Quế Thanh Công dụng: Vỏ và tinh dầu quế thanh được sử dụng làm thuốc và làm gia vị tương tự như với loài quế (Cinnamomum cassia). Trong dân gian thường dùng nhục quế ("quế thượng châu”, “quế thương biểu” và "quế hạ căn") mài với nước sôi để nguội uống chữa cảm lạnh, đau bụng, tiêu chảy Cả Đông và Tây y đều coi quế là dược liệu có tác dụng kích thích và sát trùng mạnh. Hình thái: Cây gỗ thường xanh, cao 10-15(-20)m, vỏ thân màu nâu xám hay nâu sẫm, rất thơm. Cành non có dạng 4 cạnh theo lát cắt ngang, nhẵn. Lá mọc gần như đối hoặc mọc cách; phiến hình bầu dục thuôn đến hình mác thuôn, đầu có mũi nhọn, mềm, gốc hình nêm kích thước (7-)10-12,5(- 15)x(3-)4-5cm, màu xanh đậm; mặt dưới có phủ vẩy nhỏ, gân chính 3; cuống lá có rãnh, dài 1,2-1,5cm. Cụm hoa dạng chuỳ mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng hay trắng-vàng nhạt. Quả hình trứng, dài khoảng 1cm, khi chín có màu đen hay tím, nhẵn, đài tồn tại. Mỗi quả 1 hạt. Phân bố: - Việt Nam: Gặp trong rừng Trường Sơn và được trồng rải rác ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi. - Thế giới: Chưa có thông tin. Đặc điểm sinh học: Cây mọc trong rừng nhiệt đới lá rộng, ẩm trên dãy Trường Sơn, ở độ cao trung bình, đôi khi có thể lên tới độ cao 2.000m. Cây ưa điều kiện nóng, ẩm; thường mọc ở các khu vực có tổng lượng mưa hàng năm cao (2.500- 3.000mm), trên các loại đất feralit đỏ, vàng; đặc biệt là trên đất phong hoá từ nham thạch núi lửa. Hệ rễ của cây phát triển nhanh, rễ trụ ăn sâu vào đất. Cây tái sinh chồi khỏe. Khi còn non chịu bóng, nhưng cây trưởng thành lại ưa sáng. Mùa hoa quả tháng 4-8. Riềng Ấm Công dụng: Trong dân gian, thân rễ riềng ấm được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, bồi bổ tỳ vị, trị kiết lỵ, tiêu chảy, tả, đầy bông, nôn mửa, chữa sốt rét và say rượu. Tại lndonesia lá riềng ấm được dùng để ủ tạo mùi thơm cho gạo. Cư dân một số địa phương ở Malaysia lấy lá non làm rau ăn hàng ngày. Lá và thân giả được coi là nguồn nguyên liệu để sản xuất giấy, đặc biệt là với các loại giấy truyền thống, lâu đời. Một số nước châu Âu đã trồng riềng ấm làm cây cảnh. Hình thái: Cây thảo, sinh chồi nhiều tạo thành khóm, cao 1-2m. Ống bẹ lá có lông rậm, ngắn, cuống lá dài khoảng 2-2,5cm; phiến lá hình mác thuôn, đầu nhọn, mặt dưới thường có lông dày. Cụm hoa dài khoảng 20cm cong rủ xuống, mang 20-30 lá bắc uốn cong; mỗi lá bắc mang 2 hoa; những lá bắc nhỏ có màu trắng, phía chóp màu hồng; cánh môi nguyên hoặc chia thuỳ. Quả nang gần hình cầu, khi chín có màu vàng cam. Phân bố: - Việt Nam: Riềng ấm mọc rải rác tại các địa phương thuộc Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh. - Thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Nhật Bản và vùng Đông Bắc Ấn Độ. Hiện nay, Riềng ấm đã được trồng rải rác ở khắp vùng Đông Nam Á và nhiều khu vực có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới trên thế giới. Đặc điểm sinh học: Riềng ấm thích nghi với điều kiện ẩm, được che bóng và nhiệt độ không khí không quá cao (tối thích khoảng 27-30 0 C về ban ngày và 17-18 0 C về ban đêm). Chúng mọc tự nhiên dưới tán các loại hình rừng thứ sinh, rừng tre nứa, thảm cây bụi, ở thung lũng hoặc ven rìa rừng. Cây ưa đất tương đối tốt, nhiều mùn và sinh trưởng thuận lợi ở các khu vực có độ cao dưới 1.000m. Trong quá trình sinh trưởng, sinh khối thân rễ của cây tăng lên rất nhanh và chỉ sau khi trồng độ 7-8 tháng đã có thể cho thu hoạch. Mùa hoa quả tháng 5-11. . Quế Thanh Công dụng: Vỏ và tinh dầu quế thanh được sử dụng làm thuốc và làm gia vị tương tự như với loài quế (Cinnamomum cassia). Trong dân gian thường dùng nhục quế (" ;quế thượng. quế (" ;quế thượng châu”, quế thương biểu” và " ;quế hạ căn") mài với nước sôi để nguội uống chữa cảm lạnh, đau bụng, tiêu chảy Cả Đông và Tây y đều coi quế là dược liệu có tác dụng. tại. Mỗi quả 1 hạt. Phân bố: - Việt Nam: Gặp trong rừng Trường Sơn và được trồng rải rác ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi. - Thế giới: Chưa có thông tin. Đặc điểm sinh học: