Các phương pháp điều khiển truy xuất môi trường 1 CDMA (Code-Division Multiple Access)

Một phần của tài liệu Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ docx (Trang 45 - 46)

2. Các LAN không dây

2.4.Các phương pháp điều khiển truy xuất môi trường 1 CDMA (Code-Division Multiple Access)

2.4.1. CDMA (Code-Division Multiple Access)

CDMA được gọi là đa truy nhập phân chia mã, đặc biệt được dùng với các hệ thống radio trải phổ. Như đã mô tả, cả hai phương pháp trải phổ tuần tự trực tiếp và nhẩy tần đều dùng một tuần tự giả ngẫu nhiên duy nhất làm cơ sở cho các chế độ hoạt động của chúng. Do đó, trong các hệ thống như vậy, một tuần tự giả ngẫu nhiên khác nhau có thể được phân phối cho mỗi node và tất cả các node đều biết tập hoàn chỉnh các tuần tự này. Để thông tin với node khác, máy phát chỉ cần chọn và dùng tuần tự giả ngẫu nhiên của nơi muốn truyền số liệu đến (node đối tác). Bằng cách này, nhiều hoạt động tryền giữa một cặp node có thể diễn ra một cách đồng thời.

Ngược lại, với trải phổ nhẩy tần vì hai máy phát hoạt động với các kênh có tần số trao đổi không ngừng, nên xác suất để cả hai hoạt động cùng một kênh là rất thấp. Điều này có thể giảm hơn nữa bằng cách hoạch định cẩn thận các tuần tự nhẩy. Tuy nhiên, bất tiện của cả hai lược đồ là phải cho tất cả các node biết tuần tự giả ngẫu nhiên của tất cả các node khác, đây là điều khó đối với các nhà quản lý mạng LAN không dây.

2.4.2. CSMA/CD

Trong các mạng LAN không dây, CSMA cũng cho phép một node tạm dừng khi có một node khác đang sử dụng môi trường radio hay hồng ngoại. Tuy nhiên, với sóng radio và hồng ngoại thì không thể truyền và nhận một cách đồng thời và do đó sự phát hiện đụng độ ở dạng cơ bản là không thể dùng được ở đây. Tuy vậy, một chức năng phát hiện đụng độ khác đã được đưa ra để dùng với LAN không dây và được gọi là sự phát hiện đụng độ.

Hiệu quả của lược đồ này được xác định bởi số bit trong tuần tự giả ngẫu nhiên và do đó là comb vì nếu hai node phát ra cùng tuần tự thì một đụng độ sẽ xảy ra. Trong thực thế, số lượng node tranh chấp tại cùng một thời điểm là tương đối thấp, do đó chiều dài của comb có thể tương đối ngắn. Cũng vì có giới hạn tối đa về tốc độ mà các máy thu radio hay hồng ngoại chuyển đổi giữa các chế độ phát và thu thương là một micro giây nên một comb có chiều dài ngắn hơn giảm được khoảng thời gian tranh chấp.

Đ ề tà i: K ỹ th uậ t t ru yề n số li ệu tr on g m ạn g L A N

2.4.3. CSMA/CA

Một biến thể của CSMA/CD được gọi là đa truy xuất cảm nhận sóng mang có tránh đụng độ CSMA/CA (Carrier Sến Multiple Access with Collision Avoidance) cũng được dùng để điều khiển thâm nhập môi trường.

Một vấn đề khác cũng phải được lưu tâm khi dùng radio (hay hồng ngoại) bởi không có gì chắc chắn rằng máy đang được hướng đến là đang liên lạc radio với node nguồn. Do đó mặc dù CSMA/CA hay CSMA/CD đảm bảo một node đạt được truy nhập vào môi trường, nhưng máy đích của frame có thể chẳng bao giờ nhận bởi nó không liên lạc radio với node nguồn. Do đó, một thủ tục bắt tay qua lại trên phương pháp MAC cơ bản được kết hợp vào trong giao thức MAC này.

2.4.4. TDMA

Nguyên lý hoạt động của đa truy xuất phân chia thời gian TDMA (Time Division Multiple Access) trong ngữ cảnh của các mạng LAN không dây được trình bày trên hình 7.45. Theo phương pháp này, mỗi máy phát (node) có một khe thời gian nhất định, một khi khe thời gian đến, máy phát truyền với tất cả băng thông trong khoảng thời gian của khe này. Thông thường khoảng thời gian của mỗi khe là ngắn và được chọn sao cho xác suất xảy ra lỗi là rất thấp. Khoảng thời gian của frame được xác định bởi khoảng thời gian của mỗi khe và số khe hỗ trợ.

Thông thường TDMA được dùng khi có một trạm đảm trách tất cả các hoạt động truyền xảy ra. Các hoạt động truyền từ trạm cơ bản đến các thiết bị di động diễn ra theo chế độ quảng bá (broacast mode) bằng cách dùng một khe thời gian đặc biết với địa chỉ của đích được đặt ngay đầu của frame được truyền hoặc hoạt động truyền diễn ra trên một khe thời gian xác định được thiết lập bằng cách dùng kênh báo hiệu. Chế độ hoạt động này cũng được gọi là Aloha phân khe và gán theo yêu cầu (slotted Aloha with demand assignment). Còn có một chế độ khác trong đó việc sử dụng mỗi khe có thể được biểu khiển bởi một khe con làm nhiệm vụ báo hiệu riêng bên trong.

2.4.5. FDMA

Nguyên lý hoạt động của đa truy xuất phân chia tần số FDMA (Frequency-Division Multiple Access) được trình bày trên hình 7.46. FDMA được dùng chủ yếu trong các hệ thống radio và giống như TDMA, nó cần một trạm cơ bản để điều khiển hoạt động của nó. Khi dùng FDMA thì tổng băng thông được phân phối sẽ được chia thành một số các băng tần con hay kênh giống như nguyên lý của trải phổ nhẩy tần. Tuy nhiên, với FDMA, một khi đã gán kênh tần số đặc biệt được dùng trong toàn bộ thời gian của hoạt động truyền frame. Thông thường, các kênh tần số được gán theo yêu cầu bằng cách dùng một kênh báo hiệu riêng.

Một phần của tài liệu Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ docx (Trang 45 - 46)