Công tác kiểm kê NVL ở công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: : “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần may Thăng Long”, pptx (Trang 45 - 59)

Được tiến hành mỗi năm một lần vào cuối năm nhằm kiểm tra, giám sát vật tư, hàng hóa trong kho.

Việc thực hiện do các nhân viên dưới kho tiến hành, khi có kết quả kiểm kê kế toán sẽ ghi nhận trên sổ sách các trường hợp thừa, thiếu, mất mát… (dựa vào biên bản kiểm kê). Các bút toán phản ánh cũng như chế độ quy định:

Nếu kiểm kê phát hiện thừa, thiếu trong định mức, kế toán dùng TK 642 để phản ánh.

Nếu thừa (thiếu) ngoài định mức, kế toán dùng TK 3381 để phản ánh số thừa, TK 1381 để phản ánh số thiếu.

Khi có quyết định xử lý số thừa (thiếu), căn cứ vào biên bản xử lý, kế toán dùng các TK:

Số thiếu: TK1388: Phải thu cá nhân làm mất, hư hỏng. TK 334: Cá nhân bồi thường (trừ dần vào lương).

TK 811, 421, 415: Tính vào chi phí khác hay trừ vào lợi nhuận, các quỹ.

Số thừa:

TK 411, 441, 421, 711… : ghi tăng vốn kinh doanh…

(Để thực hiện việc kiểm kê, thủ kho phải trực tiếp đối chiếu giữa số tồn thực tế với số tồn trên thẻ kho và sau đó lập biên bản kiểm kê kho).

Công tác kiểm kê kho ở công ty thường kéo dài, do NVL cũng như các loại hàng tồn kho khác có quá nhiều loại.

VII. Hạch toán dự phòng NVL:

Phần III

Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán NVL Công ty cổ phần may Thăng Long.

I. Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng ở công ty.

Về cơ bản công tác kế toán của công ty may Thăng Long tiến hành tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu quản lý, tuy nhiên không thể tránh được những nhược điểm.

Trong các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc kể cả công ty may Thăng Long, chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm.Việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác quản lý, kế toán trong đó có kế toán NVL là một trong những vấn đề cần quan tâm, chú trọng; đó là việc mà công ty luôn đặt lên hàng đầu. Sự cải tiến, hoàn thiện mà công ty luôn cố gắng trong công tác quản lý, công tác kế toán đã giúp cho công ty đứng vững và ngày càng phát triển. Trong đó phải kể tới sự đóng góp của công tác kế toán với những cách thứch tổ chức và hoạt động tương đối hợp lý:

* Về tổ chức công tác quản lý và hạch toán NVL.

NVL của công ty tương đối lớn về số lượng, phong phú về chủng loại, do đó công ty rất chú trọng đến việc quản lý NVL.

Công ty đã tổ chức và phân công cho phòng thiết kế – phát triển tính toán nhu cầu và định mức NVL, phòng Marketing lên phương án giá… để xác định mức thu mua, sử dụng và dự trữ NVL một cách hợp lý, chính xác nhất.

Bên cạnh đó, để quản lý NVL công ty đã xây dựng một hệ thống kho tàng rộng lớn, chuyên trách: kho nguyên liệu, kho phụ liệu, kho hoá chất… mỗi kho đều được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để bảo quản, kiểm tra…

Nhân viên ở kho có trách nhiệm, năng lực; sắp xếp NVL một cách khoa học; đảm bảo đúng về số lượng, quy cách.

Công ty còn khuyến khích các xí nghiệp sử dụng tiết kiệm NVL bằng chính sách cho xí nghiệp hưởng 50% giá trị NVL tiết kiệm được,…

Tất cả các chính sách đó đã khiến cho việc quản lý NVL khá hiệu quả, thực tế qua các biên bản kiểm kê cho thấy trường hợp NVL bị thiếu hay dư thừa quá nhiều ít xảy ra.

* Về mặt hạch toán kế toán NVL.

Các chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển các chứng từ trong phần hành kế toán vật tư được công ty quy định rõ ràng và đúng chế độ ban hành dựa trên cơ sở thực tế và yêu cầu của quản lý nên đã giúp cho công tác kế toán NVL đảm bảo được việc cung cấp thông tin chính xác, cần thiết.

Việc phân loại NVL theo vai trò của nó trong sản xuất và tổ chức các tài khoản chi tiết theo cách phân loại đó giúp cho kế toán tiến hành nhanh chóng, rõ ràng. Bên cạnh đó, với mỗi loại NVL công ty còn hạch toán riêng NVL mua ngoài và NVL nhận gia công, vật liệu sử dụng đúng mục đích sản xuất, đáp ứng kịp thời cho sản xuất.

NVL khi xuất kho, công ty dùng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ nên trong kỳ, việc hạch toán và ghi sổ kế toán NVL xuất khá đơn giản nhưng do đó mà cuối tháng (cuối kỳ) kế toán phải tính ra đơn giá xuất từng loại NVL và ghi sổ giá trị của NVL xuất ra, khiến cho công việc thường bị dồn vào cuối kỳ: ghi sổ, đối chiếu, lên các báo cáo…; thông tin cung cấp có khi không kịp thời.

Như vậy, có thể nói công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL nói riêng được tiến hành khá nền nếp, phản ánh đúng thực trạng của công ty, đảm bảo được tiến độ công tác, cung cấp thông tin đầy đủ, thống nhất về hoạt động của công ty. Góp phần khắc phục yêu cầu của quản lý nói chung và quản lý chặt chẽ NVL nói riêng. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế cần phải khắc phục và hoàn thiện: áp dụng kế toán máy, dự phòng (công ty không trích lập dự phòng).

II. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán NVL ở Công ty cổ phần may Thăng Long.

Kế toán luôn là bộ phận không thể thiếu trong tổ chức bộ máy của bất kỳ một công ty nào, đó là bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý điều hành hoạt động kinh doanh. Với vị trí như vậy, kế toán có chức năng phản ánh các thông tin toàn diện về hoạt động của mỗi doanh nghiệp: tài sản, vốn, lợi nhuận,… để giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra được các quyết định một cách đúng đắn. Do đó bên cạnh các chiến lược, chính sách để phát triển, nhà quản lý doanh nghiệp và bản thân phòng kế toán luôn có những phương hướng để nâng cao và hoàn thiện công tác kế toán; bởi đối với doanh nghiệp thì thông tin kế toán được dùng để giám sát hoạt động kinh doanh, đối với Nhà nước - được dùng để kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ và chấp hành pháp luật về kinh doanh, thuế…, đối với nhà đầu tư - đó là những thông tin ban đầu để đi đến quyết định cuối cùng là có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không… Nói chung, thông tin kế toán không chỉ có tác dụng trong phạm vi doanh nghiệp mà còn có tác dụng với rất nhiều đối tượng bên ngoài khác. Do vậy, hoàn thiện công tác kế toán luôn là yêu cầu được đặt ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có thể hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại mỗi doanh nghiệp, bản thân phòng kế toán phải luôn cố gắng, mỗi kế toán viên phải không ngứng trau dồi, nâng cao trình động nghiệp vụ để có thể thực hiện tốt phần hành công việc của mình. Trong yêu cầu hoàn thiện đồng bộ đó, hoàn thiện hạch toán kế toán NVL cũng được đặt ra. Với một doanh nghiệp sản xuất, yếu tố đầu vào

vô cùng quan trọng cho nên hạch toán kế toán NVL là một khâu không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình hạch toán. Việc hoàn thiện và nâng cao công tác hạch toán kế toán NVL giúp đảm bảo việc cung cấp thông tin để đưa ra các phương án thu mua, dự trữ,… xây dựng các phương án giá hợp lý nhất, tránh được tối đa các hiện tượng thiếu hụt, mất mát hoặc sử dụng lãng phí NVL; đảm bảo cung cấp NVL đồng bộ cần thiết cho sản xuất không bị gián đoạn; qua đó góp phần hạ thấp chi phí, giá thành phương pháp…, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, đây cũng là yêu cầu đặt ra với công ty may Thăng Long – một công ty sản xuất kinh doanh.

III. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty may Thăng Long.

1. Công tác quản lý NVL.

NVL của công ty rất đa dạng, lại nhập – xuất liên tục nên để tiện cho việc quản lý thì phải biết được một cách đầy đủ, cụ thể và dễ dàng, cần phải có sổ sách điểm vật tư. Sổ này được mở cho từng loại NVL (nguyên liệu (TK 1521), phụ liệu (TK 1522)… (hoá chất (TK 1528)), mỗi sổ quản lý những nhóm NVL theo từng danh điểm (có thể theo mã hàng) của từng loại:

Biểu 23

Sổ danh điểm vật liệu.

… … …

Sổ này là căn cứ để quản lý các loại NVL và có thể thực hiện dễ dàng hơn nếu dùng kế toán máy.

2. Về hạch toán tổng hợp NVL.

- Trong quá trình hạch toán và ghi sổ, công ty không lập bảng phân bổ NVL (bảng phân bổ số 2), bảng này công ty nên lập vì nó sẽ giúp cho công tác tập hợp chi phí sản xuất dễ dàng hơn. Bảng phân bổ NVL được dùng để phản ánh giá trị NVL xuất kho trong tháng và phân bổ cho các đối tượng sử dụng và là cơ sở để vào bảng kê 4 (tập hợp chi phí sản xuất).

Biểu 24

Bảng phân bổ nguyên vật liệu.

Tháng 3 năm 2009. STT TK ghi Có TK 152 1521 1522 1523 … 1. TK 621 – CPNVLTT XN I … XN V 2. … … TK 642 - CPQLDN (Lập vào cuối tháng)

- Đối với bảng kê xuất vật liệu:

Kế toán nên lập riêng cho NVL mua ngoài và NVL nhận gia công. Bảng kê xuất NVL mua ngoài được theo dõi cho từng XN nhưng sẽ không có cột “vận chuyển”.

Bảng kê xuất NVL nhận gia công, hình thức như đã trình bày song nên theo dõi theo từng khách hàng trong mỗi XN chứ không nên theo dõi theo trình tự

thời gian để tiện cho việc tính giá thành sản phẩm gia công cho mỗi đơn hàng ở từng XN.

3. Về công tác lập dự phòng.

Hiện nay công ty không tiến hành trích lập các khoản dự phòng giảm giá (hàng tồn kho, đầu tư tài chính…).

Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh, các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, khối lượng NVL nhiều thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giá cả NVL trên thị trường cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty nhất là tới chi phí sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này thường lập dự phòng trong đó có dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Đây chính là nguồn bù đắp sự giảm giá trị của NVL tồn kho khi có sự sụt giảm về giá cả.

Vì vậy, công ty nên lập dự phòng.

4. Một số kiến nghị khác.

Hiện nay kế toán máy vẫn chưa được áp dụng trên toàn bộ công tác kế toán của công ty, cho nên việc áp dụng kế toán trên máy sẽ là việc mà công ty cần quan tâm trong thời gian tới. Kế toán máy sẽ giúp giảm nhẹ cường độ công việc của phòng kế toán, giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực: cử cán bộ đi học, cập nhập chế độ mới cho nhân viên kế toán… Kế toán phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của mình.

Luôn cố gắng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công việc tác kế toán NVL ở Công ty may Thăng Long em đưa ra trên cơ sở những thông tin thu thập được về công ty sau thời gian thực tập.

Bài thu hoạch

Tất cả những cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn trên đã cho thấy vai trò của NVL trong sản xuất, do đó khẳng định vai trò của công tác kế toán NVL trong việc phục vụ yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp.

Hạch toán kế toán NVL – một trong những phần hành kế toán không thể thiếu trong một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh – nhằm đem lại các thông tin phản ánh một cách đầy đủ, chính xác nhất về quá trình cung ứng và tình hình sử dụng NVL… tại doanh nghiệp. Những thông tin ấy chính là căn cứ để nhà quản lý đưa ra các quyết định, quyết định đúng đắn – doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, quyết định sai lầm thì doanh nghiệp kinh doanh sẽ không có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau thời gian thực tập tại Công ty may Thăng Long, em đã được hiểu sơ bộ về thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng tại công ty. Đồng thời em cũng nhận thấy vai trò to lớn của NVL đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là đối với hoạt động của một công ty kinh doanh hàng may mặc. Kết hợp giữa lý thuyết và thực tế em đã trình bày những hiểu biết về công tác kế toán NVL của Công ty may Thăng Long cùng một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL ở công ty.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình “Kế toán tài chính”. 2. Sách “Chuẩn mực kế toán quốc tế”.

3. Hướng dẫn thực hiện 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam. 4. Giáo trình “Kế toán quốc tế”.

5. Hệ thống chứng từ, sổ sách của Công ty cổ phần may Thăng Long 6. Mẫu báo cáo thực tập khoá 1

7. Tạp chí kế toán, kiểm toán… …

Mục lục

Trang

Lời mở đầu.... 1

Phần I Tổ chức công tác kế toán tại công tycổ phần may thăng long I. Tổ chức công tác kế toán...3

1. Tổ chức bộ máy kế toán ...3

2. Chế độ kế toán áp dụng ở công ty...6

2.1. Chế độ chứng từ...7

2.2. Chế độ tài khoản ...7

2.3. Chế độ sổ sách và báo cáo...7

Phần II Thực trạng hạch toán kế toán NVL tại Công ty cổ phần may Thăng Long. I. Đặc điểm NVL và quản lý NVL tại công ty...9

II. Phân loại NVL sử dụng tại công ty...10

III. Tính giá NVL tại công ty...10

1. Giá NVL nhập kho...10

1.1. Đối với NVL mua ngoài nhập kho...11

1.2. Đối với NVL do khách hàng mang đến ...11

2. Giá xuất kho NVL...12

IV. Hạch toán chi tiết NVL tại công ty cổ phần may Thăng Long...13

1. Chứng từ sử dụng...13

4. Trình tự ghi sổ...30

VI. Công tác kiểm kê NVL ở công ty...43

VII. Hạch toán dự phòng giảm giá NVL ...44

Phần III Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán NVL ở Công ty may Thăng Long I. Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng...45

II. Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán ở Công ty may Thăng Long ...47

III. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty may Thăng Long...48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Công tác quản lý NVL ...48

2. Về hạch toán tổng hợp NVL ...49

3. Về công tác lập dự phòng...50

4. Một số kiến nghị khác...50

BàI THU HOạCH...52

ý kiến đánh giá của đơn vị thực tập về quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên

Tên đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may Thăng Long

ĐƠN Vị: CÔNG TY Cổ PHầN MAY THĂNG LONG

Có ý KIếN ĐáNH GIá Về QUá TRìNH THựC TậP CủA SINH VIÊN NHƯ SAU:

Sinh viên: Hà Thị Trường Lâm

Đã thực tập tại đơn vị: Từ ngày 05 tháng 03 năm 2009 Đến ngày 15 tháng 05 năm 2009 1.Về phẩm chất đạo đức, ý thức phấn đấu rèn luyện:

...

...

...

...

2. Về nghiệp vụ chuyên môn: ... ... ... ... 3. Kết Luận: - Điểm đạo đức:... - Điểm thực tập (Bằng số):... (Bằng chữ:...)

Hà Nội, ngày tháng năm 2009

Đơn vị thực tập (ký tên, đóng dấu)

NHậN XéT CủA CáN Bộ NƠI THựC TậP Về Sổ NHậT Ký THựC TậP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Luận văn: : “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần may Thăng Long”, pptx (Trang 45 - 59)