Viêm dạ dày - hình thái tổn thương, bệnh nguyên, bệnh sinh

20 1.8K 5
Viêm dạ dày - hình thái tổn thương, bệnh nguyên, bệnh sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Viêm dạ dày Thạc sĩ: Trần Ngọc Minh Mục tiêu 1. Mô tả được các hình thái tổn thương của bệnh viêm dạ dày. 2. Trình bày được những nét cơ bản bệnh nguyên, bệnh sinh của viêm dạ dày. Viêm dạ dày cấp ĐỊNH NGHĨA: Viêm dạ dày cấp là một quá trình viêm niêm mạc cấp tính, thường là một trạng thái nhất thời, có đặc tính khởi phát bất ngờ, diễn biến nhanh. Viêm có thể phối hợp với chảy máu ở niêm mạc, trong những trường hợp nặng hơn có sự long tróc biểu mô bề mặt. Dạng trợt sướt này là một nguyên nhân quan trọng của sự xuất huyết tiêu hoá. Bệnh nguyên bệnh sinh • Dùng nhiều thuốc kháng viêm không steroid, đặc biệt là aspirin. • Uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá nhiều. • ăn chất nóng, lạnh, cay, rắn khó tiêu • Các strees mạnh (chấn thương, bỏng ) • Tăng urê huyết • Điều trị ung thư bằng các thuốc hoá trị liệu. • Nhiễm khuẩn toàn thân (cúm, sởi, viêm phổi, thương hàn ) • Sau cắt đoạn dạ dày • Tự tử bằng acid, kiềm. Hình thái học • Mức độ nhẹ: viêm thanh dịch, viêm tơ huyết. Niêm mạc dạ dày, phù nề, sung huyết, bề mặt có phủ lớp chất nhầy dày hoặc lớp tơ huyết màu xám hay nâu xám. • Mức độ nặng: viêm trợt, xuất huyết. Niêm mạc dạ dày, các nếp thô to, rỉ tiết dịch mủ lẫn fibrin, có các vùng trợt và xuất huyết. Vết trợt có thể nhỏ hoặc lớn, rải rác ở niêm mạc. Xuất huyết có thể xảy ra riêng lẻ tạo nên những đám đen nhỏ trên niêm mạc xung huyết hoặc phối hợp với trợt. Vi thể • Mức độ nhẹ: - BM bề mặt còn nguyên vẹn, tế bào tăng chế nhầy, có thoái hoá loạn dưỡng hoặc mất màng đỉnh. - Các tuyến không có sự thay đổi, hoặc thay đổi ít. - Lớp đệm phù vừa phải, sung huyết nhẹ/vừa, xâm nhập BCĐNTT vừa. • Mức độ nặng: - BM bề mặt thoái hoá trợt, long tạo nên sự khuyết lõm, BM tuyến bị thoái hoá loạn dưỡng hoặc long vào trong lòng tuyến. - Mô đệm phù nề, sung huyết nặng, chảy máu, xâm nhập viêm nặng. Nhiều BCĐN phân tán hoặc thành đám, xâm nhập vào giữa TBBM phủ, tuyến và trong lòng tuyến. TB viêm có thể xâm nhập toàn bộ chiều dày của niêm mạc tới cơ niêm. Viêm dạ dày mạn tính • Viêm dạ dày mạn là một chẩn đoán mô học không phải là một thực thể lâm sàng có thể nhận biết. • Viêm dạ dày mạn là một bệnh tiến triển với biến đổi biểu mô và sự mất dần các tuyến của niêm mạc ở thân vị, hang vị. Sự biến đổi biểu mô có thể dẫn tới dị sản, loạn sản. • Bệnh tiến triển qua những đợt tái phát nối tiếp nhau có những giai đoạn kém hoạt động và những giai đoạn hoạt động mạnh. Trong trường hợp như vậy người ta không dùng danh từ viêm dạ dày bán cấp. Bệnh nguyên bệnh sinh • Do nguyên nhân miễn dịch, kết hợp với thiếu máu ác tính (KT chống tế bào thành kháng lại enzym sản xuất acid HCl, H+, K+ - ATPase làm mất khả năng sản xuất HCl và yếu tố nội sẽ dẫn tới thiếu máu ác tính) • Nhiễm khuẩn mạn tính đặc biệt là Helicobacter Pylori • Nhiễm độc như đối với người nghiện rượu, thuốc lá • Sau phẫu thuật nối dạ dày ruột với sự trào ngược của dich mật từ tá tràng lên • Các trạng thái khác: giảm trương lực dạ dày, thiểu năng tuần hoàn, giảm oxy, urê cao, rối loạn nội tiết tố Hình thái học • Đại thể 1990 Hội nghị Quốc tế về tiêu hoá ở Sydney Australia - Viêm phù nề, sung huyết : NM mất tính nhẵn bóng, hơi lần sần, sung huyết, dễ chảy máu. - Viêm trợt phẳng : NM nhiều điểm trợt nông, có giả mạc bám hoặc trợt nông. - Viêm trợt lồi: có những nốt nổi gồ lên trên bề mặt NM, đỉnh hơi lõm xuống trông giống như nốt đậu mùa - Viêm chảy máu : có chấm hoặc đám suất huyết trên bề mặt NM hoặc bầm tím do chảy máu trong NM. - Phì đại nếp niêm mạc : NM mất tính nhẵn bóng, nổi gồ lên và không xẹp xuống khi bơm hơi. - Teo niêm mạc : các nếp NM teo và mỏng, nhìn thấy các mạch máu ở NM. - Viêm trào ngược dịch mật : NM phù nề, sung huyết có nhiều dịch mật trong dạ dày. Phân loại mô bệnh học Phân loại thành 4 giai đoạn của Whitehead R (1985) • Viêm mạn nông TBBM bề mặt loạn dưỡng hoặc long từng chỗ, khe tuyến kéo dài, các tuyến không có sự thay đổi. Tế bào viêm xâm nhập ở 1/3 trên của niêm mạc không vượt quá vùng khe. • Viêm mạn teo nhẹ Giống viêm mạn nông + tổn thương tế bào tuyến, giảm thể tích tuyến nhưng ít. Tế bào chính, tế bào thành có thể bị hốc hoá, hoại tử hoặc bị tiêu. Mô đệm xâm nhập lympho, tương bào.Khi phối hợp với xâm nhập viêm dưới dạng những nang lympho lại có tên là viêm dạ dày thể nang (gastrite folliculaire). [...]... OLGA IV) GĐ của viêm teo là sự kết hợp của mức độ teo (điểm mô học) với vị trí tổn thương • Cũng giống như phân loại của Sydney trước đây, hệ thống OLGA cũng bao gồm thông tin liên quan đến nguyên nhân gây viêm dạ dày như do HP, viêm dạ dày tự miễn • Hệ thống OLGA bao gồm ít nhất 5 mẫu sinh thiết từ 5 vị trí khác nhau là: A1-A2 là bờ cong lớn và nhỏ của vùng môn vị (biểu mô chế nhày-mucus secreting... bào viêm toàn bộ niêm mạc và đều có BCĐN ở thể hoạt động BCĐN phân tán trong mô đệm, giữa các tế bào BM, các khe và trong lòng tuyến, mô đệm phù nề, sung huyết Căn cứ vào nghiên cứu KT tới tế bào thành và mức độ hoạt động của tế bào G chế gastrin người ta còn đưa ra phân loại viêm dạ dày mạn typ A và typ B * Typ A: có KT chống tế bào thành, tổn thương biểu hiện ở thân vị, nên còn gọi là viêm dạ dày. .. khoảng cách tuyến xa nhau Tế bào viêm nhiều gồm BC đơn nhân và đa nhân( viêm hoạt động ) Dị sản ruột( ,tế bào b/m d.d biến đổi sang tế bào b/m ruột với tế bào cốc Loạn sản: tuyến không đều tế bào b.m tuyến tăng sinh kiềm tính, tỉ lệ nhân / bào tương tăng Giai đoạn của viêm teo: Operative Link for Gastritis Assessment (hệ OLGA) • Phân loại này dựa trên trên các típ mô bệnh học từ mức độ có nguy cơ ung...• Viêm mạn teo vừa Trung gian giữa viêm teo nhẹ và nặng NM mỏng do teo tuyến Mô liên kết tăng sinh ở nơi tuyến bị teo làm cho khoảng cách các tuyến còn lại trở nên xa nhau xâm nhập nhiều lympho, tương bào, mô bào • Viêm mạn teo nặng Giảm nhiều hoặc mất hẳn tổ chức tuyến Mô đệm phát triển mạnh, các tuyến còn lại phân bố theo nhóm, có nơi tế bào tuyến biệt hoá kém Chiều dày niêm mạc giảm... * Typ B: là loại phổ biến hơn, tổn thương khu trú ở hang vị, không có KT chống tế bào thành, không có gastrin huyết cao, chế tiết HCl giảm nhẹ, thường liên quan tới H.Pylori * Typ AB: Jerzy Glass và cộng sự (1975) bổ xung thêm thể tổn thương ở cả thân vị và hang vị có hoặc không có kháng thể chống tế bào thành (AB+ và AB-) Tế bào b.m bề mặt thoái hóa trợt long, có t/b viêm Cổ tuyến dài, số lượng tuyến... nhày-mucus secreting mucosa), A3 là vùng góc bờ cong nhỏ (nơi có biến đổi teo và dị sản vảy sớm nhất), C1C2 là thành trước và sau của vùng thân vị (vùng tế bào tiết acid- oxyntic mucosa Chữ C xuất phát từ corpus-thân vị; A xuất phát từ antrum-môn vị) . kém hoạt động và những giai đoạn hoạt động mạnh. Trong trường hợp như vậy người ta không dùng danh từ viêm dạ dày bán cấp. Bệnh nguyên bệnh sinh • Do nguyên nhân miễn dịch, kết hợp với thiếu

Ngày đăng: 09/07/2014, 09:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Viêm dạ dày

  • Mục tiêu

  • Viêm dạ dày cấp

  • Bệnh nguyên bệnh sinh

  • Hình thái học

  • Vi thể

  • Viêm dạ dày mạn tính

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Phân loại mô bệnh học

  • PowerPoint Presentation

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Cổ tuyến dài, số lượng tuyến giảm, khoảng cách tuyến xa nhau

  • Tế bào viêm nhiều gồm BC đơn nhân và đa nhân( viêm hoạt động )

  • Dị sản ruột( ,tế bào b/m d.d biến đổi sang tế bào b/m ruột với tế bào cốc

  • Loạn sản: tuyến không đều tế bào b.m tuyến tăng sinh kiềm tính, tỉ lệ nhân / bào tương tăng

  • Giai đoạn của viêm teo: Operative Link for Gastritis Assessment (hệ OLGA)

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan