Bài 16: Tiêu hóa (tiếp) Sinh học 11 Cơ bản Bài 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (tiếp) * Nội dung cơ bản: III. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật : 1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt: - Bộ răng: răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, xé thức ăn - Dạ dày: Dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tieu hóa cơ học, hóa học. - Ruột ngắn do thức ăn giàu chất dinh dưỡng. 2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật: - Bộ răng : răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng. - Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại). - Ruột dài do thức ăn nghèo chất dinh dưỡng. Manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn. * Dạ dày ở động vật nhai lại: - Dạ cỏ : nhào trộn với nước bọt - thức ăn được tiêu hoá 1 phần vởi VSV. - Dạ tổ ong : ‘ợ’ lên miệng để nhai lại - Dạ lá sách : hấp thu bớt nước. - Dạ múi khế : tiêu hoá thức ăn và VSV bởi HCl và enzym trong dịch vị. * So sánh ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật * Một số câu hỏi: 1. Cấu tạo bộ răng, dạ dày và ruột của thú ăn thực vật phù hợp với chức năng tiêu hóa ntn? 2. Tại sao nói ‘lôi thôi như cá trôi lòi ruột’? (Cá trôi, cá trắm ăn gì?) Sinh học 11 Nâng cao Bài 16: TIÊU HOÁ (tiếp theo) * Nội dung cơ bản: III. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT 1. Biến đổi cơ học a. Ở động vật nhai lại: Lúc ăn chúng chỉ nhai qua một lần rồi nuốt, sau đó ợ lên và nhai lại. b. Ở động vật dạ dày đơn: Tiêu hoá cơ học chủ yếu ở miệng, chúng nhai ở miệng kĩ hơn động vật nhai lại. c. Gà và các loại chim ăn hạt: Tiêu hoá cơ học chủ yếu ở dạ dày do lớp cơ của dạ dày chắc, khoẻ. 2. Biến đổi hoá học và biến đổi sinh học: a. Ở động vật nhai lại: - Dạ dày ở động vật nhai lại chia thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. - Thức ăn thức ăn được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ, khi dạ dày đã đầy thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. - Ở dạ dày cỏ vi sinh vật phát triển mạnh gây các biến đổi về mặt sinh học. - Thức ăn được đưa đến dạ múi khế và ở đây dưới tác động của axit HCl và enzim dịch vị, vi sinh vật trở thành nguồn cung cấp prôtêin cho động vật. - Như vậy quá trình tiêu hoá ở dạ dày bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hoá học. b. Ở các động vật dạ dày đơn: Quá trình biến đổi sinh học xảy ra ở ruột tịt. Ruột tịt chứa một lượng lớn vi sinh vật. c. Ở chim và gia cầm: - Thức ăn được chuyển từ diều đến dạ dày tuyến và dạ dày cơ. + Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hoá. + Dạ dày cơ khoẻ và chắc nghiền nát các hạt thấm dịch tiêu hoá sẽ biến đổi một phần chuyển xuống ruột. - Ở đáy ruột, thức ăn tiếp tục biến đổinhờ các enzim có trong dịch tiêu hoá tiết ra từ tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến mật. * Thức ăn chủ yếu của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulôzơ. Xenlulôzơ chụi sự biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hoá của động vật chủ. * Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulôza đẻ tiêu hoá xenlulôzơ, tạo nên các sản phẩm dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên các chất sống của bản thân chúng. Chính vi sinh vật là nguồn bổ sung protein cho cơ thể chủ. * Một số câu hỏi: 1. Nêu đặc điểm cấu tạo của diều, mề ở gà và chim? Vai trò của chúng là gì? 2. Sự nhai lại có ý nghĩa gì đối với trâu, bò? 3. Vì sao hàm lượng prôtêin trong cỏ rất ít nhưng các động vật ăn cỏ vẫn phát triển rất bình thường? . Bài 16: Tiêu hóa (tiếp) Sinh học 11 Cơ bản Bài 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (tiếp) * Nội dung cơ bản: III. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật : 1. Đặc điểm tiêu hóa. ăn - Dạ dày: Dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tieu hóa cơ học, hóa học. - Ruột ngắn do thức ăn giàu chất dinh dưỡng. 2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật: - Bộ răng : răng cạnh hàm,. trôi lòi ruột’? (Cá trôi, cá trắm ăn gì?) Sinh học 11 Nâng cao Bài 16: TIÊU HOÁ (tiếp theo) * Nội dung cơ bản: III. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT 1. Biến đổi cơ học a. Ở động vật