Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
1,45 MB
Nội dung
Trường Đại học Khoa học – Huế
Khoa Công nghệ thông tin
Bộ môn:
Kỹ thuậttruyềnsố liệu
Đề tài:
Kỹ thuậttruyềnsốliệutrongmạng
máy tínhcục bộ
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Võ Thanh Tú Trần Quốc Huy
Võ Thế Vân Hiếu
Mai Anh Tuấn
Hồ Sỹ Tú
Lê Đăng Việt
Huế, 11-2011
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú
Đề tài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN
2
Mục Lục
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú
Đề tài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN
3
Tổng quan
Các mạngsốliệucụcbộ thường được gọi đơn giản là mạngcụcbộ và gọi tắt là
LAN. Chúng thường được dùng để liên kết các đầu cuối thông tin phân bốtrong một tòa
nhà hay một cụm công sở nàođó. Thí dụ có thểdùng LAN liên kết các máy trạm phân
bố ở các văn phòng trong một cao ốc hay trong khuôn viên của trường đại học, cũng có
thể liên kết các trang thiết bị mà nền tảng cấu tạo của chúng là máytính phân bố xung
quanh một nhà máy hay một bệnh viện. Vì tất cả các thiết bị đều được lắp đặt trong một
phạm vi hẹp nên các LAN thường được xây dựng và quản lý bởi một tổ chức nào đó.
Chính vì lý do này mà các LAN được xem là các mạng dữ liệu tư nhân.
Điểm khác biệt chủ yếu giữa một đườ ng truyền thông tin được thiết lập bằng LAN
và một cầu nối được thực hiện thông qua mạngsốliệu công cộng là một LAN thường cho
tốc độ truyềnsốliệu nhanh hơn do đặc trưng phân cách về mặt địa lý và cự ly ngắn. Trong
ngữ cảnh của mô hình tham chiếu OSI thì khác biệt này chỉ tự biểu lộ tại các lớp phụ
thuộc mạng. Trong nhiều trường hợp các lớp giao thức cấp cao hơn trong mô hình tham
chiếu giống nhau trong cả LAN và mạngsốliệu công cộng. Có hai loại LAN hoàn toàn
khác nhau: LAN nối dây và LAN không dây (wireless LAN) như bao hàm trong tên của
từng loại , LAN nối dây dùng các dây nối cố định thực như cáp xoán, cápđồng trục để làm
môi tr ườ ng truyền dẫn trong khiđó các LAN không dây dùng sóng vô tuyến hay sóng
ánh sáng để làm môi tr ườ ng truyền dẫn, cách tiếp cận với hai loại là khác nhau.
1. Các mạng LAN nối dây
Trước khi nghiên cứu cấu trúc và hoạt động của các kiểu LAN nối dây cần nhận
diện một vài yếu tố cần chọn lựa trong xây dựng LAN.
1.1 Các topo
Hầu hết các mạng diện rộng WAN thí dụ như mạng điện thoại công cộng PSTN
(publicswitching telephone network), dùng topo dạng lưới, tuy nhiên do đặc thù phạm vi
vật lý giới hạn của các thuê bao (DTE ) trên LAN nên cho phép dùng các topo đơn giản
hơn. Có 4 topo thông dụng là Bus, Ring, Star, Hub/Tree.
Hình 1.1.1: Topo dạng Bus Hình 1.1.2: Topo dạng Ring
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú
Đề tài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN
4
Hình 1.1.3: Topo dạng Star Hình 1.1.4: Topo dạng Hub/Tree
Tổng đài PABX (Pritvate Automatic Branch eXchange) là một dạng Star Topo.
Một cầu nối đượ c thiết lập xuyên qua một tổng đài PABX Analog truyền thống bằng
nhiều phương pháp giống với một cầu nối được thực hiện qua mạng PSTN Analog, trong
đó tất cả các con đường xuyên qua mạng đều được thiết kế chỉ đểmang tín hiệu thoại có
băng thông giới hạn. Do đó muốn truyềnsốliệu phải dùng các modem, tuy nhiên hầu hết
các PABX hiện đại dùng kỹthuật chuyển mạch số và do đó cũng được gọi là tổng đài số
cá nhân PDX (Pritvate Digital eXchange). Với sự xuất hiện các IC giá rẻ thực hiện các
chức năng chuyển đổi analog digital và ngược lại, làm cho việc mở rộng chế độ làm việc
digital thuê bao nhanh chóng trở thành hiện thực. Điều này có nghĩa những đường chuyển
mạch 64 Kbps thường được dùng cho, điện thoại số sẽ luôn có sẵn tại mỗi kết cuối thuê
bao, do đó có thể được dùng cho cả thoại và số liệu. Tuy nhiên ứng dụng chủ yếu của
PDX là cung cấp một đường truyền dẫn chuyển mạch cho phiên thông tin cụcbộ giữa các
đầu cuối tích hợp thoại và số liệu, phục vụ trao đổi thư điện tử, truyền tập tin… Hơn thế
nữa, kỹthuậtsốtrong PDX cho phép cung cấp các dịch vụ như voice store and forward và
teleconferencing (nhiều thuê bao tham gia vào cuộc gọi đơn).
Các topo thích hợp hơn với các LAN đã được thiết kế để thực hiện chức năng của
các mạngtruyềnsốliệu nhỏ nhằm liên kết với máytínhcục bộ, đó là topo dạng Bus và
dạng Ring, thông thường trong topo dạng Bus cáp mạng được dẫn qua các vị trí có DTE
cần nối vào trong mạng, và một kết nối vật lý được thực hiện tại đó để cho phép các DTE
truy xuất các dịch vụ mạng. Tiếp đó là một mạch điều khiển truy xuất và các giải thuật
được dùng để chia sẻ băng thông truyền dẫn có sẵn cho nhóm DTE được nối vào mạng.
Với topo Ring cáp mạng đi từ một DTE đến một DTE khác cho đến khi các DTE
được nối thành với nhau thành một vòng. Đặc trưng của Ring là một liên kết điểm nối
điểm trực tiếp với mỗi DTE láng giềng hoạt động theo một chiều. Cần một giải thuật thích
hợp làm nhiệm vụ chia sẻ việc sử dụng Ring giữa các user trong nhóm.
Tốc độ truyền dữ liệumđược dùng trong Bus và Ring vào khoảng từ 1đến 100
Mbps, điều đó khá phù hợp với việc liên kết nhóm các thiết bị cụcbộ dựa trên nền máy
tính chẳng hạn như các Workstation trong các văn phòng hay các bộ điều khiển thông
minh xung quanh một hệ xử lý nào đó.
Một dạng topo khác được gọi là hub/tree. Mặc dù các mạng này giống như mạng
star nhưng hub chỉ đơn giản là kết nối dạng bus hay ring được tập trung lại tại một đơn vị
trung tâm. Các dây dẫn dùng để kết nối mỗi DTE vào bus hay ring được mở rộng ra từ
hub. Do đó, không giống như PDX, hub không thực hiện bất kỳ hoạt động chuyển mạch
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú
Đề tài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN
5
nào, nó chỉ làm chức năng của một tập các bộ lặp truyền lại tất cả các tín hiệu nhận được
từ các DTE đến các DTE khác theo phương pháp như trong các mạng bus và ring. Hub
cũng có thể kết nối theo dạng phân cấp hình cây.
1.2 Môi trường truyền dẫn
Môi trường truyền dẫn để tạo ra các đường liên kết vật lý các nút mạng có thể là
cáp đồng trục, cáp sợi quang, cáp xoắn đôi, radio. Mỗi loại môi trường truyền dẫn đều chỉ
phù hợp với tình trạng kết nối mạng và yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu giữa các nút mạng.
Cáp xoắn, cáp đồng trục và cáp quang là môi trường truyền dẫn chủ yếu của mạng LAN.
1.2.1. Cáp xoắn đôi (Twisted-pair Cable)
Loại cáp này gồm 2 đường dây dẫn đồng trục được xoắn vào nhau nhằm giảm
nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và gây ra bởi bản thân chúng với nhau.
Có loại cáp xoắn đôi được dùng là cáp có vỏ bọc kim STP (Shield Twisted Pair) và cáp
không có vỏ bọc kim UTP.
Hình 1.2.1: Cáp STP và UTP
STP: Lớp bọc kim bên ngoài cáp xoắn đôi có tác dụng chống nhiễu điện từ. Có
nhiều loại chỉ gồm 1 đôi dây xoắn ở trong vỏ bọc kim, nhưng cũng có loại gồm nhiều đôi
dây xoắn. Tốc độ truyền trên cáp này là 155 Mbps, khoảng cách là 100m.
UTP: Tính năng tương tự như STP chỉ kém về khả năng chống nhiễu và suy hao do
không có vỏ bọc kim loại. Có 5 lọa thường dùng là:
- UTP loại 1 và 2: sử dụng thích hợp cho truyền thoại và sốliệu tốc dộ thấp (duwos
4 Mbps).
- UTP loại 3: thích hợp cho việc truyền tốc độ lên đến 16 Mbps.
- UTP loại 4: thích hợp cho việc truyền tốc độ lên đến 20 Mbps.
- UTP loại 5: thích hợp cho việc truyền tốc độ lên đến 100 Mbps.
Trên phần lớn các tuyến thuê bao, cáp đôi được dùng một cách phổ biến vì dễ dàng
và kinh tế, những cáp đôi này được cách điện cẩn thận băng Polivinyl hoặc Poliethylene,
được xoắn vào một sợi cáp, PVC hoặc PVC được dùng và sau đó lớp bọc cáp sẽ được phủ
bên ngoài dây cáp. Để tránh hư hỏng vì bị ẩm hở/ngắt mạch điện người ta dùng băng
nhôm hoặc đồng vào giữa các vỏ. Một cách tổng quát với các loại cáp địa phương các dây
điên có lõi đường kính 0.4, 0.5, 0.65 và 0.9 được sử dụng một cách rộng rãi.
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú
Đề tài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN
6
1.2.2 Cáp đồng trục (Coaxial Cable)
Cáp đồng trục được chế tạp bằng một sợi dây dẫn đồng nhất được bao quanh bằng
một dây trung tính gồm nhiều sợi nhỏ bện lại, giữa 2 dây này có một lớp cách ly bên ngoài
có một lớp vỏ bảo vệ.
Hình 1.2.2: Cáp đồng trục
Có 2 hệ thống truyền khác nhau được dùng với cáp đồng trục:
- Băng tần cơ sở (Baseband): Hệ truyền trên băng tần cơ sở nhận tín hiệu
số đến từ máytính và truyền trực tiếp tín hiệu ấy qua cáp đến trạm thu, truyền đơn kênh,
tốc độ truyền đạt 10 Mbps, khảng cách truyền tối đa là 4000m.
- Băng tần rộng (Broadband): Hệ truyền băng rộng đổi tín hiệu số thành
tín hiệu tương tự có tần số vô tuyến (RF) và truyền nó đến tramk thu, tại đó tín hiệu có tần
sô vô tuyến được đổi lại thành tín hiệu sô. Một bộ giải điều biến đảm nhận việc đó, mỗi
trạm phải có một modem riêng để dùng với băng tần rộng. Cáp đồng trục băng tần rộng là
môi trường truyền đa kênh, tốc độ truyền tối đa 5 Mbps, khoảng cách truyền là 50 Km.
Các loại cáp đồng trục được hay dùng: RG-8, RG-11, RG-59, RG-62…
1.2.3 Cáp sợi quang (Fiber Optic Cable)
Cáp sợi quang là công nghệ mới nhất được dùng trong các mạng. Một chùm tia
sáng được rọi xuyên suốt sợi thủy tinh luồn dọc theo dây cáp, bộ phân điều biến sẽ điều
khiển tia sáng ấy để thành tín hiệu.
Do chùm tia sáng đểtruyền tin nên hệ thống này chống được nhiễu điện từ bên
ngoài, bản thân cáp không tự gây nhiễu nên có thể truyền với tốc độ cục nhanh và không
hề sai sót. Cáp sợi quang cũng là môi trường truyền đa kênh (multichannel medium).
THông lượng của sợi quang rất lớn. Dùng sợi quang có những khó khăn: đắt tiền, khó hàn
nối, khó mắc rẽ nhánh vào các trạm bổ xung.
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú
Đề tài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN
7
Hình 1.2.3: Cáp quang
Cáp sợi quang có thể hoạt động một trong hai chế độ: single mode (chỉ một đường
dẫn quang duy nhất) hoặc multi mode (có nhiều đường dẫn quang).
Hình 1.2.4: Single mode và multi mode
Căn cứ vào đường kính lõi sợi quang, đường kính lớp áo bọc và chế độ hoạt động
hiện nay có 4 loại cáp sợi quang hay được dùng đó là:
- Cáp có đường kính sợi lõi 8.3 micro/đường kính lớp áo 125 micro/single
mode.
- Cáp có đường kính sợi lõi 50 micro/đường kính lớp áo 125 micro/single
mode
- Cáp có đường kính sợi lõi 62.5 micro/đường kính lớp áo 125
micro/single mode
- Cáp có đường kính sợi lõi 100 micro/đường kính lớp áo 125 micro/single
mode
Ta thấy đường kính sợi lõi rất nhỏ nên rất khó khăn khi phải đấu nối cáp sợi quang,
cần phải có công nghệ đặc biệt đòi hỏi chi phí cao/
Giải thông cho cáp sơi quang có thể đạt tới 2 Gbps. Độ suy hao trong cáp sợi quang
là rất thấp. Tín hiệu truyền trên cáp sợi quang không bị phat hiện và thu trộm, an toàn
thông tin trên mạng được đảm bảo.
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú
Đề tài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN
8
1.3 Các phương pháp điều khiển truy xuất môi trường
Khi một đường thông tin được thiết lập giữa hai DTE qua một mạng star, phần tử
điều khiển trung tâm đảm bảo rằng đương truyền giữa hai DTE được giữ vững trong suốt
cuộc gọi. Tuy nhiên đối với topo dạng bus và ring, chỉ có một đương dẫn luận lí liên kết
tất cả các DTE. Do đó, tất cả các DTE trên mạng phải tuân thủ một quy tắc nhất định để
đảm bảo môi trường truyền được truy xuất và được dùng theo phương pháp tối ưu. Có hai
ký thuật được chấp nhận và được công bốtrong nhiều văn bản khác nhau đó là: đa truy
xuất cảm nhận sóng mang có phát hiện đụng độ CSMA/CD (Carier Sense Multiple-
Access With Collision Detection) dùng cho topo dạng bus và thẻ điều khiển (control
token) cho mạng bus hoặc ring. Một phương pháp truy xuất khác dựa trên một vòng phân
khe (slotted ring) cũng được dùng rộng rãi với mạng ring.
1.3.1 Đa truy xuất cảm nhận sóng mang có phát hiện đụng độ CSMA/CD
Phương pháp CSMA/CD chỉ được dùng cho topo dạng bus. Với cấu hình mạng này
tất cả các DTE được nối một cách trực tiếp vào cùng một cáp, cáp này được truyền tất cả
số liệu cho bất kỳ một cạp DTE nào trên mạng. Tổ chức hoạt động như vậy của cáp được
gọi là làm việc theo chế độ đa truy xuất (multiple access mode). Đểtruyềnsố liệu, DTE
truyền trước hết phải đóng gói sốliệu thành một frame với địa chỉ DTE đích được đặt tại
đầu frame. Sau đó farme này được truyền trên cáp, thao tác truyền này mangtính quảng
bá (broadcast). Tất cả các DTE trên mạng đều phát hiện được frame bất cứ khi nào nó
được truyền trên cáp. Khi DTE đích phát hiện được frame hiện hành đang được truyền có
địa chỉ ở đầu frame trùng với địa chỉ của nó, nó tiếp tục đọc sốliệu chứa trong frame và
đáp ứng tùy vào giao thức liên kết định nghĩa. Địa chỉ DTE nguồn là một phần trong
header của frame, nhờ đó DTE đích có thể đáp ứng trực tiếp với DTE nguồn này.
Hình 1.3.1: Cơ chế hoạt đông của phương pháp CSMA/CD
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú
Đề tài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN
9
Với cơ chế hoạt động này hai DTE có thể cùng nỗ lực truyền một frame lên cáp
cùng lúc vào bất cứ thời điểm nào, khiến cho sốliệu từ hai nguồn va chạm nhau gây hư
hỏng. Để giảm thiểu khả năng này, trước khi DTE nguồn truyền một frame nó phải lắng
nghe xem trên cáp có một farm nào đạng đươc truyền hay không. Nếu có một tín hiệu
sóng mang được cảm nhận CS (carier sense), thì DTE sẽ dừng quá trình truyền của nó cho
đến khi frame được truyền xong, và chỉ nổ lực truyền frame vào thời điểm sau đó. Ngay
cả như vậy, cũng có hai DTE muốn truyền frame cũng đồng thời xác định không có hoạt
động nào trên bus và cả hai sẽ bắt đầu truyền farm một cách đồng thời. Một đụng độ sẽ
xảy ra, nội dung của cả hai frame sẽ va chạm nhau và hư hỏng.
1.3.2 Token (thẻ) điều khiển
Một phương pháp khác nhằm truy xuất vào môi trường chia sẻ là phương pháp
dùng token điều khiển. Token này được chuyển từ một DTE này sang một DTE khác tùy
vào quy tắc được định nghĩa, được tất cả DTE nối vào môi trường hiểu và tuân theo. Một
DTE có thể truyền một frame chỉ khi nó ở trong trạng thái sở hữu token, sau khi đã truyền
frame, nó chuyển token đi tiếp để cho phép DTE khác truy cập vào môt trường truyền.
Tuần tự hoạt động có thể tóm tắt như sau:
- Trước hết một vòng luân lí được thiết lập để liên kết tất cả các DTE nối
vào môi trường vật lí này và một token điều khiển được tạo ra.
- Token được chuyển từ DTE này sang DTE khác xung quanh vòng luân lí
cho đến khi nó được tiếp nhận bởi một DTE đang đợi truyền frame.
- Sau đó DTE đang đợi truyền, truyền các frame của nó qua môi trương
vật lí này, sau khi kết thúc truyền nó sẽ chuyển token điểu khiển cho DTE kế trong vòng
luân lí.
Hình 1.3.1: Token điều khiển
Môi trường vật lý không nhất thiết phải là topo dạng ring, một token có thể được
dùng để điều khiển truy xuât vào một mạng bus. Đối với vòng vật lý thì cấu trúc vòng
chuyển token giống với cấu trúc vòng vật lý, với thứ tự chuyển token trùng với thứ tự vật
lý của các DTE nối trong ring. Tuy nhiên, với mạng bus thứ tự của vòng luận lý hoàn toàn
không giống với thứ tự của các DTE trên cáp. Hơn nữa, với phương pháp truy xuất token
tren một mạng bus, tất cả các DTE không cần nối vào vòng luận lý.
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú
Đề tài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN
10
[...]... bởi DTE trong lần quay trước của token Giá trị dưới cột phải được gắn nhãn XMIT là số Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú Đềtài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN trạm đứng trước nó với địa chỉ DTE này sau đó gửi token đến successor của nó như bình thường theo cách hiểu nó không phải là thành phần của ring luận lý 28 Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú Đềtài: Kỹ thuậttruyềnsốliệu trong mạng LAN... token có khác nhau Mạng token bus thường dùng cáp đồng trục và hoạt động trong chế độ băng rộng hoặc chế độ băng cơ bản đã được sửa đổi hay gọi là băng sóng mang (carrierband) Mạch điều chế và điều khiển giao tiếp thực hiện các chức năng sau: - Mã hóa sốliệutruyền - Giải mã sốliệu thu - Tạo xung đồng hồ Đềtài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN Kĩ thuật báo hiệu 4B5B, NRZI Số lượng repeater... sau khi truyền frame này DTE đợi một đáp ứng trong thời gian cửa sổ đap ứng Nếu một DTE có địa chỉ nằm trong dải chỉ định trong frame solicit successor 26 Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú Đềtài: Kỹ thuậttruyềnsốliệu trong mạng LAN đang đợi gia nhập mạng, nó sẽ đáp ứng bằng cách gửi một yêu cầu đến trạm truyền frame này để trở thành một successor mới của nó trong vòng luận lý Nếu trạm truyền nghe... chỗ mỗi phiên truyền chiến toàn bộ băng thông cáp, nhưng ở carrierband tất cả sốliệu phải được điều chế trước khi truyền, dùng điều chế phase coherent FSK ( điều chế FSK thuần nhất pha) Một bit nhị Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú 24 Loại frame Claim token Solicit successor Who follows me Resolve contention Set successor Token Đềtài: Kỹ thuậttruyềnsốliệu trong mạng LAN phân 1 được truyền như môt... mangtính luận lý thay vì dựa vào sự cảm nhận độ lớn của điện áp Trong bất cứ trường hợp nào, nếu có tín hiệu tích cực trên nhiều hơn một cổng, coi như có đụng độ xảy ra Một tín hiệu đặc biệt được phát lên Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú Đềtài: Kỹ thuậttruyềnsốliệu trong mạng LAN Bước 4: Sau khi truyền tín hiệu nhồi, đợi trong một thời gian ngẫu nhiên sau khoảng thời gian đợi này thì tiến hành truyền. .. vùng 32 bit chứa mã kiểm tra CRC Đềtài: Kỹ thuậttruyềnsốliệu trong mạng LAN đặc biệt được phát lên tất cả các cổng Tín hiệu này được các mode dịch ra là đang có đụng độ xảy ra Hình 1.4.2: Cấu trúc frame Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú 14 Tất cả các frame được truyền trên cáp dùng mã đường dây Manchester Bảng tham số hoạt động của frame trongmạng bus CSMA/CD: Tham số 10Mbps(Manchester encoded)... tra bit này và chuyển sang DTE kế trong ring và cứ thế Monitor đảm bảo rằng luôn có số bit không đổi chạy vòng trên ring, bất chấp số DTE tạp nên ring Ring hoàn chỉnh được bố trí chứa một số không đổi các khe, mỗi khe hình thành một tập các bit và có khả năng mang một frame thông tin có kích thước cố định Đềtài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN Hình 1.3.2: Sơ đồ mạng token bus Hình 1.3.4: Slotted... Tú Đềtài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN Cải tiến thứ hai là một cơ cấu ngăn chặn tình trạng một hub không phải gốc nhưng giữ điều khiển trong thời gian vô định Để thấy rõ vấn đề này giả sử rằng B trong hình 1.7.2 có một yêu cầu mức cao còn lại từ 5-1 Sau khi nhận điều khiển từ R, B phục vụ yêu cầu 5-1 Trong khi đó các trạm thứ cấp khác của B phát ra yêu cầu ưu tiên cao B có thể tiếp tục trong. .. Tương tác giữa một hệ thống đầu cuối trên một mạng LAN kế thừa và một hệ thống đầu cuối trên LAN kế thừa khác cùng loại ( ví dụ hai mạng IEE 802.3) • Tương tác giữa một hệ thống đầu cuối trên một mạng LAN kế thừa và một hệ thống đầu cuối trên LAN kế thừa khác khác loại ( ví dụ một mạng IEE 802.3 và một mạng 802.5) 34 Đềtài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN 1.9 Fibre Channel 1.9.1 Khái quát Fibre... hỏng hay không để giải phóng khe sau khi nó được truyển Bit này được reset bởi Dte nguồn khi nó truyền một frame lên ring Sau đó bộ giám sát sẽ set bit này cho mỗi khe đầy khi được lặp tại giao tiếp trong vòng của nó Đềtài:Kỹthuậttruyềnsốliệutrongmạng LAN Khởi đầu, tất cả các khe được đánh dấu rỗng khi bộ giám sát đặt bit đầy/rỗng tại đầu mỗi khe ở trạng thái rỗng Khi một DTE muốn chuyển một frame, . Thanh Tú Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng LAN 2 Mục Lục Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thanh Tú Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng LAN 3 Tổng quan Các mạng số liệu cục bộ thường. Trường Đại học Khoa học – Huế Khoa Công nghệ thông tin Bộ môn: Kỹ thuật truyền số liệu Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Võ Thanh. Thanh Tú Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng LAN 14 Tất cả các frame được truyền trên cáp dùng mã đường dây Manchester. Bảng tham số hoạt động của frame trong mạng bus CSMA/CD: Tham số Tốc