Sơ cứu chấn thương sọ não - chấn thương sọ não (CTSN) gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, vì vậy nạn nhân cần được can thiệp cấp cứu kịp thời. CTSN có thể để lại các di chứng lâu dài như đau đầu, có giật, giảm trí nhớ, rối loại tiếng nóng, run tay Những biến chứng cũng như di chứng sau CTSN rất nặng nề, do đó mỗi người nên có ý thức phòng ngừa mọi tai nạn có thể dẫn đến CTSN. Thế nào là CTSN? Bất cứ lực tác động trực tiếp hay gián tiếp nào vào đầu làm tổn thương xương sọ hoặc mô não bên trong đều được xem là CTSN. Nguyên nhân nào gây nên CTSN? CTSN có thể xảy ra do: - Tai nạn giao thông - Tai nạn lao động - Tai nạn trong sinh hoạt (té, ngã) - Do đánh nhau. Lực tác dụng vào đầu gây hậu quả gì? Tổn thương sọ não có thể xảy ra ở nơi bị đập trực tiếp hoặc do hậu quả của biến chứng thứ phát: 1. Chấn động não Nạn nhân mất tri giác tạm thời một thời gian ngắn sau khi đầu bị một lực va chạm tác động vào, không có tổn thương thực thể như mô nào. 2. Tổn thương do đụng đập: có 2 loại, có thể phổi hợp với nhau. - Dập và rách vỏ não: có thể xảy ra ngay dưới vùng não bị đụng dập hoặc ở bên đối diện, thường hay bị nhiều nhất ở thùy não trán và thùy não thái dương. Dập não thường ở nhiều nơi và có thể xảy ra cả hai bên. - Tổn thương trục lan tỏa: loại này xảy ra do sự xé rách cơ học sau khi giảm tốc, làm đứt các sợi trục. 3. Tổn thương não thứ phát: có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau đụng dập ban đầu, bao gồm máu tụ trong sọ, phù não, thiếu máu não và nhiễm trùng. 3.1. Máu tụ trong sọ - Máu tụ ngoài màng cứng: một đường nứt sọ làm đứt động mạch màng não giữa gây chảy máu vào khoang ngoài màng cứng, thường gặp ở vùng thái dương hay thái dương đỉnh. Đôi khi máu tụ ngoài màng cứng do rách xoang tĩnh mạch hang. Ở các nạn nhân bị biến chứng này thường thấy có khoảng tỉnh trong diễn biến của bệnh. Nạn nhân sau chấn thương có bất tỉnh, sau đó tỉnh lại, một thời gian sau nạn nhân bắt đầu lơ mở và đi vào hôn mê. Khoảng thời gian giữa hai lần bất tỉnh trong chuyên môn gọi là khoảng tỉnh. Đó là thời gian máu tụ hình thành trong sọ. - Máu tụ dưới màng cứng (MTDMC): có thể chia làm 3 loại cấp tính, bán cấp tính và mạn tính. + MTDMC cấp tính: nạn nhân có khoảng tỉnh ngắn hay không rõ ràng, có khi sau chấn thương nạn nhân mê ngay và mê sâu, thường có dập não kèm theo. Trong giai đoạn cấp tính có thể gặp máu tụ ngoài màng cứng một bên và MTDMC kèm dập não ở bên đối diện do tổn thương đụng dội. + MTDMC mạn tính: thường do rách các tĩnh mạch liên lạc nối từ xương sọ vỏ não sau những chấn thương không nặng lắm. Máu chảy chậm, thời gian từ khi bắt đầu chảy đến khi hình thành MTDMC có dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán thường trên 3 tuần lễ. - Máu tụ trong não: máu tụ trong chất trắng bên dưới vỏ não thường trộn lẫn với mô não hoại tử, thường gặp ở thùy trán hay thùy thái dương, chung quanh có phù não. 3.2. Phù não: có thể xảy ra có hoặc không có máu tụ trong sọ do sự cương tụ mạch máu hoặc sự tăng dịch ngoại bào hay dịch nội bào. Ở nhiều chấn thương cơ chế gây ra cũng chưa biết rõ. 3.3. Tụt não: một sự tăng dần áp lực trong sọ do máu tụ trong sọ trên liều tiểu não làm di lệch đường giữa, gây ra các tổn thương nặng, trong chuyên môn gọi là tụt não. Có nhiều hình thức tụt não, ví dụ tụt não thái dương làm chèn ép thân não và gây tổn thương ở vùng này. Nếu tình trạng này không được điều chỉnh ngay hoặc có phù não lan tỏa cả hai bán cầu sẽ gây ra tụt não trung tâm. 3.4. Thiếu máu não: thường xảy ra sau chấn thương sọ não nặng, do sự thiếu oxy não hay do sự rối loạn trong sự cấp máu. 3.5. Nhiễm trùng: do rách màng cứng não bộ dễ đưa đến nhiễm trùng, ít khi xảy ra trong vòng 48 giờ sau chấn thương sọ não. Viêm màng não có thể xảy ra sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Do đâu trẻ em bị CTSN? CTSN không chỉ xảy ra ở trên đường khi tham gia lưu thông mà còn xảy ra do những bất cẩn trong sinh hoạt tại gia đình, đặc biệt là ở các trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi như ngã cầu thang, ngã vòng, bé trượt tay, ngã do sàn nhà trơn trượt v.v Biểu hiện nào khiến ta nghĩ trẻ bị CTSN? Khi trẻ bị chấn thương đầu, các bậc cha mẹ nên nghĩ đến CTSN nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu sau: - Ngay sau ngã, trẻ bất tỉnh hơn 1 phút. - Ngay sau ngã, trẻ vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại xuất hiện những dấu hiệu tri giác bất thường (kích động khó dỗ,ngủ nhiều,lơ mơ, tiếp xúc kém hoặc bất tỉnh hoàn toàn). - Sau chấn thương đầu, trẻ nôn trên 2 lần trong một thời gian ngắn hoặc nôn kéo dài hơn 6 giờ (trong khi trước đó trẻ bình thường). - Thóp của trẻ sau một thời gian chấn thương bị phỏng, căng lên, kèm theo vẻ mặt xanh xao. Trẻ bị chấn thương nhiều nơi, có máu chảy nhiều. Cần làm gì khi trẻ bị tai nạn và nghi ngờ có CTSN? - Trước tiên, cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, không được sợ hãi, la khóc bởi điều này càng làm cho trẻ hoảng sợ. - Không được vắt chanh vào miệng trẻ khi co giật, như nhiều người vẫn làm. - Nhanh chóng đưa trẻ đến BV nhi chuyên khoa Ngoại thần kinh để được thăm khám, tư vấn và nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi. Nếu trẻ được cho về nhà phải theo dõi điều gì? Trong một số trường hợp, CTSN không có triệu chứng gì khi thăm khám, lúc đó trẻ sẽ được bác sĩ cho về nhà. Trẻ phải được theo dõi trong ít nhất một tuần lễ và đưa đi tái khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu: quấy khóc nhiều, than đau đầu, buồn nôn hay ói nhiều lần, lổ mũi hay lổ tai chảy máu hay nước trong, yếu liệt chân. Sơ cứu CTSN tại chỗ thế nào cho đúng? 1. Nếu gặp một nạn nhân bị chấn thương vào đầu, có chảy máu nhiều ở vết thương da đầu, cần tìm cách băng cầm máu ngay. Các cách băng tùy thuộc vào nơi chảy máu như sau: (hình) 2. Ghi nhận tình trạng tri giác của nạn nhân lúc tiếp cận nạn nhân để báo lại cho nhân viên y tế. Đây là dữ kiện rất quan trọng cho việc chẩn đoán và điều trị nạn nhân. Ví dụ: tỉnh, lơ mơ, mê man v.v 3. Nếu có thể, ghi nhận tình trạng hai đồng tử (con ngươi ở tròng đen mắt) của nạn nhân. Đây cũng là dữ kiện cần thiết cho nhân viên y tế tại BV tiếp nhận nạn nhân. 4. Chú ý thương tích ở các bộ phận khác trong cơ thể nạn nhân như gãy xương chi trên, gãy xương đùi, chấn thương bụng, ngực v.v Băng bó hoặc cố định các vết thương đồng thời ghi chú để dễ thấy trước khi chuyển nạn nhân đi. Nếu có các vật lạ đâm vào, không nên lấy chúng ra khỏi vết thương. Chỉ được lấy các vật dính vào vết thương khi người bệnh đang nằm trên bàn mổ trong BV. 5. Đặt nạn nhân nằm nghiêng cho lưỡi hạ xuống thấp, để đàm dãi và máu chảy ra ngoài dọc theo lưỡi, tránh gây tắc nghẽn đường hô hấp. 6. Sau khi xử trí cấp cứu ban đầu, cần tìm phương tiện đưa nạn nhân đến trung tâm y tế hay BV gần nhất. 7. Trong khi vận chuyển cần phải giữ thẳng cột sống cho đến khi nạn nhân được chuyển đến trung tâm cấp cứu gần nhất, vì gập cột sống có thể làm nạn nhân ngừng thở đột ngột. Làm cách nào để vận chuyển nạn nhân? Hiện nay phương tiện xe gắn máy rất phổ biến và cơ động nên đôi lúc người dân thường sử dụng để vận chuyển người bị nạn đến bệnh viện nhanh chóng. Tuy nhiên khi nạn nhân có chấn thương vùng đầu hoặc nghi ngờ có chấn thương sọ não cần phải vận chuyển dúng cách để giảm bớt những biến chứng có thể làm nặng thêm tình trạng hiện có. Không nên: - Vận chuyển bằng xe gắn máy - Khiêng vác nạn nhân mà không có dụng cụ hỗ trợ - Để nạn nhân tự về nhà - Bỏ qua các dấu hiệu nghi ngờ - Nghĩ chở người sắp chết hoặc ra máu nhiều trên xe ô tô là không may mắn. Nên: - Gọi điện thoại số 115 - Vận chuyển nạn nhân bằng băng ca. Phòng ngừa CTSN bằng cách nào? A. Tại nhà - Đối với trẻ em, CTSN dù nặng hay nhẹ, đều có thể để lại di chứng về tâm thần hoặc vận động, do đó cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn cho trẻ. Trong sinh hoạt hay vui chơi, lúc nào trẻ cũng phải trong tầm kiểm soát của người lớn, tránh cho trẻ chơi gần cầu thang, gác lửng hay ban công không có lưới rào an toàn. - Chống trơn trợt trong nhà tắm, nền nhà, cầu thang bằng cách lót các vật liệu chống trơn. - Lót nhựa chống trơn ở cầu thang - Chống trơn bằng cách ốp thanh nhôm ở bậc thang. B. Ngoài đường - Khi tham gia giao thông nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông. - Chấp hành nghiêm luật lệ giao thông như không vượt đèn đỏ, không chạy ngược chiều, không chạy xe quá tốc độ. - Lao động ở trên cao hoặc nơi công trường nên đội nón bảo vệ để bảo vệ đầu khi té ngã hoặc vật liệu rớt xuống đầu. THU TRANG (Medinet TP.HCM) Sơ cứu tai nạn đúng cách, giảm nguy cơ tử vong! (Dân trí) - Theo bác sĩ, thạc sĩ Đỗ Danh Quỳnh, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Việt Đức: Nhiều người bị tai nạn nhưng do trước khi đưa đi cấp cứu không được sơ cứu đúng cách, khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng. Những bước sơ cứu rất đơn giản dưới đây có thể giúp người bệnh thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc. 1. Khi bị rách ổ bụng, ruột bị thòi ra ngoài, người cấp cứu cần hết bình tĩnh, đừng cố gắng nhét ruột trở lại bụng. Cần lấy tấm băng, gạc lớn, mềm, sạch quấn ngang bụng tạm thời cho bệnh nhân để cố định chỗ bị thương. Không được băng quá chặt sẽ khiến bệnh nhân bị ngạt thở. Sau đó, đặt bệnh nhân lên cáng, để ở tư thế nằm ngửa rồi chuyển đến bệnh viện (lưu ý, khi khiêng nạn nhân vẫn cần giữ ở tư thế nằm, nếu đặt bệnh nhân ở tư thế ngồi có thể khiến ruột bị thòi thêm ra). 2. Khi bị vật gì nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút vật nhọn đó ra, vì lúc này nó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, bệnh nhân mất máu nhiều, có thể bị tử vong. Để bệnh nhân ở tư thế dễ chịu nhất và chuyển ngay đến bệnh viện. (Tuỳ từng trường hợp mà ở tư thế đứng hay ngồi, chính người bệnh sẽ cảm thấy ở tư thế nào họ sẽ thấy dễ chịu nhất). 3. Trong trường hợp bị gãy nhiều xương sườn, bệnh nhân thường rất đau và khó thở. Lúc này, nên đặt bệnh nhân ở tư thế đầu hơi cao - tư thế này giúp bệnh nhân dễ thở hơn, rồi chuyển ngay đến bệnh viện. 4. Khi bị gãy xương (thường là bị gãy cẳng chân, tay), triệu chứng rõ nhất là đau và có khả năng mất vận động bên bị gãy. Triệu chứng tại chỗ sưng, tím, thậm chí những chỗ gãy hở còn thòi cả xương. Lúc này, cần đặt bệnh nhân ở tư thế nằm và không nên có những tác động vào vết gãy, vì tất cả những can thiệp đó có thể làm cho xương bị di lệch thêm. Tuyệt đối không kéo, nắn xương cho bệnh nhân. Bác sĩ Đỗ Danh Quỳnh Tốt nhất, nên nẹp tạm thời chỗ xương gãy lại, dù có thể không biết nẹp đúng quy cách, nhưng sẽ hạn chế di động của xương và để người bệnh đỡ đau, sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện. 5. Trường hợp bị chấn thương mạnh dẫn đến bị vỡ cơ hoành khiến dạ dày, ruột, gan chui hết lên phần ngực, đè vào phổi, tim, khiến bệnh nhân rất khó thở. Trong trường hợp này, tư thế tốt nhất là nằm cao, nửa nằm nửa ngồi, để tạo áp lực trên cao đẩy bớt các cơ quan này xuống, người bệnh sẽ dễ thở hơn. 6. Sơ cứu khi tai nạn giao thông Người bị tai nạn giao thông mà vẫn hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được, vẫn cần cho nằm nghỉ để theo dõi nhịp thở. Với tổn thương chi, sơ cứu như người bị gãy xương. Còn khi bị chảy máu thì phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy một cục bông đè mạnh vào vết thương - động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả. Với bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện ở tư thế nằm. Lưu ý, cần từ 2-3 người nhấc người bệnh lên chứ không bế xốc bổng hay bế gập người lại, đưa đến chỗ an toàn và gọi xe cứu thương đến hoặc chuyển ngay đến bệnh viện. Khi sơ cứu trong nhiều trường hợp, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi phải móc ngay ra. Nếu người bệnh không thở được thì phải hô hấp nhân tạo. Muốn hạn chế tình trạng suy hô hấp thì nên đặt bệnh nhân nằm đầu cao. Nếu bệnh nhân bị huyết áp thấp, hoặc bệnh nhân có bệnh sọ não cần lưu ý không nên đặt nằm ở tư thế đầu quá cao. Kiều Nga - Hồng Hải . Sơ cứu chấn thương sọ não - chấn thương sọ não (CTSN) gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, vì vậy nạn nhân cần được can thiệp cấp cứu kịp thời. CTSN có thể để. điều chỉnh ngay hoặc có phù não lan tỏa cả hai bán cầu sẽ gây ra tụt não trung tâm. 3.4. Thiếu máu não: thường xảy ra sau chấn thương sọ não nặng, do sự thiếu oxy não hay do sự rối loạn trong. liều tiểu não làm di lệch đường giữa, gây ra các tổn thương nặng, trong chuyên môn gọi là tụt não. Có nhiều hình thức tụt não, ví dụ tụt não thái dương làm chèn ép thân não và gây tổn thương ở