QUẾ CHI Tên thuốc: Ramulus Cinnamoni. Tên khoa học: Cinnamomum loureirrii Ness. Họ Long Não (Lauraceae) Bộ phận dùng: vỏ. - Việt Nam có nhiều loại quế: quế nổi tiếng nhất là Quế Thanh (Thanh Hoá, C.loureiri Nees) rồi đến Quế quy. - Vỏ quế bóc ở một cây phân chia ra nhiều loại tốt xấu khác nhau, và tác dụng khác nhau. + Quế hạ bản: lấy ở phần dưới thân. Thứ này hay giáng xuống mà ít bốc lên. + Quế trung châu: lấy ở phần giữa thân cây. + Quế thượng biểu: lấy ở phần trên cây. Hai thứ này có tác dụng bốc lên. + Quế chi: lấy ở cành cây, Quế chi tiêm lấy ở ngọn cành. Thứ này đi ra ngoài thân và chân tay. - Cách xem quế tốt xấu: có nhiều cách: + Cạo bỏ vỏ ngoài, mài với ít nước, nếu ra chất trắng như sữa bò là tốt nhất, nếu nước như nước chè xanh là loại hai, nếu nước đỏ là loại ba. + Nếm miếng quế thấy vị ngọt cay, sau thấy đắng, cuối cùng thấy ngọt (cay ít thôi) là quế tốt. + ở Thanh Hoá có câu ‘lòng son, vỏ khế’ là nói lên quế tốt phải như thế. + Gọt vỏ quế, cắt đôi, chỗ cắt trong như sáp, rất mịn và thấy có đường ‘bạch chỉ phân du’ là quế tốt. Sợi chỉ trắng này phải thẳng nếu ngoằn ngoèo là không tốt lắm. + Tây y cho quế tốt là phải có tỷ lệ tinh dầu cao. Nhưng nói chung quế khô, có mùi thơm, có chất dầu, vị cay hơi ngọt, vỏ hơi nâu không vụn nát, ẩm là tốt. - Ở Trung Quốc có loại quế đơn, quế bì, còn gọi là quế nhục (C.cassia BL) cây này có mọc ở nước ta. Trên thị thường còn có quan quế hay quế xây lăng (C.Zeylanicum Nees) có giá trị nhất. Tính vị: vị ngọt, cay, tính đại nhiệt. Vào hai kinh Can và Thận. Chủ trị: trị chân tay lạnh, tả lỵ, đau bụng, bế kinh, tiêu hoá, kiện Vị. - Ngoại cảm phong hàn: Dùng Quế chi với Ma hoàng làm tăng tác dụng tăng tiết mồ hôi của Quế. - Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ gió, sốt, mạch Phù Trì: Dùng Quế chi với Bạch thược trong bài Quế Chi Thang. - Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng: Dùng Quế chi với Phụ tử. - Tâm Tỳ dương hư ởbiểu hiện như trống ngực, phù và thở nông: Dùng Quế chi với Phục linh và Bạch truật. - Dương suy ở ngực biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim: Dùng Quế chi với Giới bạch, Qua lâu, Đào nhân, Mẫu đơn bì và Phục linh trong bài Quế Chi Phục Linh Thang. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Gọt sạch bì thô. Với thuốc thang thì mài với nước thuốc, làm thuốc hoàn tán thì tán bột. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đối với quế thật tốt, chỉ mài trong bát sành với ít nước đun sôi để nguội, hoặc với ít nước thuốc thang để uống. Làm nước hãm (quế thường): cạo bỏ bì thô, gọt thành miếng mỏng. Tẩm nước đồng tiện 1 - 2 ngày đêm (để giáng hoả vì nóng quá xông lên hại mắt). Cho miếng quế đã tẩm vào cái chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi róc ngay ra bỏ đi, cho vào nước sôi khác, lần này để ngấm nguội rồi mới lấy ra uống. Uống lần sau pha với nước khác mà dùng. Một lượt vỏ quế như thế có thể pha 2 - 3 lần. Bảo quản: để tránh mất hương vị của quế, trát sáp mật ong vào hai đầu thanh Quế, dùng giấy bóng kính gói kỹ, đựng vào thùng kín. Để nơi khô ráo, kín, mát, tránh nơi ẩm. Kiêng ky: không phải hư hàn không nên dùng. Thận trọng khi dùng Quế chi cho thai phụ. QUY BẢN Tên thuốc: Plastrum Testudinis. Tên khoa học: Clinemys reevesii (Gray). Tên thông thường: Mai rùa. Bộ phận dùng: Mai loài rùa nước ngọt. Tính vị: Ngọt, mặn, tính lạnh. Quy kinh: Vào kinh Can, Thận và Tâm. Tác dụng: Dưỡng âm tiềm dương, Bổ thận mạnh xương. · Can dương vượng do Can Thận âm hư biểu hiện mệt mỏi, cảm giác căng đau ở đầu và nhìn mờ: Quy bản với Bạch thược, Ngưu tất, Thạch quyết minh và Câu đằng. · Gân cốt kém được nuôi dưỡng do âm bị hao tổn bởi bệnh có sốt biểu hiện chuột rút và co giật bàn tay bàn chân: Quy bản với A giao, Thục địa hoàng và Mẫu lệ. · Can Thận âm hư biểu hiện đau lưng mỏi gối và yếu gân cốt: Quy bản với Ngưu tất, Long cốt và Thục địa hoàng. · Âm hư hỏa vượng biểu hiện sốt về chiều, ho ra máu, ra mồ hôi trộm và di mộng tinh: Quy bản với Thục địa hoàng trong bài Ðại Bổ Âm Hoàn. · Rối loạn thần trí do âm huyết hư biểu hiện mất ngủ, hay quên, hồi hộp và hoảng hốt: Quy bản với Long cốt, Thạch xương bồ, Viễn chí. · Âm hư huyết nhiệt biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều và đái máu: Quy bản với Thục địa hoàng và Hạn liên thảo. Bào chế: có thể lấy quanh năm, rửa sạch, phơi khô. Liều dùng: 10-30g. (Thường sắc trước khoảng 30 phút rồi mới cho các vị thuốc khác vào sau.) Kiêng kỵ: Thận trọng dùng khi có thai. QUYẾT MINH TỬ Tên thuốc: Semen Sennae. Tên khoa học: Cassia angustifolia Vahl. Hoặc Cassia acutifolia Delile. Bộ phận dùng: hạt. Tính vị: ngọt, đắng, tính hơi hàn. Qui kinh: Vào kinh Can và Đại trường. Tác dụng: thanh nhiệt ở can và làm sáng mắt. Trừ phong và thanh nhiệt; Nhuận tràng. Chủ trị: - Can hỏa nội động bốc lên trên hoặc phong và nhiệt bên ngoài xâm nhập biểu hiện như mắt đau, đỏ và sưng và sợ ánh sáng: Dùng Quyết minh tử với Cúc hoa, Tang diệp, Chi tử và Hạ khô thảo. - Táo bón do khô ruột: Dùng một mình Quyết minh tử. - Can dương vượng biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt và mờ mắt: Dùng Quyết minh tử với Chi tử, Câu đằng và Mẫu lệ. - Can Thận âm hư biểu hiện như mờ mắt và đục thuỷ tinh thể: Dùng Quyết minh tử với Sa uyển tử, Bạch tật lê, Nữ trinh tử và Câu kỷ tử. Liều dùng: 10-15g. Bào chế: Thu hái vào mùa thu, phơi khô. . trung châu: l y ở phần giữa thân c y. + Quế thượng biểu: l y ở phần trên c y. Hai thứ n y có tác dụng bốc lên. + Quế chi: l y ở cành c y, Quế chi tiêm l y ở ngọn cành. Thứ n y đi ra ngoài. rồi đến Quế quy. - Vỏ quế bóc ở một c y phân chia ra nhiều loại tốt xấu khác nhau, và tác dụng khác nhau. + Quế hạ bản: l y ở phần dưới thân. Thứ n y hay giáng xuống mà ít bốc lên. + Quế trung. + Nếm miếng quế th y vị ngọt cay, sau th y đắng, cuối cùng th y ngọt (cay ít thôi) là quế tốt. + ở Thanh Hoá có câu ‘lòng son, vỏ khế’ là nói lên quế tốt phải như thế. + Gọt vỏ quế, cắt đôi,