1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật canh tác rau trong mùa mưa potx

6 197 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 160,11 KB

Nội dung

Kỹ thuật canh tác rau trong mùa mưa Đối với kỹ thuật canh tác mùa mưa có những khác biệt so với mùa khô. Trước hết, đối với đặc tính của cây rau nói chung là nhóm cây trồng sử dụng nước tưới nhiều. Nhưng nếu trong trường hợp ngập nước, úng nước thì cây rau nói chung lại khó phát triển, bộ rễ bị thối và cây sẽ chết. Do đó việc canh tác rau trong mùa mưa, người trồng cần chú ý chọn ruộng có địa hình cao ráo có khả năng tiêu thoát nước tốt. Đối với chân ruộng thấp trước hết phải tiến hành làm luống cao, có rãnh thoát nước tốt. Xung quanh cần củng cố bờ bao vững chắc và trang bị máy bơm để phòng chống lại các trường hợp mưa lớn, gây ngập úng tạm thời. Đối với những loại rau: như cải bắp, khổ qua, dưa leo, ớt, đậu đũa, côve…biện pháp sử dụng màng phủ công nghiệp là giải pháp tối ưu. Vì, như vậy sẽ kiểm soát được độ ẩm trong đất. Mùa mưa lượng nước mưa không trực tiếp rơi xuống mặt luống nên bộ rễ không bị úng nước do thiếu Oxy, mặt luống không bị trơ mòn làm trơ rễ. Đất tơi xốp suốt vụ giúp duy trì độ ẩm ổn định suốt mùa vụ, bộ rễ rau lan tỏa khắp liếp. Sử dụng màng phủ công nghiệp còn giảm tối đa công làm cỏ. Cây trồng có lá già không trực tiếp tiếp xúc với mặt đất nên làm giảm được nguồn nấm gây bệnh lây lan từ đất. Một số côn trùng do ảnh hưởng của màng phủ nên không có chổ trú ẩn, khả năng gây hại giảm: như bù lạch, rầy mềm trên dưa hấu, sâu ăn tạp. Từ đó giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật phải phun xịt. Khi bón phân vào ruộng rau có màng phủ sẽ giảm sự rửa trôi phân bón, đặc biệt giảm bốc hơi và rửa trôi phân đạm bón vào. Đối với nhóm rau ăn lá thì nên trồng trong nhà lưới. Nhà lưới sẽ làm giảm tối đa tác hại của mưa rơi trực tiếp xuống bộ lá, không làm rách lá hoặc làm đất bắn lên gây rách và thủng lá. Giảm được sự truyền bệnh do xây xát. Sử dụng lưới màu trắng. Có thể che phủ lưới trên luống hoặc làm nhà lưới. Vào mùa mưa cần lưu ý biện pháp phòng trị bệnh thối nhũn (do vi khuẩn gây ra) trên nhóm cây họ thập tự. Do đó, cần tăng cường phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học. Đặc biệt lưu ý là phải giảm lượng phân đạm bón vào, cân đối bổ sung thêm phân lân và kali. Khi chăm sóc tránh làm xây xát cây. Nhặt bỏ lá già, nhổ bỏ cây bệnh nặng rồi rắc vôi vào gốc. Phun ngừa bằng thuốc gốc đồng và kháng sinh: Kasugamycin, Streptomycin. Bệnh gỉ trắng trên rau muống cũng xuất hiện khi mưa nhiều, độ ẩm cao sẽ phát sinh bệnh. Do loại nấm Albugo ipomoea. Bệnh phát sinh trên lá lúc đầu là những vết nhỏ, sau lớn lên làm cho lá co lại. Lá sẽ bị vàng và rụng héo. Khi bệnh mới phát sinh sử dụng thuốc trừ nấm nhóm gốc đồng, Mancozeb, Anviul, Rovral, Polyram, Aliette, Metalaxyl. Đối với bệnh đốm lá, sương mai, thán thư trên dưa leo, khổ qua, cà chua, cá tím có thể sử dụng Aliette, Matalaxyl, Carbendazim, Topsin M, Mancozeb, gốc đồng…. Biện pháp phủ luống hay nhà lưới đều hiệu quả trong canh tác rau trong mùa mưa./. Kỹ thuật canh tác khoai tây lai đời C1 1. Thời vụ trồng 2. Vụ Đông ở Đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Trung bộ và vùng núi thấp ở phía Bắc, thường trồng từ 25/10 - 15/11 hàng năm, thu hoạch từ 25/1 - 15/2. Vùng núi cao từ 1000-1500m so với mặt biển có thể trồng 2 vụ: Vụ thu đông trồng từ tháng 9-12, vụ xuân hè trồng từ tháng 2-5. 3. 2.Làm đất và trồng 4. Đất trồng cần được cày bừa đập nhỏ, rồi lên luống, luống kép rộng 1,2-1,4m và trồng 2 hàng, hoặc lên luống đơn rộng 0,8m trồng 1 hàng. Mật độ trồng từ 5-6 khóm (củ giống)/m2. Lượng củ giống cho 1 ha từ 600- 800 kg (với cỡ củ giống nhỏ từ 60-80 củ/kg) 5. 3.Phân bón: tính cho 1 ha: 6. Phân chuồng: 25-30 tấn 7. Đạm ure: 250-300 kg 8. Supe lân: 250-300 kg 9. Kali sulfat hoặc kali clorua: 250-300kg 10. Cách bón 11. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/2 đạm và 1/2 kali 12. Bón thúc: 1/2 đạm, 1/2 kali vào thời kỳ sau khi trồng từ 20-25 ngày, kết hợp bón thúc với vun xới đợt 1. 13. Chăm sóc 14. - Sau trồng từ 12-15 ngày, trong điều kiện đất đủ ấm, cây thường mọc đều. Nếu đất khô phải tưới rãnh để khoai mọc nhanh. Khi cây mọc đều bón thúc lượng đạm và kali còn lại kết hợp với vun lần 1. 15. - Sau trồng từ 30-35 ngày tiến hành vun xới đợt 2, cần phải lên luống cao. Khoai tây lai có tia củ phát triển mạnh nên cần vun sớm để tia củ không phát triển thành cành làm giảm năng suất. 16. - Luôn luôn giữ độ ẩm của đất ở mức trung bình là 80% sức giữ ẩm tối đa đồng ruộng bằng cách tưới rãnh ngập 2/3 luống, cho đất ngấm đủ ẩm, rồi tháo sạch nước ở rãnh luống. Trước khi thu hoạch 20 ngày không tưới nước, nếu mưa phải khơi thoát hết nước. 17. 5.Phòng trừ sâu bệnh 18. Trừ nhện bằng thuốc Kelthane 0,3% hoặc Daniton 0,3%, trừ sâu rệp bằng Ofatox hoặc Sumicidin 0,3% 19. 6.Thu hoạch, bảo quản giống 20. Khi thân và lá cây ngả màu vàng là thu hoạch. Cần tiến hành thu hoạch vào những ngày trời nắng hoặc tạnh ráo. Củ to thường dùng làm khoai ăn, củ nhỏ từ 10-30 g/củ có thể được dùng làm củ giống, nhưng tốt nhất là sử dụng làm thức ăn gia súc. Chỉ sử dụng vụ thu hoạch đời Co làm giống. Giàn khoai giống cần phải được để ở nơi thoáng mát, có ánh sáng, nhưng phải tránh ánh nắng trực tiếp và tránh mưa hắt. Thường xuyên phòng trừ gián, chuột, nếu có rệp hoặc các sâu hại khác cần phun thuốc Bassa, Sumicidin 20 ND 0,3-0,4%, Polytrin P440 EC 0,2-0,3%, Selecron 0,3%. 21. Chú ý: Nếu bảo quản khoai ăn, cần phải che đậy để cho khoai không có ánh sáng lọt vào, tránh cho khoai không bị xanh vỏ. . Kỹ thuật canh tác rau trong mùa mưa Đối với kỹ thuật canh tác mùa mưa có những khác biệt so với mùa khô. Trước hết, đối với đặc tính của cây rau nói chung là nhóm cây. Mancozeb, gốc đồng…. Biện pháp phủ luống hay nhà lưới đều hiệu quả trong canh tác rau trong mùa mưa. /. Kỹ thuật canh tác khoai tây lai đời C1 1. Thời vụ trồng 2. Vụ Đông ở Đồng. nước tưới nhiều. Nhưng nếu trong trường hợp ngập nước, úng nước thì cây rau nói chung lại khó phát triển, bộ rễ bị thối và cây sẽ chết. Do đó việc canh tác rau trong mùa mưa, người trồng cần chú

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w