Vanh-xi Ra-bô-le - GV giới thiệu bức tranh hình 28 trong SGK “La Giô công” và một số tranh, ảnh chân dung sưu tầm Cô-pec-nich Nàng Giô-công NỘI DUNG 3) Văn hóa Phục hưng a) Nguyên nhân - Giai cấp tư sản có thế lực về kinh... của Can-vanh tại Thụy Sỹ * Nội dung - Quay về với Ki-tô nguyên thủy - Đòi thủ tiêu Giáo hội, Giáo hoàng - Đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái - Cổ vũ làm giàu kiếm tiền không phải xấu xa * Tác động - Châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân - Làm cho chế độ PK khủng hoảng - Ki-tô giáo chia làm 2 + Tân giáo (Tin Lành) + Cựu giáo (Ki-tô) - Cổ vũ và mở đường cho Phục hưng ? 10’ *Hoạt động 3 - Tại... Thượng lưu sông Mê Nam, vua Giay-a-vác-man VII đã tiến đánh và thu phục địa bàn của vương quốc Moan Haripungiaya, tiến sát biên giới Mianma _ Về phía Nam, mở rộng lãnh thổ tới bắc bán đảo Mã Lai Ăngco - GV chốt ý - GV giới thiệu cho HS xem hình 23 Ăng-co Vát - GV giải thích thêm : Ăng-co Vát được xây dựng vào đầu thế kỉ XII và Ăng-co Thom được xây dựng dưới thời Giay-a- vác-man VII (thế kỉ XIII) thác lâm... Việt, Chăm-pa, Campuchia (văn minh Ăng-co) Vương quốc Lan Xang (giữa thế kỉ XIV)… - Giữa TK XI quốc gia Pagan chinh phục các quốc gia khác -> Vương quốc Mi-an-ma - Thế kỉ XIII, người Thái lập ra Vương quốc Su-khôthay – tiền than của nước Thái Lan sau này Quần thể kiến trúc Ăng-co 10’ * Hoạt động 3 - GV giới thiệu một số thành tựu kinh tế, văn hóa tiêu biểu * Hoạt động cả lớp và cá nhân: - HS suy nghĩ... kì 1 vạn năm Đá mới 6000 năm kì (hoàn chỉnh) Kim khí Công cụ - Rìu tay thô sơ - Dao, nạo, lao cung tên - Rìu, dao, liềm, và điều - Săn bắt, hái lượm - Hái lượm, săn bắn hái kiện sống - Ở trong hang - Ở nhà lều - Làm gốm và dệt - Có quần áo, trang sức Xã hội thủ công - Chăn nuôi, trao đổi và trồng trọt Người tối cổ Người tinh khôn Gia đình - Bầy người nguyên Thị tộc – Bộ lạc phụ hệ thủy Cùng lao động... kiệt xuất của phong trào là Tô-mát Muy-xe Tô-mát Muy-xe nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn b) Chiến tranh nông dân Đức * Nguyên nhân - Đức là nước lạc hậu nhất châu Âu - Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, được tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo * Diễn biến - Từ mùa xuân 1524 mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tô-mát Muy-xe - Phong trào nông dân đã giành... 20 09 Bài: 8 GIẢNG Ngày 09 tháng 11 năm 20 09 Tiết PPCT: 12 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á I - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức Bài này giúp HS có nhận thức khái quát về lịch sử và văn hoá các nước ĐNÁ, trước hết là 3 nội dung chính: - Những điều kiện thuận lợi và khó khăn của điều kiện địa l - dân cư khu vực ĐNÁ - Sơ lược về các giai đoạn phát triển của lịch sử khu vực - Một... lớp, cá nhân - Nguyên nhân nào dẫn - HS dựa vào SGK trả lời : đến cải cách tôn giáo ? Chính sự phản động, ngăn cản hoạt động của gióa hội đối với giai cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo Martin Luther - GV giới thiệu ảnh chân dung của Lu-thơ và Can-vanh kết hợp với trình bày nội dung cải cách tôn giáo Jean Calvin (15 0 9- 1564) - Đặc điểm của cải cách tôn giáo ? - GV nhấn mạnh:... XVIII, Lan Xang bắt đầu suy yếu vì hoàng tộc lục đục tranh giành ngôi báu _ Sau khi vua Xu-li-nha Vông-xa mất, đất nước bị chia cắt thành 3 tiểu quốc đối địch nhau: Luông Pha-bang, Viêng Chăn, Chăm-pa-xắc _ Nhân cơ hội đó, Xiêm xâm chiếm và cai trị Lào _ Năm 182 7, Chậu A Nụ khởi nghĩa chống Xiêm nhưng thất bại _ Năm 1 893 , Pháp xâm lược Lào *Hoạt động 4 *Cá nhân Những thành tựu văn hóa của HS trả lời: Lào?... nhà: (2’) - Học bài cũ, đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK - Bài tập: Lập bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa chế độ phong kiến phương Đông với Tây Âu ? Nội dung so sánh Chế độ phong kiến phương Đông Chế độ phong kiến Tây Âu - Giai cấp trong xã hội - Đặc trưng kinh tế - Thể chế chính trị IV – RÚT KINH NGHIỆM SOẠN Ngày 29 tháng 11 năm 20 09 Bài: 11 GIẢNG Ngày 30 tháng 11 năm 20 09 Tiết PPCT: . cổ đại là Ma - ha - bha - ra - ta và Ra - ma - ya - na. Ma-ha-bha-ra-ta là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bha-ra-ta. Bản trường. Ăng-co). Vương quốc Lan Xang (giữa thế kỉ XIV)… - Giữa TK XI quốc gia Pa- gan chinh phục các quốc gia khác -& gt; Vương quốc Mi-an-ma. - Thế kỉ XIII, người Thái lập ra Vương quốc Su-kh - thay. lược năm 186 3. - GV giới thiệu cho HS xem hình 23. Ăng-co Vát. - GV giải thích thêm : Ăng-co Vát được xây dựng vào đầu thế kỉ XII và Ăng-co Thom được xây dựng dưới thời Giay-a- vác-man VII