DUỢC VỊ - BÀNG ĐẠI HẢI Tên thuốc: Semen Sterculiae Lychnopherae Tên khoa học: Sterculia Lych nophera Hance Tên Việt Nam: Trái Lười Ươi. Bộ phận dùng: Quả. Tính vị: Vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Phế và Đại trường. Tác dụng: Thanh nhiệt ở phế, trừ khí ở phế, nhuận tràng. Chủ trị: Trị táo bón, khan tiếng, mất tiếng, ho khạc không ra đờm, họng sưng đỏ. - Nhiệt tích tụ ở Phế biểu hiện như đau họng, thô giọng, ho có đờm màu vàng dày và dính và đờm khó khạc: Dùng Bàng đại hải với Cát cánh, Thuyền thoái, Bạc hà và Cam thảo, có thể dùng riêng hoặc hãm như chè. - Táo bón do tích nhiệt: Dùng Bàng đại hải dưới dạng hãm hoặc phối hợp với các dược liệu nhuận tràng khác. Liều dùng: 3-5g (Liều dạng bột giảm đi một nửa). Chế biến: thu hái từ tháng 4 đến tháng 6 sau khi quả chín. Phơi khô dùng. BÁCH BỘ Tên thuốc: Radix Stemonae. Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour Họ Bách Bộ (Stemonaceae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ béo chắc, ít ngọt, đắng nhiều, mùi thơm mát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hơi ôn. Quy kinh: Vào kinh Phế. Tác dụng: ôn Phế, sát trùng. Chủ trị: - Dùng sống: trị lở ghẻ, giun sán. - Dùng chín: trị ho hàn, ho lao. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g, có thể đến 30 - 40g Cách bào chế: Theo Trung Y: Lấy rễ Bách bộ rửa sạch bỏ vỏ, tước nhỏ, bỏ lõi, phơi trong râm cho khô (Lôi Công Bào Chích Luận). Tẩm rượu một đêm, sấy khô. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, thái mỏng, phơi khô (dùng sống). Tẩm mật một đêm rồi sao vàng (dùng chín). Rễ nấu thành cao lỏng (1ml = 5 hay 10g dược liệu). Bảo quản: đậy kín để nơi khô ráo, thoáng gió vì dễ bị mốc. Nếu bị mốc, rửa sạch bằng nước lã, phơi hoặc sấy cho khô. Kiêng ky: Tỳ Vị hư nhược không nên dùng. . DUỢC VỊ - BÀNG ĐẠI HẢI Tên thuốc: Semen Sterculiae Lychnopherae Tên khoa học: Sterculia Lych nophera Hance Tên Việt Nam: Trái Lười Ươi. Bộ phận dùng: Quả. Tính vị: Vị ngọt,. dính và đờm khó khạc: Dùng Bàng đại hải với Cát cánh, Thuyền thoái, Bạc hà và Cam thảo, có thể dùng riêng hoặc hãm như chè. - Táo bón do tích nhiệt: Dùng Bàng đại hải dưới dạng hãm hoặc phối. đỏ hay nâu sẫm là tốt. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hơi ôn. Quy kinh: Vào kinh Phế. Tác dụng: ôn Phế, sát trùng. Chủ trị: - Dùng sống: trị lở ghẻ, giun sán. - Dùng chín: trị ho hàn, ho lao.