Luận văn: : “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần may Thăng Long”, pptx

59 335 0
Luận văn: : “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần may Thăng Long”, pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần may Thăng Long SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội Lời mở đầu Nền kinh tế thị trường phát triển ở nước ta đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, song nó cũng đặt những doanh nghiệp đó trong một môi trường cạnh tranh với nhiều thách thức. Chính điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm cách thích ứng với môi trường hoạt động, đưa ra được những chính sách, chủ trương hợp lý để có thể tạo được thế chủ động trong kinh doanh và ngày càng lớn mạnh, đạt được mục tiêu đặt ra. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp, trong số đó có những doanh nghiệp hoạt động có lãi, song đã có những doanh nghiệp hoạt động thua lỗ… Một bộ máy quản lý có năng lực, một hệ thống phòng ban được tổ chức hợp lý, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn… luôn là những yêu cầu tất yếu đối với hoạt động của bất kì một doanh nghiệp nào. Bên cạnh yếu tố lao động sống, đối với doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố đầu vào là yếu tố vô cùng quan trọng để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Nguyên vật liệu(NVL) là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đó, đó là thành phần quan trọng của vốn lưu động, biểu hiện một bộ phận quan trọng của sản phẩm sản xuất. Do đó, việc quản lý NVL là một yêu cầu được đặt ra. Song việc quản lý NVL không phải là vấn đề đơn giản, vì mỗi một doanh nghiệp do loại hình kinh doanh khác nhau nên sẽ sử dụng các loại NVL khác nhau với rất nhiều mẫu mã, quy cách khác nhau. Kế toán với vai trò là một bộ phận chức năng không thể thiếu trong bộ máy tổ chức của mỗi doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng trong việc quản lý NVL. Công ty may Thăng Long - được thành lập khi đất nước chưa hoàn toàn giải phóng (1958) – một hoàn cảnh không được thuận lợi, song đã cố gắng đứng vững và cho đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hiện công ty là một doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc lớn của cả nước. Với đặc điểm sản SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội phẩm kinh doanh như vậy, đương nhiên NVL của công ty có khối lượng lớn, phát sinh thường xuyên, mật độ nhập – xuất dày đặc. Vì lý do đó mà yêu cầu quản lý NVL của công ty đòi hỏi các bộ phận và phòng ban chức năng có liên quan phải đảm bảo được yêu cầu của công việc. Phòng kế toán của công ty là một phòng ban có hoạt động tương đối tốt, hiệu quả công việc kế toán trên các phần hành cao, trong đó kế toán NVL là một phần hành không thể thiếu và không thể không tiến hành với yêu cầu phản ánh chính xác, đầy đủ các thông tin về tình hình sử dụng, nhập – xuất – tồn NVL, bởi vì NVL của công ty có vai trò lớn đối với sản phẩm tạo ra. Vì lý do đó em xin chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần may Thăng Long”, với kết cấu của báo cáo như sau: Phần I: Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may Thăng Long. Phần II: Thực trạng hạch toán kế toán NVL ở Công ty cổ phần may Thăng Long. Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán NVL ở Công ty cổ phần may Thăng Long. SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội Phần I: Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may Thăng Long I. Tổ chức công tác kế toán: 1. Tổ chức bộ máy kế toán. Phòng kế toán của công ty may Thăng Long, với 11 lao động kế toán, trong đó bao gồm: một kế toán trưởng, một phó phòng kế toán, một kế toán tổng hợp và 7 kế toán phần hành, một thủ quỹ. Ngoài ra, công ty còn có các nhân viên thống kê tại các xí nghiệp nhằm phục vụ cho công tác kế toán. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn ở phòng kế toán của công ty, ở các xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê. Cụ thể, bộ máy kế toán ở công ty may Thăng Long được tổ chức như sau: * Tại phòng kế toán- tài vụ của công ty: Nhiệm vụ: Tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác thu thập, xử lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Từ đó tham mưu cho Ban giám đốc để đề ra biện pháp, các quyết định phù hợp với đường lối phát triển của công ty. Trên cơ sở qui mô sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quản lý của công ty, mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phòng kế toán- tài vụ được tổ chức như sau: - Đứng đầu là kế toán trưởng: SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội Là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của công ty, theo dõi quản lý và tổ chức điều hành công tác kế toán cùng với phó phòng kế toán. - Tiếp đó là các nhân viên: + Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu để ghi chép vào các sổ tổng hợp sau đó lập các báo cáo tài chính. + Kế toán tiền ( kế toán thanh toán): Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu, phiếu chi ( đối với tiền mặt), viết séc, uỷ nhiệm thu - chi, ( đối với tiền gửi ngân hàng). Hàng tháng, lập bảng kê tổng hợp sec và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quĩ, sổ phu ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Quản lý các tài khoản và các loại sổ liên quan. + Kế toán vật tư: Làm nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, cuối tháng tổng hợp số liệu, lập các báo cáo liên quan. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán nguyên vật liệu và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. Nếu thiếu hụt sẽ phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý ghi trong biên bản kiểm kê. + Kế toán TSCĐ và nguồn vốn: Theo dõi tình hình biến động các loại TSCĐ của công ty và nguồn vốn hình thành các loại tài sản đó cũng như các nguồn vốn khác (nguồn vốn kinh doanh, các quỹ…). + Kế toán tiền lương và các khoản BHXH: Căn cứ vào các bảng bảng chấm công, bảng tổng hợp lương, do các nhân viên xí nghiệp gửi lên để hạch toán và có nhiệm vụ theo dõi tình hình chi trả lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên của công ty. + Kế toán công nợ: SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả trong công ty và giữa công ty với khách hàng. + Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Hàng tháng, khi nhận được các báo cáo về tình hình sử dụng NVL, lương công nhân… từ các xí nghiệp gửi lên, kế toán phần hành này tiến hành ghi sổ để hạch toán và tập hợp các chi phí đồng thời lập các báo cáo có liên quan. Khi hoàn thành một đơn hàng thì tính ra giá thành và ghi sổ… + Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn thành phẩm, tính giá trị hàng xuất, theo dõi doanh thu, lợi nhuận. + Thủ quĩ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi… hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, chi. Cuối cùng ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt. * Tại các xí nghiệp : Tại kho: Thủ kho phải tuân thủ theo chế độ ghi chép ban đầu, căn cứ vào các chứng từ cần thiết để ghi thẻ kho… và cuối tháng lập các báo cáo cần thiết để chuyển lên phòng kế toán công ty tuân theo nội quy hạch toán nội bộ. Nhân viên thống kê tại xí nghiệp có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến lúc giao thành phẩm cho công ty… Về mặt quản lý, nhân viên thống kê chịu sự quản lý của giám đốc xí nghiệp, về mặt nghiệp vụ chuyên môn do kế toán trưởng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra. Đây là một hướng tổ chức hợp lý, gắn quyền lợi, trách nhiệm của nhân viên thống kê với nhiệm vụ được giao đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên thống kê thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tính chính xác, khách quan của số liệu. SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Thăng Long. 2. Chế độ kế toán áp dụng ở công ty. Công tác kế toán của công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình hạch toán, từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán. Hiện nay công ty có sử dụng phần mềm kế toán Effect, nhưng chỉ đối với một số phần hành, công việc kế toán không hoàn toàn trên máy mà đó chỉ là một phần trợ giúp, công ty đang từng bước hoàn thiện công tác kế toán máy. Hiện ở công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống chứng từ thống nhất do Bộ tài chính ban hành, đã sử dụng hệ thống tài khoản và báo cáo theo chuẩn mực mới từ đầu năm 2003 . Cụ thể: SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 7 K toán tr ngế ưở K ế toán thanh toán K ế toán TSC Đ v à ngu n ồ v nố K ế toán l ng ươ v à BHXH K ế toán t p ậ h p ợ chi phí v giá à th nhà K ế toán tiêu thụ K ế toán v t tậ ư K ế toán công nợ Th ủ quỹ K ế toán t ng ổ h pợ Nhân viên th ng kê các xí nghi p, phân x ngố ệ ưở Phó phòng k toánế Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội 2.1.Chế độ chứng từ . Công ty đã đăng kí sử dụng hầu hết các chứng từ kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành, cụ thể : Loại 1 : Lao động tiền lương. Loại 2 : Hàng tồn kho. Loại 3 : Bán hàng. Loại4 : Tiền tệ. Loại 5 : Tài sản cố định. Những chứng từ này được áp dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán cung cấp thông tin cho quản lý. Tuy nhiên đây chỉ là những chứng từ mà công ty đăng kí sử dụng, trên thực tế công ty không sử dụng hết . 2.2. Chế độ tài khoản. Công ty đăng kí sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Bộ tài chính ban hành theo quyết định 1141/ QD /TC/CĐKT (trước năm 2003) và đã sử dụng hệ thống tài khoản mới theo quyết định của Bộ tài chính từ năm 2003. Tuy nhiên, trên thực tế công ty đã sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nên không sử dụng tài khoản 611và 631. Bên cạnh đó, mặc dù trực thuộc tổng công ty dệt may nhưng công ty hạch toán hoàn toàn độc lập ,hàng năm chỉ nộp kinh phí quản lý cho tổng công ty nên không sử dụng tài khoản 136, tài khoản này chỉ được sử dụng ở trung tâm giới thiệu sản phẩm (cửa hàng thời trang). Công ty cũng không sử dụng tài khoản 113, do kế toán thường giao dịch trực tiếp với ngân hàng . 2.3. Chế độ sổ sách và báo cáo. Phòng kế toán của công ty hiện đang ghi sổ thao hình thức ''Nhật kí chứng từ''. Đây là hình thức kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian và việc ghi sổ theo hệ thống, giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối kì, cuối tháng. Các loại sổ sử dụng như sau: - Sổ kế toán chi tiết : SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội Sổ TSCĐ, sổ chi tiết vật liệu, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ chi tiết thanh toán với người mua người bán, sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết tiền vay bảng phân bố tiền lương và bảo hiểm, bảng phân bố công vụ, bảng tính và phân bố khấu hao . - Sổ kế toán tổng hợp: Các bảng tổng hợp. Nhật kí chứng từ: 1,2,3,4,5,7,8,9,10,(không sử dụng nhật kí chứng từ 3 và 6). Bảng kê số 1,2,4,5,8,10,11( không sử dụng BK 3 và BK9 do công ty tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ). Sổ cái các tài khoản. - Các loại báo cáo kế toán: Báo cáo kết quả kinh doanh. Bảng cân đối kế toán. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Kế toán không sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các báo cáo này được lập theo quý . - Báo cáo quản trị: Báo cáo tồn kho ( báo cáo N – X – T NVL, thành phẩm,…). Báo cáo tiền tệ ( báo cáo quỹ tiền mặt, tiền gửi, các khoản tiền vay, báo cáo thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp…). Báo cáo doanh thu, chi phí. Các báo cáo trên công ty lập theo quý. Đó là những loại chứng từ, sổ sách và báo cáo mà công ty sử dụng để tiến hành toàn bộ công tác hạch toán kế toán cũng như những thông tin chung về phương pháp tính giá hàng tồn kho, hình thức ghi sổ… đối với các phần hành kế toán của công ty cổ phần may Thăng Long. SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội Phần II Thực trạng công tác hạch toán kế toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may Thăng Long. I. Đặc điểm và quản lý nguyên vật liệu(NVL) tại công ty cổ phần may Thăng Long. Công ty cổ phần may Thăng Long có quy mô sản xuất lớn, chuyên sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc có chất lượng cao, sản phẩm của công ty đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau. Do đó, NVL dùng để sản xuất phải rất lớn để đảm bảo cho sản xuất liên tục. Phần lớn NVL của công ty là do khách hàng mang đến thuê gia công (80%) và công ty mua vào. NVL mà công ty mua vào không chỉ là NVL trong nước (vải, khuy, khoá…) mà một số loại phải nhập từ nước ngoài (mex, xốp, vải bò…) do những loại này trong nước không có hoặc không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của công ty. Với đặc điểm sản xuất và NVL như vậy, đòi hỏi công tác quản lý NVL phải được tiến hành một cách chặt chẽ và khoa học thì mới có hiệu quả. Công ty có rất nhiều đơn đặt hàng, với nhiều loại NVL, bên cạnh đó NVL lại thường xuyên biến động (do tính chất của ngành nghề kinh doanh); công ty đã xây dựng một hệ thống kho bãi tương đối rộng rãi để quản lý và sắp xếp NVL. NVL của mỗi đơn hàng đưa về được xếp riêng và theo từng loại đồng thời thủ kho phải ghi chép kịp thời mọi biến động Nhập – Xuất – Tồn của các loại NVL đó. Thủ kho và kế toán NVL có liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhau, ở kho công ty cũng đã trang bị máy tính để thuận tiện cho việc quản lý, ghi chép những biến động về NVL của thủ kho. Căn cứ để thủ kho có thể theo dõi một cách chặt chẽ NVL đó là cơ sở phân loại NVL mà công ty đã quy định để đáp ứng cho yêu cầu quản lý NVL. SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 10 [...]... thiết kế dựa trên vai trò của NVL đối với sản xuất như sau: TK 152 – Nguyên vật liệu SHTK 1521 15211 15212 1522 15221 15222 Tên Nguyên liệu chính Nguyên liệu chính (Hàng may) Nguyên liệu chính ( Hàng nhựa) Vật liệu phụ Vật liệu phụ ( Hàng may) Vật liệu phụ ( Hàng nhựa) SHTK 1523 1524 1525 1526 1527 1528 Tên Xăng dầu Phụ tùng Văn phòng phẩm Bao bì Phế liệu Hoá chất Ngoài ra, để kế toán NVL kế toán. .. chức hạch toán chi tiết NVL tại Công ty may Thăng Long Công ty may Thăng Long hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song Cụ th : SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 23 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 19 Viện Đại học Mở Hà Nội Quy trình hạch toán chi tiêt NVL tại Công ty cổ phần may Thăng Long Phiếu nhập Thẻ kho Sổ chi tiết NVL Bảng tổng hợp N-X-T NVL Phiếu xuất Báo cáo N-X-T NVL Kế toán tổng... chẽ, đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với công tác hạch toán kế toán NVL Công ty cổ phần may Thăng Long hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song 1 Chứng từ sử dụng Trong quá trình hạch toán NVL, kế toán công ty sử dụng các loại chứng t : Phương án giá Bảng nhu cầu nguyên liệu Giấy đề nghị thanh toán Hoá đơn GTGT Hợp đồng mua bán – sản xuất kinh doanh SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 15 Báo... Viện Đại học Mở Hà Nội V Hạch toán tổng hợp NVL tại Công ty cổ phần may Thăng Long 1 Tài khoản sử dụng Để hạch toán NVL, công ty đã sử dụng tài khoản 152 – Nguyên vật liệu để ghi sổ đúng như chế độ Song, vì NVL của công ty có nhiều chủng loại, lại phát sinh thường xuyên, do đó đòi hỏi phải có hệ thống tài khoản chi tiết phù hợp, đáp ứng được yêu cầu quản lý, đảm bảo hiệu quả công tác kế toán và hệ thống... d : Viện Đại học Mở Hà Nội Biểu 1 Hóa đơn (gtgt) Mẫu s : 01GTKT – 3LL Liên 2 ( Giao khách hàng) CV/ 01 – B EC 079633 Ngày 04 tháng 03 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty dệt may Hà Nội Địa ch : Số 1 – Mai Động – Hà Nội Tài khoản: Điện thoại: MST: 0 1 0 0 1 0 0 8 2 6 Họ tên người mua hàng: Anh Thân – Xe 29M- 0843 + 29N- 4524 Đơn v : Công ty may Thăng Long Địa ch : 250 – Minh Khai Số tài khoản:... đơn vận chuyển toàn bộ số NVL đó, nếu như công ty trả hộ chi phí vận chuyển cho khách hàng (theo thoả thuận giữa hai bên) và được hạch toán là “ giá trị vật liệu nhận gia công Khoản chi này sẽ được người đặt gia công thanh toán cùng với tiền thuê gia công khi giao trả sản phẩm ở công ty may Thăng Long, khi định mức NVL mà công ty giao (là định mức mà công ty và khách hàng đã thỏa thuận) lớn hơn định... tại công ty Viện Đại học Mở Hà Nội NVL ở công ty như đã nói, có rất nhiều chủng loại lại biến động thường xuyên, việc phân loại NVL là dựa trên những tiêu thức nhất định, do đó nếu xét theo nguồn hình thành thì NVL của công ty bao gồm: NVL mua ngoài (công ty mua) NVL do khách hàng mang đến ( thuê gia công) Xét theo vai trò trong sản xuất, NVL của công ty có 8 loại: NVL chính ( hàng may và hàng nhựa ):. .. khoản khác liên quan nh : TK 13 3: VAT đầu vào TK 11 1: tiền mặt TK 11 2: tiền gửi TK 14 1: tạm ứng TK 15 4: chi phí sản xuất kinh doanh (sxkd) dở dang TK 154 1: chi phí sxkd (công ty) TK 154 2: chi phí sxkd (trung tâm và cửa hàng) TK 62 1: chi phí NVL trực tiếp TK 62 7: chi phí sản xuất chung Công ty không sử dụng TK 151 và TK 113 (hàng mua đi đường và tiền đang chuyển) 2 Sơ đồ hạch toán SVTH: Hà Thị Trường Lâm... được theo dõi ở phần nhập khác trên báo cáo N – X – T kho nguyên liệu do thủ kho lập Riêng đối với NVL mà khách hàng mang đến gia công như đã trình bày: kế toán công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng, nhưng đồng thời phải theo dõi chi phí SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 31 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội vận chuyển nếu công ty đồng ý vận chuyển hộ khách hàng về kho công ty Khoản chi... trên cột “vận chuyển” trên bảng kê xuất vật liệu 3 Sổ sách sử dụng Để phản ánh các bút toán về biến động của NVL, kế toán phải lập và sử dụng các loại sổ và báo cáo sau ngoài các sổ và báo cáo dùng để hạch toán chi tiết NVL đã trình bày ở trên: Sổ chi tiết các tài khoản: 111, 112, 141, 331… Bảng kê nhập vật liệu ở các XN Bảng kê xuất vật liệu Bảng kê xuất vật liệu phục vụ sản xuất chung NKCT số 1, 2, . sau: Phần I: Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may Thăng Long. Phần II: Thực trạng hạch toán kế toán NVL ở Công ty cổ phần may Thăng Long. Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác. hạch toán kế toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may Thăng Long. I. Đặc điểm và quản lý nguyên vật liệu( NVL) tại công ty cổ phần may Thăng Long. Công ty cổ phần may Thăng Long có quy mô sản. hạch toán kế toán NVL ở Công ty cổ phần may Thăng Long. SVTH: Hà Thị Trường Lâm - Lớp KT2G 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội Phần I: Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần

Ngày đăng: 09/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mở đầu

    • Ngày 04 tháng 03 năm 2009

    • Giấy đề nghị

      • Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2009

        • Ngày 04 tháng 3 năm 2009

        • Nhập, ngày 19 tháng 3 năm 2009

          • Ngày 15 tháng 3 năm 2009

          • Phiếu xuất kho

            • Ngày 18 tháng 3 năm 2009

              • Hàng ngày, sau khi nhận được chứng từ nhập – xuất NVL, thủ kho thực hiện việc nhập, xuất NVL về số lượng.

                • Báo cáo nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu

                  • Sổ chi tiết nguyên vật liệu

                  • Ngày 31 tháng 3 năm 2009

                  • Ngày 31 tháng 3 năm 2009

                  • Sổ chi tiết TK 141

                    • Ngày 13 tháng 3 năm 2009

                    • Sổ chi tiết TK 141

                      • Ngày 10 tháng 3 năm 2009

                      • Cộng phát sinh

                        • Ngày 31 tháng 3 năm 2009

                        • Sổ tổng hợp thanh toán với người bán

                          • Ngày … tháng… năm 2009

                          • Nhật ký chứng từ 5

                            • Ngày 31 tháng 3 năm 2009

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan