1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đánh giá độ tươi của cá trích doc

6 926 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 337,06 KB

Nội dung

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 53 VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ ĐỘ TƯƠI VÀ DỰ ĐOÁN THỜI GIAN BẢO QUẢN CỦA CÁ TRÍCH TRONG NƯỚC ĐÁ BẰNG THANG ĐIỂM CẢM QUAN TORRY VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MÔ TẢ ĐỊNH LƯỢNG ai Thị Tuyết Nga 1 , A. Þorkelsdóttir 2 , M 3 , E. Martinsdóttir 3 K. Sveinsdóttir 1. Trường Đại học Nha Trang 2. Viện Nghiên cứu Thuỷ sản Iceland (cũ) 3. Trường Đại học Iceland 1. TỔNG QUAN Cá trích là một loài cá béo có giá trị kinh tế và là một trong những loài được đánh bắt nhiều nhất gần đây trên thế giới. Tổng sản lượng đánh bắt cá trích, cá mòi và cá cơm của thế giới năm 2004 đạt trên 23 triệu tấn [3]. Cá trích dùng để chế biến nhiều loại sản phẩm chất lượng cao như cá trích muối, cá trích hun khói, đồ hộp cá trích ngâm dầu, v.v [12],[18]. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng lớn cá trích do chất lượng kém nên chỉ dùng được để sản xuất thức ăn chăn nuôi [19]. Do điều kiện khí hậu thay đổi nên sản lượng đánh bắt hải sản đang có xu hướng giảm, trong khi đó nhu cầu thực phẩm của con người ngày càng tăng do sự bùng nổ về dân số và do sự tăng cao về thu nhập [15]. Vì thế việc tìm ra các phương pháp hiệu quả để kiểm soát độ tươi của thuỷ sản nhằm giữ chất lượng của chúng tốt nhất cho người sử dụng là một yêu cầu cấp thiết. Cảm quan là phương pháp phổ biến nhất được dùng trong đánh giá độ tươi của thuỷ sản. Để đánh giá các chỉ tiêu cảm quan của thuỷ sản sau khi nấu người ta thường dùng thang điểm Torry, thang điểm này có số điểm tương quan tuyến tính với thời gian bảo quản [5],[9], hoặc dùng phương pháp phân tích mô tả định lượng (Quantitative Descriptive Analysis, viết tắt là QDA). Thang điểm Torry do Viện Ngiên cứu Torry phát triển cho các loài cá gầy, cá béo trung bình và cá béo. Khi dùng thang điểm Torry người ta cho điểm từ 10 (đối với mùi vị rất tươi) đến 3 (hỏng). Phòng Thí nghiệm Thuỷ sản Iceland cũ (Icelandic Fisheries Laboratories - IFL) thường lấy mức điểm Torry 5,5 làm giới hạn cho đa số thuỷ sản còn dùng được cho người, bởi sau đó hội đồng cảm quan bắt đầu phát hiện ra những bằng chứng của việc hư hỏng như vị chua và dấu vết của mùi lạ [9]. Đối với cá trích Đại Tây Dương thì điểm Torry 7 là giới hạn còn dùng được đối với cá sử dụng cho người. Phương pháp QDA cung cấp một bảng mô tả bằng lời và các thông tin định lượng của các chỉ tiêu cảm quan [16], bảng mô tả định lượng này do hội đồng cảm quan họp lại và xây dựng nên trước khi tiến hành đánh giá [5],[17]. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng 5 lô cá trích Đại Tây Dương (Clupea harengus), các lô được đánh số tương ứng theo thứ tự của thời gian đánh bắt: 31/10/2002 - lô 1, 06/11/2002 - lô 2, 19/11/2002 - lô 3, 19/11/2002 - lô 4 và 28/11/2002 - lô 5. Trong đó, lô 1 và lô 2 chỉ dùng trong quá trình huấn luyện hội đồng cảm quan. Cá thuộc lô 1, 2 và 3 được đánh bắt từ Vestmannaeyjar - vùng ven bờ biển Nam Iceland và được bảo quản trong nước biển làm lạnh tuần hoàn (refrigerated seawater - RSW). Cá thuộc lô 4 và 5 được đánh bắt từ vuông 613 - Vopnafjardargrunnur - Neskaupstadur và được bảo quản trong hỗn hợp nước biển và nước đá (chilled seawater - CSW). Cá đã được bảo quản khoảng 3÷5 ngày từ khi đánh bắt trong các thùng xốp hoặc trong các thùng nhựa khi đến phòng thí nghiệm. Tại phòng thí nghiệm, cá được kiểm tra lại và xếp vào thùng xốp để bảo quản bằng đá vảy, mỗi lớp cá được xếp luân phiên giữa các lớp đá, thùng xốp được đục lỗ để thoát nước đá chảy. Các thùng được đậy nắp và được bảo quản trong phòng lạnh ở nhiệt độ 0÷2 o C. Đá trong các hộp được kiểm tra và bổ sung thêm nếu cần sau mỗi 3 ngày. Cá trích được bảo quản trong điều kiện trên đến 2 tuần, cứ 2÷4 ngày tiến hành lấy mẫu để đánh giá cảm quan một lần. Ngày đánh bắt được tính là ngày số 0. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 54 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phân tích cảm quan Trước khi tiến hành thí nghiệm, một hội đồng cảm quan gồm 12 thành viên được huấn luyện cách sử dụng thang điểm Torry cho cá trích và phương pháp QDA. Thành viên của hội đồng là các cảm quan viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm tại IFL, họ được huấn luyện theo tiêu chuẩn ISO 1993. Mỗi đợt cảm quan sử dụng từ 6 đến 10 cảm quan viên. Tất cả các mẫu được đánh giá cảm quan theo chuẩn quốc tế ISO 1988. Việc đánh giá luôn được thực hiện trong cùng 1 buồng cảm quan, ở nhiệt độ phòng, dưới ánh sáng trắng, và ít bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại cảnh. Tổng cộng có 44 cá trích được sử dụng trong quá trình huấn luyện và đánh giá, trung bình mỗi đợt đánh giá dùng 4 cá thể từ mỗi ngày bảo quản khác nhau của các lô 3, 4 và 5. Cá được phi lê, cắt bỏ phần bụng và phần đuôi khoảng 3÷4 cm, sau đó cắt ra thành các miếng nhỏ dài khoảng 2÷2,5 cm và rộng khoảng 2÷3 cm. Các miếng thịt cá được đặt vào các hộp giấy nhôm và nấu bằng hơi nước ở nhiệt độ 95÷100°C trong 7 phút trong lò điện Convostar (hãng Convotherm-German) (lò được làm nóng trước). Mỗi cảm quan viên được phục vụ 2 mẫu đôi từ 2 ngày bảo quản khác nhau. Các mẫu được đánh mã gồm ba chữ số ngẫu nhiên. Phân tích số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 97 để tính các giá trị trung bình, tính độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị. Dữ liệu từ phần đánh giá cảm quan cá nấu được thu hồi và xử lý bằng phần mềm FIZZ © (Version 2.0, 1994-2000, Biosystemes), sau đó được phân tích bằng chương trình thống kê NCSS 2000 (PASS Trial 2000) để xem có sự khác biệt ý nghĩa giữa các mẫu hoặc giữa các cảm quan viên. Phân tích đa biến được thực hiện trên phần mềm Unscrambler ® 7.5 (CAMO A/S). Phương pháp phân tích thành phần chính PCA (Principle component analysis) được sử dụng để nghiên cứu các phương sai chính của dữ liệu. Phương pháp bình phương tối thiểu PLS-R hay PLS (Partial least square regression) dùng để đánh giá khả năng dự đoán thời gian bảo quản của các phương pháp cảm quan. Với giả định có sự tương tác giữa các cảm quan viên và các mẫu, phân tích thống kê được thực hiện dùng phương pháp phân tích phương sai ANOVA (analysis of variance) hai yếu tố có tương tác. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Điểm cảm quan theo thang điểm Torry được tính cho mỗi ngày bảo quản của mẫu và được vẽ đồ thị theo thời gian bảo quản bằng nước đá vảy (Hình1). y = -0.2509x + 9.1223 R 2 = 0.9037 3 4 5 6 7 8 9 10 02468101214 Ngày bảo quản trong nước đá Điểm Torry Hình 1. Biến đổi điểm Torry của cá trích theo thời gian bảo quản trong nước đá Phương trình hồi qui biểu diễn mối tương quan giữa điểm cảm quan Torry và thời gian bảo quản là: y = -0,2509x + 9,1223; (x - Ngày bảo quản trong nước đá; y - Điểm Torry), có hệ số tương quan khá cao: R 2 = 0,9037. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước về mối liên hệ tuyến tính Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 55 giữa điểm cảm quan Torry và thời gian bảo quản trong đá của các loại cá khác như: cá tuyết (hệ số tương quan R 2 = 0,98÷0,99), cá tuyết sọc đen (hệ số tương quan R 2 = 0,86÷0,98) (Martinsdottir và cộng sự 2001), cá hồi đỏ (hệ số tương quan R 2 = 0,95÷0,97) [10]. Như vậy, thang điểm Torry này rất phù hợp cho việc đánh giá độ tươi của cá trích nói riêng và cá bảo quản lạnh nói chung. Vào ngày bảo quản thứ 9, điểm Torry gần với 7, thể hiện cá có mùi ôi khét nhẹ và vị chua. Điều này cho thấy thời hạn bảo quản tối đa của cá trong nước đá chỉ khoảng 8 ngày. 0 20 40 60 80 100 02468101214 Ngày bảo quản trong nước đá Điểm mô tả định lượng QD A Chắc-mềm Khô-ướt Cứng xác-mềm mại Mùi vị đặc trưng Mùi vị lạ Mùi vị ôi khét Xương Hình 2. Điểm cảm quan QDA của cá trích theo thời gian bảo quản trong nước đá Mô tả tốt của các thuộc tính QDA như mùi vị đặc trưng, độ chắc, độ nước (juiciness), và độ mềm mại bị giảm theo thời gian bảo quản, và giảm mạnh sau ngày thứ 8 (Hình 2). Các mô tả xấu như mùi vị lạ hoặc mùi vị ôi khét tăng theo thời gian bảo quản, và tăng rõ rệt sau ngày bảo quản thứ 8. Mùi vị đặc trưng là một chỉ thị rõ của cá trích tươi, trong khi đó mùi vị ôi khét đặc trưng cho cá cũ. Mô tả mùi vị lạ không thay đổi mấy cho đến khi cá trở nên không còn phù hợp cho người sử dụng (Hình 2), phân tích thống kê cho thấy không tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa nào giữa các ngày bảo quản trước đó. Đó có thể là do đa số mùi vị lạ trong quá trình bảo quản là ôi khét, hoặc có thể là do mùi vị ôi khét quá mạnh lấn át các mùi vị lạ khác. Chúng ta biết rằng các sản phẩm thứ cấp của quá trình oxy hoá lipit (như aldehyde, ketone và alcohol) gây nên mùi vị ôi khét ngay cả ở những nồng độ rất thấp [19]. Điều này cũng phù hợp để giải thích sự biến đổi chủ yếu về mùi vị của cá trích: vì đây là một loài cá béo nên các biến đổi của lipit tạo mùi ôi khét là rất đáng kể. Tuy nhiên, mô tả về mùi vị lạ lẽ ra cần được hội đồng cảm quan thảo luận chi tiết hơn và xác định rõ trước khi tiến hành đánh giá. Các biến đổi trong cảm nhận về xương không rõ (Hình 2). Không có sự khác biệt ý nghĩa nào giữa các ngày bảo quản. Có vẻ xương trở nên mềm hơn theo thời gian bảo quản, nhưng cần có những nghiên cứu tiếp để làm rõ. Nhìn chung không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa của các thuộc tính về cấu trúc như độ chắc, độ nước và độ mềm mại, ngoại trừ ngày thứ 3 (lô 3) và ngày thứ 12 (lô 4) có khác biệt về độ chắc; ngày thứ 7 (lô 5) và ngày thứ 12 (lô 4) khác về độ nước. Đó có thể là do các thuộc tính về cấu trúc của cá trích nấu ít thay đổi hơn so với các thuộc tính khác (theo sự đánh giá của hội đồng). Kết quả nghiên cứu theo phương pháp QDA đã củng cố kết quả nghiên cứu dùng thang điểm Torry rằng cá trích không còn thích hợp cho người sử dụng sau 8 ngày bảo quản trong nước đá. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Martinsdottir và cộng sự (2001) [9] khi họ cũng cho rằng thời hạn bảo quản của cá trích trong nước đá là 8 ngày. Tuy nhiên, theo Nielsen và cộng sự (2004a) [11] thì thời gian bảo quản cá trích phụ thuộc theo mùa: khoảng từ 8÷14 ngày đối với cá trích đánh bắt vào mùa đông và mùa thu; và khoảng 3÷8 ngày vào sau mùa sinh sản khi cá trích ăn mạnh. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 56 -0.2 -0.1 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 -0.5 -0.4 -0.3 -0.2 -0.1 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 RESULT22, X-expl: 64%,16% Y-expl: 87%,5% Torry score Firm-soft Dry-juicy Tough-tender Characteristic Off-flavour Rancid flavour Bone Storage time PC1 PC2 X-loading Weights and Y-loadings Hình 3. Đồ thị PLS1 của các thuộc tính cá trích nấu (điểm Torry và QDA) và thời gian bảo quản trong nước đá dùng thẩm định chéo toàn phần Hình 3 cho thấy các thuộc tính thể hiện cá tươi như điểm Torry (Torry score) cao, mùi vị đặc trưng (Characteristic) nằm về phía bên trái của trục thành phần chính thứ nhất PC1 (Principle component 1), còn các thuộc tính thể hiện cá cũ như mùi vị lạ (Off-flavour) và mùi vị ôi khét (Rancid flavour) nằm về phía bên phải của trục PC1 cùng với thời gian bảo quản (Storage time). Các thuộc tính như độ khô- ướt (Dry-juicy), cứng xác-mềm mại (Tough- tender), chắc-mềm (Firm-soft) và xương (Bone) nằm ở phần giữa trục PC1, điều này thể hiện chúng không thay đổi nhiều theo thời gian bảo quản. Kết quả phân tích này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả thu được thể hiện trên Hình 2. 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 RESULT22, (Y-var, PC): (Storage time,1) b3-d03 b3-d06 b3-d09 b4-d05 b3-d13 b4-d09 b4-d12 b5-d07 Elements: Slope: Offset: Correlation: RMSEP: SEP: Bias: 8 0.674971 2.586947 0.842916 1.727917 1.847167 -0.013284 Measured Y Predicted Y Hình 4. Đồ thị phân tích PLS1 của các thuộc tính của cá trích nấu (đánh giá bằng thang điểm Torry và phương pháp QDA) và thời gian bảo quản: các giá trị dự đoán theo các giá trị thực tế Y Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 57 Kết quả đánh giá cảm quan cá trích theo phương pháp Torry và QDA được phân tích bằng phương pháp PLS để xác định xem có thể dự đoán thời gian bảo quản như thế nào (Hình 4). Vì trong quá trình đánh giá sử dụng điểm Torry và 7 thuộc tính QDA, nên có thể giả sử rằng có sự phân phối chuẩn [14], vì thế có thể xem 2*SEP như là khoảng tin cậy 95% [2]. Căn cứ trên các yếu tố này có thể kết luận: dữ liệu từ quá trình đánh giá cảm quan cá trích nấu khi dùng mẫu lặp đôi có thể dùng để dự đoán thời gian bảo quản trong đá với độ chính xác ≅ ± 2,0 ngày. -1.0 -0.5 0 0.5 1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 Sensory and eno…, X-expl: 73%,11% Hình 5. Đồ thị PCA của kết quả đánh giá cảm quan cá trích theo thời gian bảo quản, dùng thẩm định chéo toàn phần (a) gồm: b3-d03, b4-d04, b5-d06, b5-d07 và b5-d09; (b) gồm: Torry score (điểm Torry), Tough- tender (cứng xác-mềm mại), Characteristic (mùi vị đặc trưng); (c) gồm: b5-d11; Rancid flavour (mùi vị ôi khét), Gill odour (mùi của mang), Eyes brightness (độ sáng của mắt), Eyes shape (hình dạng của mắt), QI (Quality Index-tổng điểm cảm quan theo phương pháp cho điểm chất lượng QIM), Skin (da), Odour (mùi), Belly (bụng), Consistency (độ chắc) và Off-flavour (mùi vị lạ). Đồ thị PCA (Hình 5) cho thấy các dữ liệu của cá tươi nằm về phía bên trái của PC1 (mô tả 73% mức độ biến thiên trong dữ liệu giữa các mẫu). Theo thời gian bảo quản, dữ liệu chuyển dần về phía bên phải của PC1. Cũng thấy rõ rằng các lô khác nhau cho kết quả tương tự ngay cả đối với các phương pháp đánh giá cảm quan khác nhau (xem thêm Hình 4). Từ Hình 5 có thể thấy dữ liệu lô 5 sau 9 ngày bảo quản (b5-d09) vẫn nằm bên trái của PC1, trong khi đó dữ liệu lô 4 và lô 3 sau 9 ngày bảo quản (b4-d09 và b3-d09) lần lượt nằm ở giữa và về bên phải của PC1. Các kết quả tương tự cũng có thể quan sát thấy cho các thời gian bảo quản khác của các lô. Như vậy, lô 5 có chất lượng tốt nhất, và lô 3 có chất lượng xấu nhất trong các lô 3, 4 và 5. Đó là do sự khác biệt về xuất xứ của các lô và về điều kiện bảo quản cá trước khi đến phòng thí nghiệm. 4. KẾT LUẬN Có thể thấy đánh giá cảm quan cá trích nấu bằng thang điểm Torry và phương pháp QDA cho kết quả rất tốt về độ tươi của cá với các mô tả chi tiết và độ chính xác trong dự đoán thời gian bảo quản: Điểm Torry tương quan tuyến tính với thời gian bảo quản và cho thấy thời gian bảo quản cá trích Đại Tây Dương trong nước đá là khoảng 8 ngày. Các thuộc tính QDA thay đổi mạnh sau ngày bảo quản thứ 8, trong đó mùi vị đặc trưng bị giảm mạnh còn mùi vị ôi khét tăng rõ rệt. Điều này cũng khẳng định thời hạn bảo quản cá trích trong nước đá là không quá 8 ngày. Kết quả đánh giá cảm quan mẫu lặp đôi cá trích bằng thang điểm Torry và QDA có thể dùng để tiên đoán thời gian bảo quản trong nước đá của cá trích với độ chính xác ± 2,0 ngày. b3-d03 b3-d06 b3-d08 b4-d04 b3-d09 b4-d05 b3-d11 b3-d13 b4-d09 b5-d06 b4-d12 b5-d07 b5-d09 b5-d11 CO H2S Skin Blood on gillco Odour Consistency Belly Eyes brightness Eye shape Gill colou r Gill odou r QI Torry score Firm-soft Dry-juicy Tough-tender Characteristi c Off-flavour Rancid flavour Bone PC1 PC2 Bi-plot (a) (b) (c) (d) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bremner A. 1985. A convenient easy to use system for estimating the quality of chilled seafood. In: Scott DN and Summers CN, editors. Proceedings of the fish processing conference; 23-25 April 1985; New Zealand. Fish Proc. Bull. 7. p 59-73. 2. Esbensen K, Schonkopf S, Midtgaard T, and Guyot D. 1988. Multivariate Analysis in Practice. 3rd ed. Norway: Camo ASA. 343p. 3. [[FAO] Food and Agriculture Organization. 2004. Databases and Statistics. Yearbook of Fishery Statistics: Summary tables. Available from http://www.fao.org/fi/website/FIRetrieveAction.do?dom=org&xml=FIDI_STAT_org.xml&xp_nav=3, 1,1. Accessed 23 Mai 2007. 4. Gram L. and Huss HH. 1996. Microbiological spoilage of fish and fish products. International Journal of Food Microbiology 33: 121-17. 5. Huss HH. 1995. Quality and quality changes in fresh fish. FAO Fisheries Technical Paper – 348. 6. ISO 1988. Sensory analysis-General guidance for the design of test rooms, 8589. Genf, Switzerland: The International Organization for Standardization, p 1-9. 7. ISO 1993. Sensory analysis-General guidance for the selection, training and monitoring of assessors. Part 1: Selected assessors, 8586-1. Genf, Switzerland: The International Organization for Standardization, p 1-10. 8. Larsen E, Heldbo J, Jespersen C M, and Nielsen J. 1992. Development of a Method for Quality Assessment of Fish for Human Consumption based on Sensory Evaluation. In: Huss HH and others, editors. Quality Assurance in the Fish Industry. p 351-8. 9. Martinsdottir E, Sveinsdottir K, Luten J, Schelvis-Smit R, and Hyldig G. 2001. Sensory Evaluation of Fish Freshness. QIM Eurofish. 10. Mausse ECJ, Valdimarsdottir T, and Sveinsdottir K. 2000. Shelf Life of Red Fish Stored in Ice and Modified Atmosphere (MA) and some Aspects on the Development of a Quality Index Method (QIM) scheme for Red Fish Stored in MA. Final Project UNU-Fisheries Training Programme 2000. Available from http://www.unuftp.is/. 11. Nielsen D and Hyldig G. 2004a. Influence of handling procedures and biological factors on the QIM evaluation of whole herring (Clupea harengus L.). J. Food Research International 37: 975-9. 12. Nielsen D, Hyldig G, Nielsen HH, and Nielsen J. 2004b. Sensory properties of marinated herring (Clupea harengus). Influence of fishing ground and season. J. Aquatic Food Product Technology 13(3). Peer reviewed papers. 22 p. 13. Næs T, Hirst D, and Baardseth P. 1994. Using cumulative ranks to detect individual differences in sensory QDA. J Sens. Stud. 9 (1): 87-13. 14. O’Mahony, M. 1986. Sensory Evaluation of Food: Statistical Methods and Procedures. New York: Marcel Dekke Inc. 487 p. 15. Pauly D. 2002. Status of world fisheries. Visiting lecture at the UNU-Fisheries Training programme in December 2002. UNU-FTP, Reykjavik, Iceland. Available from http://www.unuftp.is/. 16. Stone H and Sidel JL. 1985. Sensory evaluation practices. Orlando, Fla.: Academic Press, Inc. 311p. 17. Stone H and Sidel JL. 1998. Quantitative Descriptive Analysis: Developments, Applications, and the Future. J Food Technology 52(8): 48-5. 18. Stroud GD. 2001. The Herring. Torry Advisory Note No. 57. 19. Undeland I. 1998. Lipid Oxidation in Fillets of Herring (Clupea harengus) during Processing and Storage [DPhil thesis]. Goteborg, Sweden: Chalmers University of Technology. Available from: Icelandic Fisheries Laboratories. [DPhil thesis]. ABSTRACT Atlantic herring (Clupea harengus) was stored in ice up to 2 weeks. Changes during storage were observed by Torry scheme and Quantitative Descriptive Analysis (QDA). High correlation between Torry scores and storage time was found. QDA attributes clearly changed after 8 days of storage, which was the maximum storage time for human consumption. Shelf life of herring in ice could be predicted by Torry scheme and QDA with the precision of ± 2.0 days with duplicate samples. . TỔNG QUAN Cá trích là một loài cá béo có giá trị kinh tế và là một trong những loài được đánh bắt nhiều nhất gần đây trên thế giới. Tổng sản lượng đánh bắt cá trích, cá mòi và cá cơm của thế. 4. Đồ thị phân tích PLS1 của các thuộc tính của cá trích nấu (đánh giá bằng thang điểm Torry và phương pháp QDA) và thời gian bảo quản: các giá trị dự đoán theo các giá trị thực tế Y Tạp chí. các tác động ngoại cảnh. Tổng cộng có 44 cá trích được sử dụng trong quá trình huấn luyện và đánh giá, trung bình mỗi đợt đánh giá dùng 4 cá thể từ mỗi ngày bảo quản khác nhau của các lô 3,

Ngày đăng: 09/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w