1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dược vị Y Học: PHỈ TỬ pdf

8 362 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 122,59 KB

Nội dung

PHỈ TỬ Tên thuốc: Semen Toreyae Tên khoa học: Embelia ribes Burn. Họ Đơn Nem (Myrrinaceae) Bộ phận dùng: nhân của quả. Quả chắc to, nhân chắc vàng, không lép vụn nát, còn nhiều dầu là tốt. Cũng còn dùng hạt dây Chua ngút, quả bé nhỏ như hạt tiêu. Dây chua ngút có hai cây khác nhau. Cây có Tên khoa học là Embelica ribes Burn (Họ Boraginaceae) (loại dây bò) thường dùng cây mang Tên khoa học Cordia bantamesi Blum (loại cây nhỏ). Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Phế và Đại trường. Tác dụng: tiêu ích, chỉ khái, sát trùng. Chủ trị: trị trĩ, sên lãi, ho. . Trị giun móc: Phỉ tử hợp với Quán chúng và Binh lang (hạt cau). . Trị sán dây: Phỉ tử hợp với Nam qua tử và Binh lang. . Trị giun tròn: Phỉ tử phối hợp với Sử quân tử, Khổ luyện bì và Ô mai. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g (Bắc); 20 - 40g (Chua ngút) Cách Bào chế: Theo Trung Y: Dùng Phỉ tử bỏ vỏ, dùng sống hoặc sao qua. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Giã dập, bỏ vỏ lấy nhân để: + Dùng sống: giã dập rồi ăn., + Dùng chín (thường dùng): sao qua thấy mùi thơm là được, để ăn. + Tán bột: sao quả tán bột. Khi ăn dùng với nước đường hoặc mật. Bảo quản: dễ mọt, cần để nơi khô ráo, kín, tránh nén ép, vụn nát mất dầu. Ghi chú: Thuốc có thể dùng ở dạng nước sắc, nhưng hiệu quả nhất khi dùng ở dạng viên hoàn với mật ong và uống trực tiếp. Kiêng kỵ: Tỳ, Vị hư, tiêu chảy không nên dùng. PHONG PHÒNG - MẬT ONG Tên khoa học: Mel. Nguồn gốc: Mật ong là một chất lỏng, hơi sền sệt, vị ngọt do nhiều giống ong hút mật của nhiều loại hoa đem về tổ chế biến cô đặc mà thành. Có nhiều giống ong cho mật ong: giống Apis (A.mellifica, A.chinensis ), giống maligona Tại Lao Cai (Sa Pa), có loại ong ruồi (ong nho) cho thứ mật ong trắng và ong khoái (to hơn) cho thứ mật ong màu vàng. Ong thuộc họ ong (Apidae), bộ cánh mỏng (Hymonopterao) Phẩm chất: phẩm chất mật ong thay đổi tuỳ theo tính chất các hoa và thức ăn của ong. Có loại mật ong độc vì ong hút mật của các cây độc (phụ tử, đỗ quyên), có người ăn mật ong bị say cũng do nguồn gốc này. Mùivà Vị của mật ong cũng như giá trị của nó phụ thuộc vào các loại hoa có trong vùng. Mật ong Lạng Sơn, Phú Thọ được nổi tiếng nhưng chưa được nghiên cứu kỹ. Nói chung phải thơm quánh, không chua, màu có thể nâu hay vàng, không bị màu rỉ thùng sắt, nếm thấy ngọt gắt ở cổ một lúc thấy khát nước, nhỏ một giọt vào giữa gan bàn tay hay lên tờ giấy thấm, giấy bản, giọt mật vẫn đứng tròn nguyên không loang là tốt. Thứ có đọng như cát ở dưới thùng là xấu. Thuỷ phần từ 14 - 20%, quá nữa sẽ chua. Mật ong ở nước ta có khi bị giả mạo bằng nước đường, có khi bằng cách cho ong ăn mật mía để nhả ra mật ong có rất nhiều saccarose. Thành phần. hoá học: có lẫn lộn ba thứ: glucose, levulose, trên 70%, ít đường mía (saccharose) dưới 3%; các chất men, albumin, acid hữu cơ, các chất vô cơ, các chất phân hoá tố, các chất thơm và nhất là các sinh tố A, B, C, D Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ, Phế, Vị và Đại trường. Tác dụng: bổ trung tiêu, ích khí, nhuận táo. Chủ trị: trị ho, tim, bụng bị đau, xích bạch lỵ, đại tiện bí, khó đẻ, sản phụ khát nước, trị bỏng, lở âm đạo, hóc xương cá. Còn dùng làm thuốc bổ toàn thân, chế thuốc viên hoàn. Liều dùng: Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g hoặc hơn nữa. Tây y: chữa loét dạ dày, tá tràng. Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn (tiêu chảy ) và hay đầy bụng thì không nên dùng. Cách bào chế. Theo Trung Y: Nấu cách thuỷ cho đến khi nhỏ một giọt vào ly nước mà không tan thì dùng càng tốt mà không nhiễm hoá độc. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mật ong dùng để ăn và làm thuốc không chế biến; nhưng để làm thuốc cao nước, thuốc hoàn tán, tẩm sao thuốc phiến thì làm như sau: Mật ong thường có lẫn tạp chất: ruồi làng, xác ong, chân, cánh ong và kiến v v độ loãng và đặc khác nhau nên phải tuỳ từng bài thuốc mà chế biến lại cho thích hợp. + Thuốc cao nước: trong bài thuốc cao nước có mật ong thì lấy mật ong nhẹ đun sôi lăn tăn, bọt nổi lên vôi các tạp chất thì vớt đi, đến khi không thấy bọt nổi nữa thì thôi. Lọc qua vải rây thường. Nếu để còn bọt thì thuốc sau này có thể bị chua. + Thuốc hoàn: đối với những bài thuốc có những vị hút nước như Long nhãn và Thục địa thì mật ong phải cô thành châu. Lấy mật ong đun sôi lăn tăn, vớt bỏ cho đến hết bọt nổi lên. Lọc qua rây thường rồi cô đến khi một giọt mật ong vào ly nước không tan là được. + Đối với những bài thuốc có vị hút nước nhiều hơn thì làm như trên nhưng cô lại còn một nửa. + Đối với những bài thuốc dùng thúng lắc, hay máy vo viên mà có mật ong thì thêm nước vừa đủ cho loãng ra, đun sôi bỏ bọt, rồi lấy trọng lượng mật ong bằng 1/3 trọng lượng bột của bài thuốc (thuốc bắc) hoặc 1/2 trọng lượng thuốc (thuốc nam) để làm hồ. + Thuốc phiến: thuốc phiến thường cũng có vị phải tẩm mật ong (Hoàng kỳ, Tang bạch bì), thường 1kg dược liệu dùng 100g mật ong, thêm nước sôi vừa đủ cho loãng ra, lọc qua rây nếu có tạp chất, với hoàng kỳ thì thêm 200ml nước, với tang bạch bì thì nhiều nước hơn. Bảo quản: dễ hút ẩm, sinh chua, dễ hút các mùi xung quanh. Cần đựng trong bình lọ nút kín, không đựng thùng sắt, tránh xa các mùi thối, ét xăng, tránh sâu bọ ruồi nhặng, chuột, thằn lằn. PHÒNG KỶ Tên dược: Radix Stephaniae Tetrandrae Tên khoa học: 1. Stephania tetrandrae S. Moore; 2. Cocculus trilobus (Thunb.) DC.; 3. Aristolochia fangchi Wu et L.D. Chou et S.M.Hwang. Họ Tiết Dê (Menispermaceae) Bộ phận dùng: rễ cái. Rễ cái vàng, chắc, có vân ngang là tốt. Rễ đen, xốp, có chỗ loét, thái vỡ là xấu. Có khi dùng rễ cây Gấc để thay thế là không đúng. Tính vị: Vị rất đắng, cay, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Bàng quang. Tác dụng: trừ phong, hành thuỷ, tả thấp nhiệt ở hạ tiêu. Chủ trị: trị thuỷ phũng, cước khí sưng phù, phong thấp, khớp xương sưng nhức, trị nHọt lở. Chứng phong thấp ứ trệ hoặc chứng thấp nhiệt ứ trệ: Phòng kỷ với ý dĩ nhân, Hoạt thạch, Tàm sa và Mộc qua. Chứng hàn thấp ứ trệ: Phòng kỷ với Quế chi và Phụ tử chế. Phù có biểu hiện nhiệt: Phòng kỷ với Ðình lịch tử và Tiêu mộc trong bài Kỷ Cúc Lịch Hoàng hoàn. Phù do Tỳ hư: Phòng kỷ với Hoàng kỳ và Bạch truật trong bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Cạo bỏ vỏ ngoài, rửa rượu phơi khô (Bản Thảo Cương Mục). + Lấy rễ khô ngâm nước một ngày. Vớt ra ủ mềm thấu, thái lát phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ngâm một lúc, ủ cho đến mềm thấu, thái mỏng phơi khô. Có thể rửa sạch, thái mỏng ngay rồi phơi khô. Bảo quản: phơi thật khô, để nơi cao ráo. Kiêng ky: âm hư mà không có nhiệt thì không nên dùng. . Liều dùng: Ng y dùng 12 - 40g hoặc hơn nữa. T y y: chữa loét dạ d y, tá tràng. Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn (tiêu ch y ) và hay đ y bụng thì không nên dùng. Cách bào chế. Theo Trung Y: Nấu cách thuỷ. lang (hạt cau). . Trị sán d y: Phỉ tử hợp với Nam qua tử và Binh lang. . Trị giun tròn: Phỉ tử phối hợp với Sử quân tử, Khổ luyện bì và Ô mai. Liều dùng: Ng y dùng 6 - 12g (Bắc); 20 - 40g. thể nâu hay vàng, không bị màu rỉ thùng sắt, nếm th y ngọt gắt ở cổ một lúc th y khát nước, nhỏ một giọt vào giữa gan bàn tay hay lên tờ gi y thấm, gi y bản, giọt mật vẫn đứng tròn nguyên không

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN