Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong đến năm 2015:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh thăng long (Trang 61 - 65)

2015:

2.1.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong đến năm 2015:

Giai đọan 2008-2015 là giai đọan Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện cổ phần hóa và chuyển sang mô hình Tập đòan Tài chính ngân hàng mạnh trong khu vực. Trong thời gian tới, nền kinh tế được dự đoán sẽ từng bước phục hồi với tốc độ nhanh hơn, các chỉ tiêu tăng trưởng sẽ tổt hơn, dự đoán sẽ đạt được những thành tựu trong thời gian gần. Do đó khả năng phát triển hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới sẽ có những điều kiện thuận lợi, cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên bên cạnh đó sẽ có không ít khó khăn thách thức như diễn biến lãi suất có chiều hướng tăng lên, cạnh tranh huy động vốn quyết liệt, chỉ tiêu tín dụng sẽ bị giới hạn khi chuyển từ chính sách tiền tệ nới lỏng sang chính sách thắt chặt, tình trạng khan hiếm ngoại tệ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng cao…

Trước môi trường và đặc điểm của địa bàn, Chi nhánh Ngân hàng BIDV Thăng Long có những thuận lợi như: được sự quan tâm của Ban lãnh đạo BIDV cùng các Chi nhánh khác trên địa bàn, Chi nhánh được hưởng nhiều ưu tiên như: nới lỏng các chỉ tiêu tăng trưởng, đặc biệt là giới hạn tín dụng, các cơ chế hỗ trợ như tiền thuê địa điểm hoạt động…Các chỉ tiêu hoạt động năm trước đạt được làm nền tảng, những thành tựu đạt được và dựa vào mối quan hệ mà Chi nhánh tạo lập được với khách hàng trong thời gian qua tạo tiền đề cho sự tăng trưởng tiếp trong

thời gian tới. Và trong thời gian tới dự đoán lượng khách hàng tìm đến với Chi nhánh sẽ tăng, khả năng về huy động và sử dụng vốn sẽ đa dạng phong phú hơn. Tuy nhiên đứng trước những cơ hội mới thì thách thức cũng không kém phần khó khăn, nguồn vốn huy động ngày càng khó, nhất là nguồn vốn trong dân cư do sự phát triển của các thị trường huy động vốn khác, mức chênh lệch giữa huy động và cho vay thấp, tạo nên sự không hiệu quả trong kinh doanh. Do đó để đạt được mục đích của mình, Chi nhánh cần những kế hoạch tổng quan và cụ thể, cần định hướng chính đúng cho sự phát triển của mình, từ đó có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, tạo nên những bước tiến xa hơn trong một tương lai gần.

-Về tổ chức hoạt động:

Công tác tổ chức hoạt động còn nhiều bất cập, do đó cần có những biện pháp tăng cường hoàn thiện bộ máy tổ chức, khâu quản lý phải làm tốt thì các hoạt động khác mới tốt lên được. Công tác tổ chức quản lý phải dựa trên những hướng dẫn từ TW áp dụng cho trường hợp cụ thể của Chi nhánh, việc áp dụng những điều này không được quá áp đặt, phải tùy vào điều kiện cụ thể để áp dụng. Trong một số trường hợp phải xin ý kiến chỉ đạo của TW về những công tác mà Chi nhánh không đủ sức tự quyết định hoặc việc quyết định không thuộc thẩm quyền.

Đào tạo cán bộ trẻ có năng lực là một nhiệm vụ mà Chi nhánh cần làm trong thời gian tới, nhất là đội ngũ các trưởng phòng ban. Để làm được điều này cần phải có thời gian và cần lên kế hoạch cụ thể, trong điều kiện cần thiết thì việc cử cán bộ đi tham gia các khóa học về quản lý là điều nên làm. Đồng thời với điều đó là khả năng học hỏi của cán bộ. Trong một số lĩnh vực, cần tham khảo các mô hình, các kinh nghiệm từ các Chi nhánh khác, tăng cường giao lưu giữa các Chi nhánh để đúc rút kinh nghiệm của nhau cũng là một phương án tốt. Để có đội ngũ cán bộ chủ chốt vừa trẻ vừa có năng lực thì việc đào tạo là cần thiết, tạo mọi điều kiện trong điều kiện cho phép để cán bộ nhân viên tiếp xúc vói cách quản lý tốt, khoa học, đạt hiệu quả cao nhất có thể. Tạo nên một môi trường làm việc thân thiện nhưng hiệu quả, mỗi nhân viên đều có thể đóng góp ý kiến của mình vào hoạt động quản lý của Chi nhánh.

-Về huy động vốn:

Huy động nguồn vốn tốt hơn, đặc biệt là từ các hộ gia đình. Nguồn tiết kiệm của gia đình là nguồn vốn lớn mà Chi nhánh cần hướng tới, cần có kế hoạch cụ thể để huy động nguồn vốn này tốt hơn.Trong số những chính sách mà Chi nhánh sẽ triển khai trong thời gian tới là chương trình “ Tiết kiệm dự thưởng”, trong đó mỗi cá nhân tiết kiệm khoản 10 triệu đồng sẽ được tham gia chương trình cào trúng thưởng, giá trị trúng thưởng lên cao, do đó thu hút được sự chú ý đông đảo của dân cư. Ngoài ra việc mở rộng thẻ tín dụng cũng là một phương pháp mà Chi nhánh đã và đang thực hiện, số lượng thẻ và các loại thẻ tăng dần. Mở rộng các dịch vụ thanh toán qua thẻ không những làm tăng nguồn thu phí dịch vụ mà việc huy động vốn qua thẻ cũng tốt hơn. Thực hiện chương trình khuyến mãi khi phát hành thẻ mới, tạo điều kiện hướng dẫn khách hàng sử dụng hiệu quả phát huy hết tính năng của thẻ cũng là kế hoạch của Chi nhánh.

Tập trung đẩy mạnh huy động vốn, nâng cao tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, thực hiện các chương trình tri ân khách hàng nhằm tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng.

-Về tín dụng và thẩm định:

Nâng cao chất lượng, công tác tín dụng, thẩm định dự án và tư vấn khách hàng nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay.

Sử dụng vốn hiệu quả, từng hạng mục cho vay phải đảm bảo, giảm thiểu khối lượng nợ xấu, tăng cường công tác thẩm định đồng thời theo dõi các khoản vay của khách hàng chặt chẽ, để tránh tình trạng cho vay không hiệu quả quá nhiều. Công tác tín dụng phải làm tốt từ khâu quan hệ khách hàng đến khâu giải ngân cho vay, quản lý khoản vay đúng mục đích. Chú trongj kiểm tra, giám sát sau giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích vay, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra với khoản vay. Tiếp tục đẩy mạnh xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ quá hạn, nợ tồn đọng từ những năm trước, cơ cấu lại dư nợ cho vay cho hợp lý.

Tăng cường thu nợ trung dài hạn, hạn chế cho vay các dự án không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, chỉ cho vay các dự án có hiệu quả cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, ưu tiên các dự án sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.

Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn, chắc chắn. Thường xuyên rà soát các khoản vay, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, phấn đấu mức chênh lệch lãi suất

là 2,2 đến 2,5%. Giữ vững và tăng trưởng tín dụng trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, mở rộng phục vụ cho vay đối với các khách hàng mới nhưng phải dựa trên khả năng về tài chính của khách hàng cao.

Nâng cao vai trò công tác thẩm định khi xét duyệt dự án cho vay, đối với các dự án có hiệu quả thấp, thời gian thu hồi vốn dài phải kiên quyết loại bỏ.

Mở rộng cho vay dưới nhiều hình thức như đồng tài trợ, cho vay trả gó, vay tín dụng và có các chính sách cho vay ngoại tệ hợp lý phù hợp với chính sách vĩ mô Nhà nước.

2.1.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2010:

Năm 2010, Chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên kết quả đạt được năm 2009 và với mục tiêu cân đối nguồn vốn giữa huy động và cho vay, tăng trưởng tín dụng nhằm phát huy hiệu quả của công tác huy động vốn.

2.1.1.2.1: Mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Khai thác nguồn vốn với cơ cấu hợp lý, bán sát lãi suất FTP để đảm bảo chênh lệch lãi suất đạt 3%, đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Tăng trưởng tín dụng ở mức cao, tích cực cho vay các DN ngoài quốc doanh có tài sản đảm bảo và tình hình tài chính lành mạnh, hạn chế cho vay xây lắp, tích cựu cho vay trung, dài hạn các dự án về điện lực, sắt thép, xây dựng. Bám sát giới hạn tín dụng và các chỉ tiêu cơ cấu đảm bảo hạn chế rủi ro trong cho vay.

Đẩy mạnh khai thác hiệu quả các hoạt động của ngân hàng hiện đại như dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, ATM, POS, Western Union,…

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và tái thẩm định, tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo cho vay đúng mục đích, an toàn, hiệu quả.

2.1.1.2.2: Mục tiêu phát triển khách hàng.

Giữ vững khách hàng hiện có, đẩy mạnh công tác tiếp thị, huy động vốn sang các khu dân cư, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, bất động sản, XNK,… cải thiện cơ cấu khách hàng và giảm lãi suất đầu vào.

Tích cực tìm kiếm các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có dự án sản xuất khả thi và tiềm năng phát triển.

Quảng bá thương hiệu Chi nhánh đến với khách hàng, thăm dò ý kiến của khách hàng, lấy ý kiến phản ánh về mức độ hà lòng của khách hàng.

Tăng cường mối quan hệ với khách hàng, tạo điều kiện kinh doanh thuận tiện và đạt lợi nhuận cao cho cả hai bên..

2.1.1.2.3. Một số chỉ tiêu tài chính.

1. Tổng tài sản: 4,242 tỷ, tăng trưởng 16%.

2. Huy động vốn cuối kỳ: 3.130 tỷ, tăng trưởng 15%. 3. Giới hạn tín dụng cao nhất: 2.300 tỷ, tăng trưởng 30%. 4. Thu dịch vụ ròng:72tỷ, tăng trưởng 63%.

5. Chênh lệch thu chi trước trích DPRR: 105tỷ.

6. Tỷ lệ nợ xấu: 2,5%.

7. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong dư nợ: 18%

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh thăng long (Trang 61 - 65)