Nói chung, BIDV Thăng Long đã sử dụng hầu hết các phương pháp thẩm định
phổ biến hiện nay tuy nhiên mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, do vậy cần thực hiện phương pháp này trong mối quan hệ với phương pháp khác.
- Về phương pháp phân tích độ nhạy dự án: Bằng phương pháp này, Ngân hàng tính toán được mức độ an toàn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, tuy nhiên các giả thiết đặt ra còn đơn giản và chưa phản ánh đúng mức độ biến động của thị trường. Trong một số trường hợp khi các yếu tố như tỷ giá, giá cả sản phẩm đầu vào, đầu ra thay đổi hay lạm phát xảy ra…Ngân hàng cần phải chú trọng phân tích hơn nữa vì trong thực tế điều này rất dễ xảy ra và mức ảnh hưởng đến dự án là rất lớn.
- Về phương pháp dự báo: Để có các kết quả dự báo về thị trường chính xác, Ngân hàng cần áp dụng triệt để phương pháp dự báo, tính toán một số khả năng có thể xảy ra trong tương lai. Song song với nó, cán bộ thẩm định cần dự đoán luôn một số rủi ro có thể xảy ra, từ đó có phương pháp hạn chế thấp nhất. Với mỗi lĩnh vực, ngành nhất định, có những loại rủi ro nhất định, do vậy, Ngân hàng nên xây dựng một danh mục các rủi ro có thể gặp phải và một số hướng giải quyết nhất định giúp cán bộ thẩm định dễ dàng hơn khi sử dụng phương pháp triệt tiêu rủi ro.
-Về phương pháp so sánh đối chiếu: Hiện nay, chỉ có một số ngành có các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính dự án được đưa ra làm cơ sở đối chiếu so sánh, hầu như các ngành vẫn không có được tiêu chuẩn, định mức được so sánh. Trong mỗi thời kỳ cụ thể, các chỉ tiêu này cần thay đổi cho phù hợp với thực tế và cần nhiều hơn nữa các chỉ tiêu để so sánh, tuy nhiên việc này hoàn toàn không dễ để thực hiện.
2.2.4. Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ thẩm định về thẩm định tài chính dự án