RÚT KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Tiết 9 - 18 (Trang 31 - 34)

SOẠN GIẢNG

Ngày 09 tháng 12 năm 2009 Ngày 10 tháng 12 năm 2009

Bài: 11 Tiết PPCT: 16

TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI (t.t)

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Giai cấp TS đang lên, có thế lực KT, nhưng chưa có vai trò CT nên muốn hình thành tư tưởng riêng của mình. Họ đã đấu tranh với giai cấp phong kiến, khôi phục lại nền văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô Ma, đòi tự do cho giai cấp của mình, tiến hành cải cách tôn giáo, từ đó đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh của nông dân mà tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân Đức

2. Kỹ năng

Bồi dưỡng HS kỹ năng phân tích, so sánh …

3. Thái độ

Giúp HS biết quý trọng những di sản văn hóa các dân tộc trên thế giới ; đồng thời có hiểu biết về tôn giáo, để có thái độ đúng đắn với các tôn giáo đang tồn tại ở nước ta.

II - CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1.Thầy: Tranh ảnh về phong trào Văn hoá phục hưng , phiếu học tập. 2. Trò: Đọc SGK, sưu tầm những tranh ảnh và tài liệu có liên quan.

III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

2) Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Trình bày nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu ? .

- Nguyên nhân nảy sinh của CNTB và biểu hiện của nó ?

3) Giới thiệu bài mới

Giai cấp tư sản đang lên, có địa vị về kinh tế, nhưng chưa có địa vị về chính trị, trên con đường phát triển đi lên bị chế độ phong kiến và Giáo hội cản trở. Cho nên, ở châu Âu đã bùng nổ phong trào văn hóa Phục hưng, cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân ở Đức, báo hiệu sự suy vong của chế độ phong kiến .

TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG

15’ Hoạt động 1

- GV giải thích thuật ngữ “Văn hóa Phục hưng”.

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào văn hóa Phục hưng ?

Ra-bô-le

- GV giới thiệu bức tranh hình 28 trong SGK “La Giô công” và một số tranh, ảnh chân dung sưu tầm.

Cô-pec-nich

Cá nhân

- Trực quan tranh, ảnh. Nhận xét

Lê-ô-na đơ Vanh-xi

Nàng Giô-công

3) Văn hóa Phục hưng

a) Nguyên nhân

- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế song chưa có địa vị về xã hội tương ứng.

- Giáo lý Ki-tô bảo thủ, lỗi thời không phù hợp với lối sống giai cấp tư sản

b) Phong trào văn hóa Phục hưng Phục hưng

- Khôi phục tinh hoa văn hóa xán lạn cổ đại Hi lạp, Rôma, xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị chân chính của con người đòi quyền tự do cá nhân coi trọng khoa học kỷ thuật.

- Có những tiến bộ về khoa học kỷ thuật, sự phát triển về văn học, hội họa.

c) Ý nghĩa :

+ Lên án giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

+ Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.

10’ *Hoạt động 2

- Nguyên nhân nào dẫn

đến cải cách tôn giáo ?

Martin Luther

- GV giới thiệu ảnh chân dung của Lu-thơ và Can-vanh kết hợp với trình bày nội dung cải cách tôn giáo.

- Đặc điểm của cải cách tôn giáo ?

- GV nhấn mạnh: Cải cách được nhân dân ủng hộ, nhưng Giáo hội lại phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến sự phân hóa trong xh Tây Âu thành 2 phe : Tân giáo và Cựu giáo (Kitô giáo).

- Ý nghĩa của cải cách

Tôn giáo và văn hóa

* Cả lớp, cá nhân

- HS dựa vào SGK trả lời : Chính sự phản động, ngăn cản hoạt động của gióa hội đối với giai cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo.

Jean Calvin (1509-1564)

- HS suy nghĩ trả lời:

Không thủ tiêu tôn giáo mà thay đổi giáo lý cho phù hợp với lối sống của giai cấp tư sản

4) Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân chiến tranh nông dân a) Cải Cách tôn giáo

* Nguyên nhân

- Giáo hội Ki-tô ngăn cản bước tiến của giai cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo.

* Nét chính về phong trào

diễn ra khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thụy Sỹ. Tiêu biểu là cải cách của Lu thơ ở Đức và của Can-vanh tại Thụy Sỹ.

* Nội dung

- Quay về với Ki-tô nguyên thủy

- Đòi thủ tiêu Giáo hội, Giáo hoàng.

- Đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.

- Cổ vũ làm giàu kiếm tiền không phải xấu xa

* Tác động

- Châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân - Làm cho chế độ PK khủng hoảng.

- Ki-tô giáo chia làm 2 + Tân giáo (Tin Lành) + Cựu giáo (Ki-tô)

Phục hưng ? nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

10’ *Hoạt động 3

- Tại sao lại diễn ra cuộc chiến tranh nông dân Đức ?

- GV giới thiệu ảnh chân dung Tô-mát Muy-xe

- GV trình bày và phân tích:

+ Từ mùa xuân 1524 cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-mát Muy-xe.

*Cả lớp

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi :

+ Sau cải cách tôn giáo nền kinh tế Đức thấp kém, chế độ pk bảo thủ cản trở sự vươn lên của giai cấp tư sản.

+ Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, do tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo.

Tô-mát Muy-xe.

b) Chiến tranh nông dân Đức. Đức.

* Nguyên nhân

- Đức là nước lạc hậu nhất châu Âu

- Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, được tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo.

* Diễn biến

- Từ mùa xuân 1524 mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tô-mát Muy-xe.

- Phong trào nông dân đã giành thắng lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.

* Ý nghĩa

- Là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất châu Âu.

- Báo hiệu thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến. - Nói lên khí phách, sức mạnh của nông dân

4) Củng cố ( 4’):

Kiểm tra nhận thức của HS đối với bài học thông qua các câu hỏi ở đầu giờ học: Nguyên nhân, nội dung phong trào Văn hoá Phục Hưng? Nguyên nhân, diễn biến cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân?

5) Dặn dò, bài tập về nhà (1’)- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK

Một phần của tài liệu Tiết 9 - 18 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w