PHAN QUỐC ÐỐNG Cơ thể trẻ nhỏ - nhất là trẻ sơ sinh, trẻ thiếu tháng không phải là cơ thể của người lớn thu nhỏ lại, vì vậy khi sử dụng thuốc cho trẻ phải hết sức cẩn trọng, luôn luôn gh
Trang 1Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ
Tác giả : DS PHAN QUỐC ÐỐNG
Cơ thể trẻ nhỏ - nhất là trẻ sơ sinh, trẻ thiếu tháng không phải là cơ thể của người lớn thu nhỏ lại, vì vậy khi sử dụng thuốc cho trẻ phải hết sức cẩn trọng, luôn luôn ghi nhớ rằng liều thuốc cho trẻ khác hẳn với liều thuốc của người lớn Không được dùng liều thuốc của người lớn rồi từ đó suy áng chừng liều dùng cho trẻ nhỏ.
Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ
1 Ống tiêu hóa :
a Niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ, sơ sinh còn đang phát triển, chưa hoàn thiện, thời gian thanh tháo dạ dày kéo dài và không đồng đều nên việc hấp thu thuốc chưa được hoàn chỉnh, hiệu năng yếu kém
b Nhu động ruột hoạt động thất thường, niêm mạc ruột chưa hoàn hảo, tuyến tiêu hóa phát triển chưa đầy đủ nên việc hấp thu thuốc cũng yếu kém, sai lệch Vì hai lý do này nên việc sử dụng thuốc cho trẻ cần thận trọng, chẳng hạn đối với những thuốc như Paracetamol, Phenobarbital, Carbamazepin, Rifampicin
c Ở trực tràng thuốc được hấp thu rất mạnh, chóng đạt nồng độ cao trong máu trẻ nhỏ nên dễ gây độc quá liều Ví dụ đặt thuốc đạn ở trực tràng có chứa Théophyllin nên có thể gây co giật, hoặc thuốc đạn có Diazepam đạt được nồng độ trong máu trẻ nhỏ ngang với khi tiêm tĩnh mạch
2 Lưu lượng máu ở cơ vân của trẻ nhỏ khi mới sinh còn ít, co bóp cơ vân yếu kém, lượng nước nhiều trong cơ nên việc hấp thu thuốc chậm và thất thường khi tiêm bắp, chẳng hạn đối với các thuốc Gentamicin, Phenobarbital, Diazepam
3 Da trẻ nhỏ thường bị hydrat hóa mạnh, lớp sừng mỏng, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành nên khi bôi, xoa thuốc trên mặt da dễ gây kích ứng hay dị ứng, hoặc có khi gây nhiễm độc toàn thân, do đó phải cẩn trọng khi sử dụng các chế phẩm ngoài da sau:
a Các thuốc mỡ có acid Boric, Hexaclorphen, hắc ín, Salicylat, DDT, Benzoat, Neomycin, 666, Xanh metylen, thuốc đỏ
b Dung dịch sát khuẩn, chống nấm dùng ngoài da có iod, chẳng hạn trẻ dễ ngộ độc iod, thiểu năng giáp trạng, bướu cổ
c Cao xoa, dầu xoa có chứa menthol, long não, tinh dầu bạc hà, Salicylat metyl, Eucalyptol sẽ hấp thu qua da, gây độc, gây kích ứng co giật, ức chế tuần hoàn, hô hấp
Da còn có đặc điểm là khi xoa bóp mạnh sẽ tăng nhiệt độ, nóng lên làm tăng tốc độ hấp thu thuốc qua da nên có khả năng gây nhiễm độc toàn thân, như khi xoa bóp rượu etylic, rượu thuốc, Salicylat metyl, rượu xoa chống viêm, giảm đau Cũng vì lý do đó, không được dùng băng dính
có chứa thuốc dán cho trẻ nhỏ hoặc bôi thuốc (thuốc Corticoid, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid ) rồi băng chặt lại
Trang 24 Não trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, lưu lượng máu đưa lên não nhiều hơn ở người lớn nên tác dụng và độc tính của thuốc trên hệ thần kinh mạnh hơn, tăng gấp nhiều lần Vì vậy khi dùng các thuốc có tác dụng trên thần kinh trung ương như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc có thuốc phiện, Paracetamol, Théophyllin, Tolbutamid, Chloramphenicol cần phải chú ý liều dùng sao cho thật
an toàn
5 Ở trẻ nhỏ, chức năng lọc và đào thải thuốc qua ống thận còn yếu, vì vậy thuốc nào đào thải qua thận sẽ dễ tích lũy trong cơ thể và gây độc Do đó cần chú ý đến các thuốc kháng sinh loại aminoglycosid, các sulfamid, Aspirin, Paracetamol, Penicillin, Digoxin, Phenobarbital,
Furosemid để tránh nhiễm độc cho trẻ
6 Trẻ ngộ độc thuốc do bú sữa mẹ đang dùng thuốc Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, chẳng may nếu mẹ mắc bệnh, phải uống thuốc điều trị, thuốc sẽ bài tiết qua sữa và có thể gây ngộ độc tuy trẻ không trực tiếp uống thuốc Do đó các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cần phải thận trọng khi dùng các thuốc sau:
a Thuốc giảm đau: Tránh dùng Aspirin cho mẹ vì có thể gây hội chứng Reye cho con
b Thuốc kháng khuẩn: Tránh dùng Tetracyclin cho mẹ vì sẽ ức chế sự phát triển xương và làm biến màu răng của trẻ Tránh dùng Fluoroquinolon cho mẹ vì có thể sẽ gây bệnh khớp cho con Tránh dùng Sulfonamid cho mẹ vì con sẽ bị tăng Bilirubin/máu
c Thuốc chống đông máu: Trước khi dùng thuốc này cho mẹ, cần đo thời gian Prothrombin cho con
d Thuốc kháng Histamin H1 Cần theo dõi tác dụng an thần và kích thần của trẻ
e Thuốc Benzo-diazepin: Nếu dùng các loại tồn lâu trong cơ thể như Diazepam cho mẹ sẽ làm con ngủ lịm, lười bú
Tóm lại, trong thời gian cho con bú, các bà mẹ nên chọn loại thuốc có thời gian bán thải ngắn và dùng cách quãng xa thời gian cho con bú; hoặc cho bú xen kẽ giữa sữa mẹ và sữa bình Nếu mẹ dùng thuốc ngắn ngày thì nên tạm ngừng cho con bú và dùng sữa ngoài
7 Một số thuốc thường có tác dụng gây tai biến, độc hại cho trẻ:
+ Erythromycin: Gây rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy
+ Các Tetracyclin: Biến màu răng, suy thận
+ Kháng sinh aminoglycosid: Rối loạn thính giác
+ Beta lactam, Amphotericin B: Dị ứng, bệnh thận
+ Chloramphenicol: Suy tủy, hội chứng xám
+ Penicillin liều cao, tiêm tĩnh mạch: Cơn co giật lan toàn thân
Trang 3+ Théophyllin: Buồn nôn, nôn ra máu, loạn nhịp thất, kích ứng, co giật.
+ Digoxin: Rối loạn tim, rung tim, chán ăn
+ Nội tiết sinh dục: Ảnh hưởng tới chức năng, hình thái bộ phận sinh dục
+ Aspirin: Nổi mề đay, liều cao gây tai biến gan, hội chứng Reye
+ Thuốc chống động kinh: Ngủ gà, ảnh hưởng tới khả năng tập trung và năng suất học tập + Natrivalproat: Dễ độc với gan
+ Phenyltoin - Carbamazepin: Gây ngoại ban
+ Thuốc làm giảm nước và thay đổi chất điện giải: Như thuốc lợi tiểu, gây nôn, long đờm, nhuận tràng, trẻ sẽ bị mất nước và chất điện phân, dễ trụy mạch