1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TIẾT 5

3 272 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

SOẠN DẠY Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Ngày 16 tháng 9 năm 2009 Bài 4 Tiết PPCT: 5 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY, HY LẠP – RÔ MA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - HS cần nắm được điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của TCN, thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô. - Từ cơ sở KT-XH đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ – cộng hoà. 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lí đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại ĐTH. Biết khai thác nội dung tranh ảnh. 3. Thái độ Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp tất yếu đưa đến những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo. Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ - Giáo viên: Lược đồ các quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô ma, phiếu các câu hỏi thảo luận của các nhóm. - Học sinh: Đọc trước SGK, trả lời các câu hỏi, biết khai thác kênh hình 7 trang 23 SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút): Sĩ số, vệ sinh, trang phục, thái độ học tập 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Cư dân phương Đông đã có những đóng góp gì về mặt văn hoá cho nhân loại? Đóng góp nào là quan trọng nhất, vì sao? 3. Dẫn dắt vào bài mới Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn 3 thiên niên kỷ so với các quốc gia cổ đại phương Đông. Vì sao ra đời muộn hơn và xuất hiện muộn hơn thì có những thành tựu gì tiến bộ hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 15’ Hoạt động 1: Cả lớp - HS đọc SGK và trả lời: 1. Thiên nhiên và đời Pê-ri-clet (495? – 429 TCN) và cá nhân - GV gợi lại ở các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Còn điều kiện tự nhiên ở các quốc gia Địa Trung Hải có những thuận lợi và khó khăn gì? GV nêu câu hỏi “Thời gian ra đời cuả công cụ bằng sắt và ý nghĩa của nó đối với vùng ĐTH?” “ GV gọi HS trả lời -> nhận xét và chốt ý : Nằm trên bờ Bắc ĐTH, Hi Lạp và Rô-ma bao bán đảo và nhiều đảo nhỏ.Các bộ lạc sống trong các thung lũng, các dãy núi cao từ lục địa chạy ra biển, ngăn cách các thung lũng này với nhau tạo thành những đồng bằng nhỏ hẹp. Núi, rừng là chủ yếu. Đất canh tác ít, không màu mỡ, khô và rắn. Do đó lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng không có tác dụng -> chưa thể hình thành XH có giai cấp và nhà nước. - HS Đọc SGK và trả lời câu hỏi. Thời gian khoảng đầu TNK I TCN công cụ sắt ra đời có ý nghĩa không chỉ có tác dụng trong canh tác cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng diện tích trồng trọt mà còn mở ra trình độ kỹ thuật cao hơn và toàn diện (sản xuất thủ công và kinh tế hàng hoá tiền tệ). sống của con người - Hi Lạp và Rô-ma nằm ven biển ĐTH, nhiều đảo, đất đai chia cắt. + Thuận lợi: nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng. nghề hàng hải sớm phát triển. + Khó khăn: Đất ít và xấu, chỉ phù hợp với loại cây lưu niên, do đó thiếu lương thực, luôn phải nhập khẩu. - Kinh tế: thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển - Đầu TNK I TCN, công cụ bằng sắt ra đời, diện tích trồng trọt tăng, SX thủ công và kinh tế hàng hoá tiền tệ phát triển. => Thị quốc hình thành. 10’ Hoạt động 1 : GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Nhóm1: Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Nghề chính của thị quốc ? Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc? - GV gọi đại diện nhóm trình bày, sau đó GV nhận xét và chốt ý. - GV cho HS tìm hiểu về thành thị A-ten để minh hoạ. HS làm việc theo nhóm - Các nhóm đọc SGK và thảo luận với nhau. Đại diện các nhóm trình bày Nhóm 1: Do địa hình chia cắt, đất đai nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung dân cư ở một nơi. Hơn nữa nghề buôn bán và làm nghề thủ công là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo, khi hình thành xã hội có giai cấp thì đây cũng hình thành Nhà nước (Thị quốc). Nhóm 2: - Tổ chức của thị quốc : chủ yếu là thành thị với vùng đất đai trồng trọt bao quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng là có bến cảng. 2. Thị quốc Địa Trung Hải - Nguyên nhân ra đời: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thường nghiệp nên đã hình thành các thị quốc. - Tổ chức của thị quốc: về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu, có lâu đài, phố xá, sân vận động, bến cảng… Nô lệ 10’ Hoạt động 3: Cả lớp - GV đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và gọi một số HS trả lời: “Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm nào? So sánh với phương Đông? - GV đặt câu hỏi tiếp: “Có phải ai cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ cổ đạiở Hi Lạp- Rô-ma là gì ? (Gọi HS trả lời, sau đó chốt ý ) - Không chấp nhận có vua, có Đại hội công dân, Hội đồng 500 như ở A-ten, dân tự do là nam từ 18 tuổi trở lên được tham dự Đại hội, bầu cử bằng bỏ phiếu, có trợ cấp XH -> bước tiến lớn so với chế độ chuyên chế của các quốc gia cổ đại phương Đông. - Bản chất đó là nền dân chủ chủ nô (phụ nữ và nô lệ không có quyền công dân), vai trò cua chủ nô rất lớn trong XH, vừa có quyền lực CT, vừa giàu có dựa trên sự bóc lột của nô lệ. - HS tự đọc SGK để hiểu thêm về kinh tế của các thị quốc và mối quan hệ giữa các thị quốc - Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500… mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia. - Bản chất của nền dân chủ: đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ. 4. Củng cố: (4’) Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nhắc lại điều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị ,XH các quốc gia cổ đại ĐTH. 5. Dặn dò, bài tập về nhà: (1’) Học bài cũ, đọc SGK bài tiếp theo. Lập bảng so sánh hai mô hình cổ đại về: điều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị. Tìm hiểu văn hoá Hy Lạp và Rôma. IV – RÚT KINH NGHIỆM . SOẠN DẠY Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Ngày 16 tháng 9 năm 2009 Bài 4 Tiết PPCT: 5 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY, HY LẠP – RÔ MA I. MỤC TIÊU BÀI. nay. TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 15 Hoạt động 1: Cả lớp - HS đọc SGK và trả lời: 1. Thiên nhiên và đời Pê-ri-clet (4 95? – 429 TCN) và cá nhân - GV gợi lại ở các quốc gia. gì ? (Gọi HS trả lời, sau đó chốt ý ) - Không chấp nhận có vua, có Đại hội công dân, Hội đồng 50 0 như ở A-ten, dân tự do là nam từ 18 tuổi trở lên được tham dự Đại hội, bầu cử bằng bỏ phiếu,

Ngày đăng: 09/07/2014, 17:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w