RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Một phần của tài liệu Tiết 9 - 18 (Trang 37 - 39)

SOẠN DẠY

Ngày tháng năm 20 Ngày tháng năm 20

Trường THPT An Nhơn I KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Lịch sử lớp 10 . Thời gian làm bài: 45phút

Câu 1: (4 điểm)

Phong

kiến Quý tộcĐịa chủ

Nông dân Nông dân

lĩnh canh Nông dân tự canh Phong kiến Quý tộc Địa chủ Tăng lữ Lãnh chúa Nông nô

Hậu kỳTrung đại (thế kỉ XV- XVI) giai cấp tư sản ra đời.

Thế kỉ XV – XVIII là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến toàn thế giới , chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển như thế nào? Vì sao văn hoá cổ đại phương Tây phát triển cao hơn văn hoá cổ đại phương Đông?

Câu 2: (3 điểm)

Nêu những nét chính về sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam ?

Câu3: (3 điểm)

Lãnh địa phong kiến là gì? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lnh địa phong kiến Tây Âu?

Đáp án môn lịch sử lớp 10. ...

Câu 1: (4 điểm)

a) Văn hoá cổ đại Hi lạp và Rô-ma đã phát triển rất rực rỡ .(0,5đ) Thành tựu cơ bản:

+ Lịch và chữ viết:(1đ)

- Người Rô-ma đ tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4, mỗi tháng lần lượt có 30, 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.

- Hệ chữ cái của người Hi lạp, Rô-ma là hệ chữ A,B,C...ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ, làm thành hệ thống chữ cái hoàn thiện như ngày nay.

+ Sự ra đời của khoa học :(0,5đ)

Về toán học đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát cao như định lí Ta-lét, Pi- ta-go, tiên đề Ơ-clít.

+ Văn học:(0,5đ)

- Có các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và Ô-đi-xê. - Xuất hiện kịch là hình thức phổ biến.

+ Nghệ thuật:(0,5đ)

Chủ yếu là tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, đền Pác-tê-nông....

b) Văn hoá cổ đại phương Tây phát triển hơn văn hoá cổ đại phương Đông là vì: (1đ) - Dựa trên một nền sản xuất phát triển cao hơn( sử dụng công cụ sắt và tiếp xúc đi biển). - Ra đời muộn hơn nên đ kế thừa những thnh tựu văn hoá phương Đông.

Câu 2: (3 điểm)

Sự hình thnh và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

- Thế kỉ VII đến X, ở ĐNÁ hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, vương quốc của người Môn, người Miến ở hạ lưu sông Mê-nam , của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va ...(1đ)

- Từ khoảng thế kỉ X đến XVIII là thời kì phát triển của cc quốc gia phong kiến ở ĐNÁ (0,5đ)

- Biểu hiện của sự pht triển:

• Về chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn.(0,5đ)

• Về kinh tế: Cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công,sản vật thiên nhiên...Đã có nhiều thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hoá. .(0,5đ) • Về văn hoá: Đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình với những nét độc

đáo. .(0,5đ)

Câu 3: (3 điểm)

- Lãnh địa phong kiến là khu đất riêng của lãnh chúa phong kiến. Mỗi lãnh địa bao gồm phần đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà

thờ, nhà kho ...,có cả tường cao, hào sâu bao quanh . Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy.(1đ)

- Kinh tế: Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín mang tính tự nhiên, tự cung, tự cấp. Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa đều do nông nô sản xuất.(gần như không có trao đổi với bên ngoài).(1đ)

- Chính trị: Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập. Lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, luật pháp, tiền tệ ...riêng.(1đ)

Một phần của tài liệu Tiết 9 - 18 (Trang 37 - 39)