MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh thăng long (Trang 74)

2.3.1. Chính phủ, các bộ ngành

Vai trò của ngành Ngân hàng - tài chính nói chung và của công tác thẩm định dự án nói riêng là rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên đây cũng là một ngành chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các biến động của môi trường như các chính sách, các văn bản pháp luật…Vì vậy, Chính

phủ và các Bộ ngành cần phải có đường lối chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài, tránh thay đổi liên tục các văn bản pháp luật cũng như các chính sách.

Các bộ ngành thì phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành do mình quản lý.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trước khi ra quyết định đầu tư, tổng mức vốn đầu tư của dự án phải được thông qua bởi cơ quan chức năng. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chủ quản khi phê duyệt tổng mức vốn đầu tư cần tính toán một cách khách quan, chính xác.

Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, cần thành lập những công ty chuyên trách về định giá tài sản thế chấp để tránh sự sai lệch trong việc đánh giá tài sản thế chấp nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác thẩm định, từ đó hạn chế rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng.

2.3.2. Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước điều tiết toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng Trung ương, nâng cao vai trò điều phối, chủ động trong việc thu thập thông tin từ các nguồn, từ đó hỗ trợ cung cấp thông tin cho hoạt động thẩm định tài chính có hiệu quả hơn.

- Đề nghị ngân hàng Nhà nước có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC), cần đưa ra mức độ rủi ro về từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho các ngân hàng phân loại, xếp hạng doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.

- Cần chính thức hoá tài liệu nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước về thẩm định dự án đầu tư để các cấp cơ sở thực hiện. Với chủ trương cải cách hành chính hiện nay của Đảng và Nhà nước, tài liệu này cần được rút gọn vào một số điểm và có sự phân công giữa các Bộ, ngành, các cấp.

- Đề nghị các ngân hàng thương mại quốc doanh khác toàn quốc tăng cường hợp tác trong việc xử lý thông tin và trao đổi kinh nghiệm, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

2.3.3. Ngân hàng đầu tư&phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một đơn vị quản lý trực tiếp của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Thăng Long nên những quyết định về phương hướng hoạt động có ảnh hưởng lớn đến công tác nghiệp vụ của Chi nhánh. Vì vậy, để một trong những hoạt động nghiệp vụ đó là việc thẩm định tài chính các dự án, ngân hàng nên:

- Tăng cường tổ chức các khoá học ngắn hạn, các lớp tập huấn chuyên để thẩm định dự án đầu tư, tổ chức đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm công tác thẩm định cho các chi nhánh nhằm tăng nâng cao năng lực thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng trong toàn hệ thống.

- Cần hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình thẩm định dự án đầu tư thống nhất trong toàn hệ thống cho phù hợp với tình hình mới để BIDV Thăng Long có thể căn cứ vào đó mà thực hiện.

- Đề nghị NHĐT &PTVN cần thành lập một mạng lưới thông tin; thống nhất mẫu báo cáo thẩm định trong toàn chi nhánh NHĐT &PT.

- Cần tăng cường hoạt động của bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro thuộc NHĐT &PTVN để có thể cung cấp thông tin thường xuyên cho các chi nhánh của mình.

- NHĐT &PTVN cần có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến các chi nhánh. Cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình từng ngành để tạo thuận lợi cho công tác thẩm định ở mỗi chi nhánh. Bên cạnh đó, NHĐT&PTVN cần tích luỹ các chỉ tiêu dự án sau khi đã kiểm chứng qua thực tế cùng với việc sưu tầm những chỉ tiêu của các ngân hàng bạn. Tập hợp các thông tin về chất lượng phát triển của các ngành, tình hình đầu tư, hiệu quả đầu tư của các ngành trên toàn quốc sẽ được NHĐT &PTVN xây dựng thành hệ thống thông tin của ngành và đưa lên mạng nội bộ.

- Định kỳ có tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm trong toàn hệ thống để làm bài học chung trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời tạo mối quan hệ giúp đớ lẫn nhau giữa các Chi nhánh trong toàn hệ thống.

2.3.4. Khách hàng- Chủ đầu tư:

Ngân hàng thường căn cứ vào các thông tin mà chủ dự án phân tích, cho nên mức độ chính xác của thông tin có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với kết quả thẩm định. Vì vậy, Ngân hàng đề nghị chủ đầu tư cần có thái độ hợp tác chặt

chẽ hơn với ngân hàng. Chủ đầu tư phải đưa ra thông tin đảm bảo tính trung thực, và có trách nhiệm đối với những thông tin cung cấp làm cơ sở cho công tác thẩm định.

KẾT LUẬN

Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. Nó tạo tiền đề cho các quyết định đầu tư hay cho vay chính xác và có hiệu quả. Việc thẩm định dự án đầu tư cần được thực hiện một cách nghiêm túc để hạn chế các rủi ro về khả năng trả nợ có thể xảy ra khi thực hiện dự án. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với công tác thẩm định dự án của Ngân hàng, nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư của Ngân hàng thực sự đem lại lợi ích cho cả 2 bên. Về phía Ngân hàng là an toàn, sinh lời và bảo toàn được nguồn vốn cho vay, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Về phía khách hàng vay vốn là dự án hoạt động hiệu quả, đem lại lợi nhuận đảm bảo nhu cầu chi trả đúng hạn cho Ngân hàng. Hiểu rõ vai trò to lớn của Thẩm đinh dự án mà đặc biệt là thẩm định tài chính dự án, Ngân hàng BIDV Thăng Long ngày càng coi trọng công tác này trong hoạt động tài trợ dự án.

Qua thời gian tìm hiểu thực trạng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long, em đã hoàn thành xong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Song do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong nội dung phân tích, cũng như các kiến nghị, giải pháp còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong được các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để Chuyên đề được hoàn thiện hơn. Chuyên đề là kết quả của 15 tuần thực tập tại Ngân hàng đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Trong thời gian này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anh chị nhân viên trong chi nhánh để có thể học tập kinh nghiệm và tiếp cận các số liệu của Ngân hàng. Ngoài ra em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Trần Mai Hương – Khoa Kinh tế đầu tư – Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TS Trần Mai Hương- Giảng viên hướng dẫn trực tiếp và tập thể các cán bộ của Ngân hàng BIDV Thăng Long đã giúp đỡ tận tình em trong quá trình thực tập và để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư- NXB Kinh tế quốc dân 2. Giáo trình lập dự án đầu tư- NXB kinh tế quốc dân 3. Giáo trình quản lý dự án- NXB Kinh tế quốc dân 4. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng- NXB Thống kê

5. Giáo trình tài chính doanh nghiệp- NXB Kinh tế quốc dân

6. Quản trị dự án trong nước và quốc tế - NXB ĐH Kinh tế TPHCM

7. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 đến 6 tháng đầu năm 2009- BIDV Thăng Long

8. Luật đầu tư 2005

9. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Đầu tư&Phát triển VN 10.Tài liệu tập huấn Thẩm định dự án đầu tư – BIDV 2003 11.Tạp chí Ngân hàng

LỜI NÓI ĐẦU...4

CHƯƠNG I:...5

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG...5

1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG...5

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...5

1.1.2. Cơ cấu tổ chức ...6

1.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư&phát triển Thăng Long ...9

1.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG...20

1.2.1. Vai trò thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tài trợ dự án của Ngân hàng Đầu tư& phát triển Thăng Long...20

1.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư ...21

1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án ...23

1.2.4. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư ...29

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư ...32

1.2.6. Kết quả công tác thẩm định và thẩm định tài chính dự án đầu tư ...33

1.3. VD MINH HỌA: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN “ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÍT TẤT XUẤT KHẨU” – CÔNG TY DỆT VĨNH PHÚC...39

1.3.1. Giới thiệu đánh giá về doanh nghiệp...39

1.3.2. Giới thiệu dự án “ Đầu tư dây chuyền sản xuất bít tất xuất khẩu”...40

1.3.3. Thẩm định tài chính dự án...41

1.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THĂNG LONG...54

1.4.1. Những thành tựu đạt được:...54

1.4.2. Những hạn chế trong công tác Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Thăng Long:...56

CHƯƠNG II:...61

THĂNG LONG THỜI GIAN TỚI...61

2.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong đến năm 2015:...61

2.1.2. Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án của Chi nhánh trong thời gian tới.65 2.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG...66

2.2.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định...66

2.2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định...67

2.2.3. Hoàn thiện phương pháp thẩm định...71

2.2.4. Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ thẩm định về thẩm định tài chính dự án....72

2.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức điều hành...73

2.2.6. Tăng cường đầu tư trang thiết bị cần thiết, ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng hiệu quả...73

2.2.7. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin thị trường...74

2.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ...74

2.3.1. Chính phủ, các bộ ngành...74

2.3.2. Ngân hàng Nhà nước...75

2.3.3. Ngân hàng đầu tư&phát triển Việt Nam...76

2.3.4. Khách hàng- Chủ đầu tư:...76

KẾT LUẬN...78

TÀI LIỆU THAM KHẢO:...79

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh thăng long (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w