Trong đề tài lần này nhóm 4 sẽ tìmhiểu về làm sao để có một bộ trang phục phù hợp với bản thân mình, thời gian, địa điểm, …Qua đó có thể góp phần giúp mọi người tìm thấy cái đẹp trong tủ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CÁC YẾU TỐ LÀ CƠ SỞ ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT BỘ TRANG PHỤC ĐẸP NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TRANG PHỤC VÀ TRANG
SỨC NAM NỮ
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thu NgaThành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 5 năm 2016
Trang 2Mục lục
Lời nói đầu 2
I Lịch sử 2
1 Dấu ấn lịch sử trên trang phục 2
2 Trang phục truyền thống Việt: kết tinh của hơn 4000 năm lịch sử.6 II Các yếu tố là cơ sở để đánh giá một bộ trang phục đẹp 10
1 Trang phục nam – nữ 10
2 Trang phục và trang sức 11
3 Đồng phục và diện mạo 11
4 Diện mạo 12
5 Thời trang là văn hóa 13
III Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang phục, trang sức nam, nữ 14
1 Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang phục, trang sức nam 14
1.1 Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang phục nam 14
1.2 Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang sức nam 21
2 Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang phục, trang sức nữ 28
2.1 Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang phục nữ 28
2.2 Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang sức nữ 30
Tài liệu tham khảo 34
Trang 4Lời nói đầu
àng ngày, mỗi người chúng ta điều phải lựa chọn cho mình những trang phụcphục vụ cho hoạt động của mình như: đồng phục đến trường, đồng phục công
sở, trang phục dạo phố, đồ thể thao,… Có khi mất rất nhiều thời gian đứngtrước gương cho việc lựa chon trang phục rồi đặt ra những câu hỏi “đẹp không ta”,”hợpchưa nhĩ” Lựa chọn trang phục, trang sức nhìn có vẽ đang giản nhưng cho bao giờ là dễdang Phải chọn trang phục như thế nào khi phỏng vấn? Trang phục làm sao cho mìnhđẹp như không quá lố lăng trước đám đông? Trang sức làm sao cho tôn lên vẻ đẹp củamình? Qúa nhiều câu hỏi cho một vấn đề lựa chọn Trong đề tài lần này nhóm 4 sẽ tìmhiểu về làm sao để có một bộ trang phục phù hợp với bản thân mình, thời gian, địa điểm,
…Qua đó có thể góp phần giúp mọi người tìm thấy cái đẹp trong tủ đồ của mình Trongquá trình tìm hiểu không tránh khỏi những sai xót mong các cô, và mọi người góp ý
H
I Lịch sử
Thời trang Việt, đặc biệt là trang phục và phục sức của cha ông qua hơn 4000 năm vănhiến vẫn là một đề tài còn nhiều bỏ ngõ, bởi đến nay có rất ít công trình nghiên cứuchuyên sâu về chủ đề này Tuy nhiên, tham khảo những nghiên cứu sơ lược của các nhà
sử học, có thể khẳng định trang phục Việt từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triềuNguyễn luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử Nếu trang phục của tầng lớp quýtộc mang nhiều đường nét, hơi hướng của giai cấp phong kiến Trung Hoa, thì trang phụccủa người dân lao động lại thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo, là tinh hoa văn hóa dân tộc quahàng ngàn năm hình thành và phát triển đất nước
1 Dấu ấn lịch sử trên trang phục
Điểm qua các giai đoạn phát triển của lịch sử nước ta, sẽ thấy rất rõ mỗi giai đoạn đều cónhững dấu ấn về trang phục rất riêng và hàm chứa nhiều ngạc nhiên thú vị
Thời Hùng Vương: Khác với nhiều tranh ảnh, sách truyện thường minh họa trang phục
phổ biến thời này là nam cởi trần, đóng khố bằng lá cây, nữ mặc yếm và váy ngắn khá sơkhai, theo nhiều khảo sát có cơ sở khoa học vững chắc, các nhà nghiên cứu đã khẳng định
Trang 5ngay từ thời kỳ đầu mở nước, nghệ thuật dệt vải đã ở trình độ cao, với ít nhất hai loại vảidệt từ cây và sợi.
Những hoa văn trên mặt trống đồng hay hình khắc trên cán dao bằng đồng có từ thời kỳnày cho thấy phục trang Việt đã được định hình rất rõ nét Đây cũng chính là căn nguyêncho bản sắc văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt Nam hiện nay.Theo đó, cả trang phục nữ giới và nam giới đều đã được phân biệt rõ rệt, trong đó trangphục dành cho phái nữ phong phú và mang giá trị nghệ thuật hơn cả
Những hoa văn trên mặt trống đồng đã cho đời sau hình dung khá rõ nét về trang phục
dân tộc ngay từ những ngày đầu mở nước
Phụ nữ thời Hùng Vương thường mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào người, phíatrong mặc yếm kín ngực có cổ tròn sát cổ, trang trí thêm hình những tấm hạt gạo Cũng
có những loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và ngực hoặc kín ngực, hởmột phần vai và trên lưng Hai loại sau có thể là loại mặc chui đầu hay cài khuy bên trái.Trên áo đều có hoa văn trang trí Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấnngang bụng
Tiền thân của tà áo dài hiện đại và đặc trưng trang phục của người Việt là búi tóc, áo càibên tả (khác với Trung Hoa là vắt vạt áo bên hữu) cũng được xem là đã xuất hiện từ thời
kỳ này
Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê: Đến thời kỳ này, ngành dệt may đã có những bước phát triển
vượt bậc, với sự xuất hiện của hàng loạt các chất liệu vải khác nhau như vải bông thô, vảiđay, vải gai, vải cát bá loại mịn, lụa…, đặc biệt là các loại vải được dệt từ tơ tre, tơ chuối,trong đó loại vải dệt từ tơ chuối có tên gọi là vải Giao Chỉ rất nổi tiếng Đồng thời, nghệthuật thêu cũng ngày càng tinh tế, mang đến những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, nhưkhăn bông thêu rất đẹp được biết đến với tên gọi “Bạch Diệp”
Trang 6Cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm về cái đẹp, thẩm mỹ và thời trang cũngkhông ngừng tiến bộ Các loại trang sức ngày càng phong phú và đa dạng hơn trước, vớicác loại vòng tay, nhẫn, hoa tai, trâm… được chế tác hết sức tinh xảo bằng nhiều chấtliệu quý: vàng, bạc, hổ phách, thủy tinh….
Đây cũng là thời kỳ mà chế độ phong kiến đã bắt đầu bước vào giai đoạn ổn định, do đócác loại trang phục phân biệt từng tầng lớp giai cấp ngày càng hình thành rõ nét
Thời Lý: Là một trong những giai đoạn cực thịnh của triều đại phong kiến, vua thời Lý đã
ban hành những quy định về phục trang để phân biệt giữa các tầng lớp nhân dân và quanlại Nhà vua còn thể hiện tinh thần tự lập tự cường của dân tộc qua việc không dùng gấmvóc của triều Tống để may lễ phục mà sử dụng các chất liệu vải trong nước
Điểm nổi bật nhất trong trang phục thời này là sự phát triển sang một cấp độ mới của hoavăn trang trí, không còn là những hình ảnh đơn giản và thô sơ, các hoa văn hình xoắn,hình móc… được thêu tinh xảo trên trang phục, thể hiện sự giao hòa đầy ý nghĩa giữathiên nhiên và cuộc sống con người
Trang 7Tục nhuộm răng đen của ông bà ta đã xuất hiện rất phổ biến từ thời Trần
Thời Trần: Điểm nổi bật nhất trong triều đại nhà Trần chính là 3 lần đánh bại giặc xâm
lược Nguyên – Mông Do liên tiếp phải đối đầu với những kẻ thù hùng mạnh, nên tâm lýsẵn sàng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” luôn thường trực trong cuộc sống quân dânthời Trần, ảnh hưởng đến cả phục sức và quan niệm thẩm mỹ của cả dân tộc
Bên cạnh tập tục xăm lên mình hai chữ “Sát thát” đã trở thành huyền thoại, người dân Đại Việt còn xăm lên bụng những chữ “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc” vừa thể
hiện tinh thần báo đền ơn nước, vừa thể hiện quan điểm thẩm mỹ lúc bấy giờ Với phụ
nữ, trang phục thường là áo tứ thân, đàn ông thường để mình trần hoặc mặc áo tứ thân,quần mỏng bằng lụa thâm, màu sắc của hai giới cũng rất giản dị, thường là màu đen Tụcnhuộm răng đen bắt đầu phổ biến
Thực tế luôn phải đối đầu với giặc ngoại xâm đã không cho phép sự cầu kỳ trên phươngdiện thời trang, thế nên dễ hiểu vì sao giai đoạn này, trang sức và trang phục đều cực kỳđơn giản, phụ nữ không trang điểm diêm dúa, vua quan ăn mặc giản dị… Đáng quý nhất
là tinh thần độc lập tự chủ thể hiện trong việc nhà Trần không quy định màu sắc trangphục theo quan điểm Khổng giáo coi trọng chính sắc, mà vẫn dùng các màu gián sắc nhưmàu tía, màu hồng, biếc, lục… để may mặc cho quan các cấp
Thời Lê Mạc: Trang phục trong triều đại này đã rất gần với chiếc áo tứ thân, vấn khăn mỏ
quạ của phụ nữ làng quê Việt Nam vào thế kỷ 19-20, với sự xuất hiện của “mốt” để tócdài, vấn khăn, rẽ đường ngôi giữa, mặc áo dài tứ thân cổ tròn, thắt lưng buông dài trướcbụng, váy dài và rộng Thời trang hơn, phụ nữ quý tộc còn mang những dải xiêm nhiềumàu sắc rủ xuống chân, góp phần mang lại vẻ đẹp yểu điệu, thướt tha Trang sức cũngngày càng đa dạng hơn về kiểu dáng, màu sắc, với vòng tay tròn dẹt, hoa tai hình quảbầu, hình hoa sen hay khuyên tròn đẹp mắt
Thời Nguyễn: Đời sống xã hội trong thời kỳ này có ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục
của người dân Nếu như trang phục của tầng lớp thống trị ngày càng bị “pha tạp” theo lốiđua đòi cải cách nửa mùa, thì trong xã hội, những phục trang truyền thống như áo dài, áoyếm, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao… đã trở thành hơi thở và là kết tinh văn hóacủa cả dân tộc Trong khi chiếc yếm đào vượt khỏi chốn cung đình để cùng người phụ nữcần lao “dầm mưa dãi nắng” ngoài đồng ruộng, hay cùng áo tứ thân lượt là trong nhữngbuổi hội Lim, thì thời trang phương Tây với những chiếc váy xòe, những chiếc đầm cáchtân hiện đại cũng dần du nhập và được phụ nữ quý tộc trẻ ưa chuộng, trong đó Hoàng hậuNam Phương – vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, là người rấtthích mặc trang phục Tây phương và mặc rất đẹp
Trang 8Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại vốn là một trí thức Tây học, từng ba năm liềnđoạt giải hoa hậu Đông Dương, nên dễ hiểu vì sao bà lại thu hút mọi ánh nhìn ngưỡng mộkhi khoác lên mình những bộ váy trang nhã và sang trọng (hình a,b).
2 Trang phục truyền thống Việt: kết tinh của hơn 4000 năm lịch sử
Trang 9Nét duyên dáng, quyến rũ của các cô gái xứ Bắc với yếm đào, áo tứ thân hay khăn mỏ quạ đã khiến bao chàng trai xao xuyến, thẫn thờ
Yếm đào, áo tứ thân: Mặc dù yếm đào đã xuất hiện từ xa xưa, nhưng đến thế kỷ 19 dưới
triều Nguyễn, chiếc yếm mới trở thành một trong những loại “quốc phục” được cả dântộc nâng niu, trân trọng Chiếc yếm chính là hiện thân đầy quyến rũ, gợi cảm của nét đẹpphụ nữ Việt Nam Có nhiều loại yếm như yếm cô viên cổ tròn, yếm cổ xẻ hình chữ V,yếm cổ cánh nhạn, yếm cổ xây… Đặc biệt là loại yếm “đeo bùa” là một “vũ khí lợi hại”mang đến nhiều vấn vương cho người đối diện bởi mùi xạ hương thoang thoảng đượcgiấu bên trong yếm Vào những ngày lễ tết, chiếc yếm màu sắc giản dị nâu non, trắng…được thay bằng các màu sắc rực rỡ, tươi sáng như yếm điều màu đỏ, yếm đào, yếm thắm.Cùng với chiếc yếm đào là tà áo tứ thân tha thướt và duyên dáng Chiếc áo tứ thân ra đời
do kỹ thuật dệt vải ngày xưa còn thô sơ nên hàng vải dệt ra có khổ hẹp, chừng 40 cm,muốn may thành áo phải ráp bốn mảnh thân lại với nhau Chiếc áo tứ thân còn gọi là áoGiao Lãnh xưa – tức là loại áo khi mặc hai thân trước giao nhau mà không buộc lại, sau
vì phải làm việc đồng áng, buôn bán… nên các mẹ, các chị “cải biên” lại thành áo tứ thâncho tiện lợi
Có nhiều loại áo tứ thân, nhưng thường người ta hay bắt gặp loại áo tứ thân buông tà haythắt vạt trên đồng, trên nương hay họp chợ…, còn loại áo mớ ba, mớ bảy thường đượcchị em ưu ái chọn để làm duyên trong các dịp hội hè, đình đám Áo tứ thân mang nhiều ýnghĩa sâu sắc về nhân sinh quan và tình cảm con người, với bốn thân áo tượng trưng cho
tứ thân phụ mẫu, hai tà trước buộc lại với nhau tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng âu
Trang 10yếm, khắng khít bên nhau Áo thường được may bằng các chất liệu như vải chúc bâu,diêm bâu, dôi, vải rồng Nam Định, vải the, lụa, nhiễu….
Khăn mỏ quạ, nón quai thao: Đi liền với chiếc áo tứ thân luôn là hình ảnh của mái tóc
đuôi gà, vấn khăn mỏ quạ và nón quai thao Để vấn khăn mỏ quạ đẹp cần phải có sự khéoléo và khiếu thẩm mỹ cao Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa và hợp với khuôn mặt, bởinếu chít cao quá thì khuôn mặt trông có vẻ điêu ngoa, còn để mỏ quạ thấp quá làm khuônmặt tối tăm Khăn mỏ quạ chít khéo sẽ khum khum và ôm lấy khuôn mặt người con gái,làm cho khuôn mặt trắng hồng nổi bật trên nền đen của khuôn khăn, giống như một búpsen hồng làm ngây ngất lòng người khác phái
Đội trên chiếc khăn mỏ quạ là chiếc nón quai thao Đây là loại nón mắc tiền, đẹp và sangtrọng, thường chỉ dùng vào dịp lễ tết, đình đám Có ba loại nón quai thao: nón Đấu là loạinhỏ nhất, sườn thành thấp nhất; Nón Nhỡ, còn gọi là nón Ngang, lớn hơn nón Đấu, giản
dị hơn nón Mười và nón Mười, còn gọi là nón ba tầm, có vành rộng, sườn nón cao hơnhết Chiếc nón quai thao từ lâu đã góp phần mang đến vẻ đẹp dịu dàng đầy nữ tính cho
chị em phụ nữ, đúng như câu ca dao “Ai làm chiếc nón quai thao; Để cho anh thấy cô
nào cũng xinh”.
Trang 11Hình ảnh thiếu nữ duyên dáng trong chiếc áo dài đã trở thành niềm cảm hứng muôn thuở cho rất nhiều tác phẩm thi ca, hội họa
Trang 12Áo dài: Nhắc đến trang phục truyền thống Việt Nam, chắc chắn phải đề cập đến áo dài,
vốn đã trở thành “quốc phục” tượng trưng cho tinh hoa dân tộc Chiếc áo dài có tuổi đờirất lâu năm, ngay trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn người ta đã tìm thấy hìnhảnh của chiếc áo dài tha thướt Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai BàTrưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưatránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân
Đến thế kỷ 19,20, áo dài bắt đầu trở thành thứ trang phục không thể thiếu trong đời sống
xã hội Việt, từ các bà hoàng, công chúa trong hoàng cung với các kiểu áo dài được maytrang trọng, quý phái bằng chất liệu gấm, thêu chỉ vàng… đến các bà, các cô vận áo dàiđến trường, đến công sở, ra chợ, dạo phố Một thời gian dài trong thế kỷ 19-20, áo dài đãtrở thành một loại thường phục được nam phụ lão ấu trên đất Việt yêu chuộng Trải quanhiều biến động lịch sử, cùng với sự du nhập của khuynh hướng thời trang phương Tây,
áo dài đã có nhiều cải tiến theo từng trào lưu nhất định Tuy nhiên, dù ở bất kỳ trào lưucải cách nào, từ áo dài Le Mur, áo may dạng chít eo hay cổ thuyền theo “mốt” Trần LệXuân đến các loại áo dài vạt dài sát đất như hiện nay, áo dài vẫn chứng tỏ khả năng bấtbiến mà không phải loại trang phục nào cũng làm được: đó là tôn lên vóc dáng và nét đẹpquyến rũ dịu dàng cho người phụ nữ
Như vậy, qua hàng ngàn năm văn hiến, cùng với sự biến động của lịch sử, đặc trưng trangphục dân tộc qua từng thời kỳ cũng có nhiều thay đổi Tuy nhiên, vượt qua mưu đồ đồnghóa của quân xâm lược Trung Hoa, trang phục Việt nói riêng và nền văn hóa Việt Namnói chung vẫn giữ được những nét đẹp riêng độc đáo, trong đó không thể không kể đếnnhững tinh hoa văn hóa kết tinh trên những bộ “quốc phục” mang đậm nét thẩm mỹ vàứng dụng cao như vừa nêu trên
II Các yếu tố là cơ sở để đánh giá một bộ trang phục đẹp
Trang 13Chính vì vậy khi một mẫu mốt trang phục nào đó xuất hiện, được nhiều người cho
là mới, là đẹp, thì không có nghĩa là đẹp cho bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào và mọi người ai mặc cũng đẹp, cũng phù hợp.
2 Trang phục và trang sức
Mỗi người khi đi mua sắm cho mình một bộ trang phục mới cần suy nghĩ nó
có thể kết hợp với trang phục nào của mình trước đó.Vì trang phục đẹp cần có sự hài hòa, ẩn ý giữa chúng với nhau trong một tổng thể của nó Với nguồn tài chính
có hạn, ta phải cân nhắc và có sự lụa chọn phù hợp.
Ví dụ: Đi giày thể thao, đeo túi qua vai không thể đi với bộ đồ bà ba.Mặc veston tối kỵ đi dép dù là dép có quai sau, cần phải đi với giày màu thẫm.
Cái nhìn đầu tiên và lâu nhất là nhìn vào khuôn mặt.Vậy nên, cổ và ngực là rất quan trọng.Cổ áo, ve áo rất quan trọng trong trang phục.Đối với nữ, quan trọng là
cổ và ve áo.Đối với nam giới quan trọng là ngực và ve áo.
Trước khi đi giao tiếp lần đầu hãy tham khảo lời khuyên của người có kinh nghiệm về việc phục sức Nếu bản thân còn nghi ngại thì tốt nhất là ăn vận giản dị, nhưng gọn gàng, sách sẽ Vì ăn mặc phổ thông nhưng gọn gàng sạch sẽ luôn hay hơn cách ăn mặc cầu kỳ nhưng lạc lõng và tạo ra tò mò không đáng có của mọi người.
Quần áo đi xa nên chọn vải ít nhăn, phòng khi đến nơi chưa kịp ủi.Nên chọn những quần áo, trang sức sao cho chúng phối hợp được với nhau về màu sắc, chất liệu.Như vậy sẽ giảm khối lượng quần áo phải mang đi.
Trang phục nam giới không cầu kỳ, diêm dúa mà có phần cứng cáp chững chạc hơn trang phục nữ giới.Lịch sự mà phổ thông hiện nay của nam giới vẫn là quần
âu, áo sơ mi, giày hay dép có quai sau.Bộ comple, veston thường được ghi nhận là lịch sự, trọng thị trong môi trường công sở, các nghi lễ ngoại giao và các hoạt động quan trọng khác Chú ý là trong môi trường cổ điển, trang trọng comple hay veston nên mặc màu sẫm, còn trong môi trường khác có thể dùng những màu sáng sủa hơn.
3 Đồng phục và diện mạo
Đồng phục là một loại trang phục đặc biệt mang tính chuyên dùng dành cho một nhóm người và chỉ sử dụng trong khi làm việc.Mặc đồng phục khi làm việc (về hình thức) là thể hiện tính nền nếp, quy củ, thống nhất và nghiêm túc của mỗi
cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi nhóm người.
Nếu như một bộ trang phục đẹp phụ thuộc và năm yếu tố (nước da, dáng vóc, tính cách, lứa tuổi và môi trường tiếp xúc) thì một bộ đồng phục đúng nghĩa của nó phải đảm bảo tính đồng nhất: Đồng nhất về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng và đặc biệt phải phù hợp với tính chất công việc của người sử dụng nó.
Trang 14Như vậy, mỗi loại công việc sẽ có một loại đồng phục riêng Trong một nhóm người làm việc cụ thể phải có cùng một loại đồng phục như nhau, nưng đồng phục của nhóm công việc này, ở đơn vị này không nhất thiết phải giống đồng phục của nhóm công việc đó ở đơn vị khác (nhất là trong các doanh nghiệp du lịch).
Đồng phục là một phần quan trọng tạo nên diện mạo con người khi làm việc Và
nó là yếu tố ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu cho các chủ thể trong giây phút đầu gặp gỡ.
Thông qua bộ đồng phục của đội ngũ dưới quyền, bước dầu người khách có thể đánh giá được chủ nhân của nó là người thế nào, cộng đồng ở đơn vị đó làm việc
ra sao Do vậy, để tạo ấn tượng tốt cho đối tượng tiếp xúc mọi người khi đến cơ quan làm việc và trước khi vào công việc của mình cần hết sức lưu tâm đến việc chỉnh trang bộ đồng phục cá nhân Bởi chính nó là một phần bộ mặt của cơ quan, đơn vị nơi bạn làm việc.
Hiện nay việc sử dụng đồng phục trong các công sở thuộc mọi lĩnh vực đều đượcc
ác tổ chức quan tâm chú ý Việc sử dụng đồng phục khi làm việc đã tạo ra được tính thống nhất, nền nếp và nghiêm túc trong cơ quan doanh nghiệp.Nhờ đó, đã tạo
ra được ấn tượng tốt đẹp cho mọi người trong khi giao tiếp công vụ Hơn thế nữa, đồng phục của một cơ quan, doanh nhiệp còn là công cụ quảng cáo hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh.
4 Diện mạo
Diện mạo chính là dáng vẻ bên ngoài (tác phong, thái độ, trang phục, đồng phục ) của một con người Các thành viên trong doanh nghiệp cần tạo ra được diện mạo khỏe khoắn, chững chạc, tươi tắn, lịch sự và vệ sinh trong hoạt động giao tiếp kinh doanh.
Thông qua phong cách, diện mạo và sự phuc vụ của người lãnh đạo hoặc nhân viên, khách hàng có thể đánh giá được tính nền nếp, quy củ và khả năng tổ chức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Từ đó tạo ra được niềm tin bước đầu cảu khách hàng đối với người phục vụ nói riêng và doanh nghiệp noi chung Đây chỉ là ấn tượng ban đầu, nhưng đóng vai trò vô cùng quang trọng trong việc quyết đinh hay
từ chối việc mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Diện mạo người phục vụ ảnh hưởng rất lớn tới ấn tượng ban đầu của khách hàng Hãy lưu tâm chú ý đến diện mạo, nếu muốn gây được thiện cảm với họ ngay từ
giây phút ban đầu.Bởi vì “Diện mạo khi gặp mặt, tấm lòng lúc chia tay”.
Xã hội càng văn minh, con người càng hiện đại thì những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người ngày càng được nâng cao Bên cạnh những đòi hỏi về chất lượng trong giáo dục, trong ẩm thực hay sự nhẹ nhàng trong công việc thì một trong những yêu cầu thiết yếu mà con người ngày nay ở mọi giới, mọi lứa tuổi đều
Trang 15quan tâm đó chính là nhu cầu về thời trang, hay nói cách khác chính là nhu cầu làm đẹp cho bản thân.
Có lẽ vì vậy mà ngày nay, thời trang chính là một trong những vấn đề được mọi người, đặc biệt là giới trẻ lấy làm mối quan tâm hàng đầu khi thực hiện bất kì một cuộc giao tiếp nào trong xã hội Từ môi trường học đường đến nơi công sở, từ nơi vui chơi giải trí đến những buổi dạ tiệc sang trọng…đâu đâu các bạn cũng muốn mình được nổi bật và đẹp hơn nhờ các bộ trang phục thời trang nhất Chính điều đó
đã tạo ra “cơn lốc” trong lĩnh vực thời trang hiện nay, khiến cho không ít các bạn trẻ có xu hướng ngày càng đổi mới trong việc lựa chọn trang phục cho bản thân trong cuộc sống Cùng theo đó là một quan niệm mới về cái đẹp trong trang phục Nói riêng ở Việt Nam, cách riêng hơn là trong giới trí thức sinh viên hiện nay, không ít các bạn khi được hỏi “quan niệm của cá nhân về trang phục đẹp hiện nay”
đã cho rằng: đẹp, lịch sự, sang trọng không thể tách rời với những bộ cánh thật đen, thật đắc tiền… Từ đó mà hình thành nên những sở thích riêng trong thời trang.Một trong những vấn đề làm các bậc phụ huynh quan tâm ngày nay đó chính
mô-là hiện tượng “ngắn hóa” trong trang phục của các bạn trẻ.Nữ sinh thì đòi diện những bộ váy thật ngắn khi đến trường.Nam sinh thì đòi mặc quần lửng khi đi học Sinh viên cũng không còn thích bị “gò bó” trong những bộ đồng phục do trường quy định mà họ muốn ngày càng tự khẳng định cá tính của mình hơn qua cách ăn mặc Theo các bạn thì đó cũng chính là một trong những tiêu chí trong việc xây dựng một trường học dân chủ, tôn trọng cá nhân sinh viên !Ngoài ra, người ta cũng nhìn thấy trang phục dạo phố của các bạn trẻ ngày nay chính là những bộ cánh hở
cả lưng, thật lòe loẹt, và quan trọng là không “đụng hàng”.Mặc những chiếc áo đã
ra đời cách đây một năm sẽ được các bạn liệt vào nhóm người “thích sưu tầm đồ cổ” Mặc những bộ cánh kín đáo sẽ được giới trẻ ghép cho vào nhóm “con ngoan trò giỏi”….
5 Thời trang là văn hóa
Thật ra, nhu cầu đổi mới trong thời trang là một nhu cầu tất yếu và cần thiết,
nó càng giúp con người ngày nay dễ dàng định vị và hòa nhập nhanh chóng với nền văn minh thế giới.Làm sao để thời trang có thể hài hòa với môi trường sống, với công việc và cá nhân của từng người, từng quốc gia dân tộc chính là điều mà con người ngày nay quan tâm khi nhắc đến thời trang Thế nhưng, hòa nhập cũng không có nghĩa là con người được phép quên đi những vấn đề về văn hóa, nó là tiêu chí quan trọng khẳng định sự hiện hữu của quốc gia trên bản đồ thế giới Vì thế, vấn đề thời trang ngày nay đang cần được các bạn trẻ nhìn nhận lại Theo tôi,
ăn mặc đẹp, hợp thời trang chính là mặc những trang phục phù hợp với cộng đồng, với thời đại và hài hòa với cá nhân.
Trang 16Ông bà ta thường nói “ăn cho mình, mặc cho người” là vì vậy, nghĩa là việc mặc
như thế nào cho đẹp không chỉ là sở thích tuyệt đối của mỗi cá nhân mà quan trọng
là phải phù hợp với hoàn cảnh, với công việc và với cả vóc người của mỗi cá nhân nữa Hay nói cách khác, đẹp trong trang phục chính là sự kết hợp của hai yếu tố hợp lí và hài hòa.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng.Trang phục chính là một trong những tiếng nói thể hiện nét văn hóa riêng cộng đồng dân cư ấy Vậy thì Việt Nam chúng ta, một trong những nước vẫn thường tự hào là có bề dày văn hóa trong khu vực thì tiếng nói văn hóa của chúng ta thể hiện trong trang phục phải như thế nào để nổi trội và không trộn lẫn với những nền văn hóa khác trong thời buổi hội nhập hiện nay ! Thiết nghĩ, phù hợp với văn hóa dân tộc chính là sự cách tân trên cơ sở kế thừa và phát triển cái đẹp truyền thống Theo đó, trong thời đại giao lưu hội nhập ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể chọn lọc các loại trang phục của các dân tộc bạn và sử dụng có sáng tạo như veston, các kiểu váy nơi công sở
…
Nhưng điều quan trọng nhất là trang phục phải hài hòa với hình thể, nghề nghiệp của mỗi cá nhân Phải chăng cùng với vẻ đẹp hình thức chúng ta còn cần phải chăm sóc đến vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn ? Nếu không thì cái y phục hình thức kia sẽ trở nên lòe loẹt, kệch cỡm hơn thôi Rõ ràng đúng như câu nói của ông
bà ta vẫn thường dạy “y phục xứng kì đức” là vậy !
Thế mới biết, trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng nó có những qui tắc ngầm cần phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội Vậy, theo tôi, trang phục đẹp chính là trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức và hợp môi trường.
III Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang phục, trang sức nam, nữ
1 Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang phục, trang sức nam
1.1 Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang phục nam
Trang phục sẽ tôn lên vóc dáng con người, vì vậy, quan trọng hơn cả là bạn phải chọnđược trang phục phù hợp với form người mình
Với nam giới thường không quan tâm tới số đo hay size áo chuẩn, thông thường họ theoquan điểm thử đồ nào vừa thì sẽ chọn size đấy Tuy nhiên, để sở hữu những bộ trangphục chuẩn form thì những thông số sau đây sẽ giúp cánh mày râu có thể chọn đượcnhững chiếc áo vừa in và hơn nữa sẽ không bị lung túng khi mua hàng online
Trang 17Khi nhìn vào bảng này, các bạn hãy logic 1 chút nhé Đừng máy móc và áp đặt quá Vídụ: bạn là nam, cao 1m78, nhưng chỉ nặng 50 kg Tức là chiều cao fải là size L trở lên vàcân nặng lại thuộc size S Khi đó bạn nên lựa chọn theo chiều cao, tức là mặc áo size L.
Vì mặc áo vừa chiều dài như thế tốt hơn là mặc áo vừa người nhưng lại quá ngắn? Khi
đó, nếu các bạn muốn sửa hay muốn bóp vào 1 chút thì cũng có thể mang ra ngoài hiệumay, bóp vào tuỳ theo ý muốn của mình Rõ ràng là áo rộng thì có thể sửa nhỏ lại được,còn áo nhỏ thì không thể sửa to ra được
1.1.1 Xác định size áo cho bạn :
Cách 1:Dựa vào chiều cao và cân nặng
Giả sử các bạn lưỡng lự giữa 2 size áo thì tốt nhất các bạn nên chọn size lớn
Cách 2:Dựa theo số đo cơ thể
Xác định size quần theo vòng bụng hoặc chiều cao
Trang 181.1.2 Tham khảo cách chọn áo sơmi nam
Áo sơmi là trang phục lịch sự, trang nhã, luôn đem lại phong cách thanh lịch cho namgiới Tuy được sử dụng rộng rãi nhưng việc lựa chọn áo sơmi sao cho phù hợp với mỗingười thì không phải là chuyện nhỏ
Sau đây là các gợi ý về cách lựa chọn áo sơmi:
Chất lượng:
Chất lượng được thể hiện qua chất liệu vải, đường khâu mũi chỉ và những chiếc khuyđính trên áo Măng-séc và cổ áo cũng có thể nói cho bạn biết áo sơ mi xịn hay không,măng-sec phải đủ cứng, phẳng, không bị những vết phồng rộp
Chiếc áo sơmi vừa vặn phải có cổ ôm sát Bạn có thể thử bằng cách đút ngón cái củamình vào bên trong cổ áo, nếu nó không làm bạn nghẹt thở thì được xem là vừa
Độ rộng - dài của áo:
Một chiếc áo sơmi được coi là đẹp khi nó ôm vừa vai và lưng của người mặc Thêm nữa,hai bên nách phải thật thoải mái, khi ưỡn người ra phía trước hay phía sau đều không cảmthấy bị kích, chật Chiếc áo sẽ rất chật nếu bạn có cảm giác bức bí đằng sau lưng
Nếu bạn có ý định bỏ áo vào quần thì hãy chắc chắn là nó đủ dài để cho dù bạn có vậnđộng cả ngày thì những vạt áo cũng không bị lòi ra ngoài Nếu có ý định bỏ áo ngoàiquần thì độ dài không làm cho bạn ngắn thun lủn hay lùn tịt đi