Những điều cần lưu ý khi sử dụng Oresol Khi bị tiêu chảy, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải bù nước và các chất điện giải: các chất natri (Na), kali (K) và glucose bị mất đi do tiêu chảy. Biện pháp bù này còn được dùng trong các trường hợp sốt, nôn mửa, lao động nặng và vận động viên điền kinh. Bù kịp thời giúp cơ thể nhanh chóng lập lại cân bằng và tăng khả năng tự chống đỡ với bệnh tật. Bù nước bằng đường uống được sử dụng rộng rãi, an toàn và có hiệu quả cho mọi bệnh nhân (trừ trường hợp do nôn nhiều hay hôn mê không uống được). Chi khi nào bệnh nhân bị mất nước quá nặng mới dùng đường tiêm tĩnh mạch. Cần phân biệt rõ các trườnng hợp nặng, nhẹ để xử lý điều trị ở nhà hay chuyển đi bệnh viện. Được xem là nhẹ khi người bệnh đi ngoài khoảng 4 lần, không nôn, không khát nước, đi tiểu bình thường. Khi đi ngoài 4 – 10 lần, có nôn vài lần, ít nước tiểu, toàn trạng mệt, mắt trũng, môi khô, nhịp thở nhanh, xếp loại mất nước vừa. Những người đi ngoài trên 10 lần, rất khát, đi tiểu rất ít hoặc vô niệu, thể trạng li bì, mắt trũng, môi khô nẻ, đó là trường hợp mất nước nặng. Lúc này phải chuyển ngay đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Đối với trẻ em, lượng nước bù không hạn chế, trẻ đang bú mẹ ngoài việc bù nước vẫn cho trẻ bú như thường. Lượng bù dịch thông thường từ 40 - 50 ml/kg sau đó duy trì liều 150ml/kg/24giờ. Nếu không có Oresol có thể dùng nước cháo thêm muối (50g gạo đun nhừ thêm khoảng 4g muối cho 1 lít nước cháo). Có thể cho thêm một lượng nhỏ nước hoa quả hoặc chuối. Cần lưu ý lượng kali rất cần cho hoạt động của tim, nếu không có muối sẽ làm giảm lượng natri trong máu. Vai trò glucose rất cần thiết giúp cho vận chuyển nước và muối khoáng qua màng tế bào, hạn chế việc mất các chất điện giải, thải trừ theo phân. Dùng tinh bột gạo tốt hơn là dùng glucose. Gói Oresol thường bán ở các nhà thuốc được sản xuất theo công thức của UNICEF. Ngoài ra, còn có nhiều công thức mang tên thương mại khác nhau. Gói Oresol của UNICEF chứa 27,9g thuốc để pha vào 1 lít nước sôi để nguội. Gói bột Eletrolade 5g pha vào 200ml nước nguội. Viên nén Hydrit (Wesmont) 1 viên pha vào 200ml nước nguội, viên nén sủi bọt Dioralyte 2,7g pha 1 viên vào 100ml (dùng cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi), gói bột Dioralyte relief 7,3g pha vào 200ml nước nguội. Trên thị trường dược phẩm, có bán loại Oresol II có hương cam, trọng lượng 5,63g/gói, theo công thức của WHO/UNICEF có áp suất thẩm thấu gần như huyết tương, nồng độ glucose, natri, kali đủ để bù đắp thiếu hụt natri, kali cho tiêu chảy hay nôn mửa. Oresol II được hướng dẫn pha vào 200ml nước. Lưu ý khi dùng Oresol Hòa tan gói bột hoặc viên thuốc theo đúng chỉ dẫn từng loại thuốc. Nếu pha đặc hơn sẽ gây tiêu chảy do thẩm thấu, nếu pha loãng hơn sẽ làm giảm tính hấp thu của hệ thống vận chuyển glucose - natri. Lượng bù dịch tùy theo tình hình bệnh: o Mất nước nhẹ: bắt đầu uống 50ml/kg trong 4 – 6 giờ. o Mất nước vừa: bắt đầu uống 100ml/kg trong 4 – 6 giờ. Với trẻ nhỏ uống từng thìa, uống chậm, uống nhiều lần: Trong 4 giờ đầu: o Dưới 5kg uống 200 – 400ml. o 5 – 7,9kg uống 400 – 600ml. o 8 – 10,9kg uống 600 – 800ml. o 11 – 15,9kg uống 800 – 1.200ml. o 16 – 29,9kg uống 1.200 – 2.200ml. Thuốc dùng an toàn cho người mang thai và cho con bú. Thận trọng: Người bị suy tim, sung huyết, suy thận nặng, sơ gan. Chống chỉ định Vô niệu hoặc giảm niệu. Nôn nhiều kéo dài. Tắc ruột, thủng ruột, liệt ruột. Bảo quản Thuốc bột, gói, viên ở nhiệt độ 30 độ C Thuốc đã pha phải bảo quản trong tủ lạnh không quá 24giờ. . Những điều cần lưu ý khi sử dụng Oresol Khi bị tiêu chảy, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải bù nước và các. không có Oresol có thể dùng nước cháo thêm muối (50g gạo đun nhừ thêm khoảng 4g muối cho 1 lít nước cháo). Có thể cho thêm một lượng nhỏ nước hoa quả hoặc chuối. Cần lưu ý lượng kali rất cần cho. kali đủ để bù đắp thiếu hụt natri, kali cho tiêu chảy hay nôn mửa. Oresol II được hướng dẫn pha vào 200ml nước. Lưu ý khi dùng Oresol Hòa tan gói bột hoặc viên thuốc theo đúng chỉ dẫn từng