Tác hại khi lạm dụng benzodiazepin Nhiều người chỉ cần biết đến những ưu điểm của benzodiazepin và coi đây là thuốc đầu tay trong mọi trường hợp bồn chồn, lo âu, mất ngủ, ưu phiền Tuy nhiên bên cạnh tác dụng có lợi thì thuốc cũng gây ra không ít phiền toái (mặt trái của thuốc) mà người sử dụng cần biết để phòng tránh. Benzodiazepin được phát minh từ 1960, trở thành nhóm thuốc lớn gồm nhiều loại: loại có tính an thần, loại có tính gây ngủ (valium, tranxen, estazolam, flumazepam), loại thời gian bán hủy ngắn, loại có thời gian bán hủy dài. Do có nhiều loại nên các thầy thuốc có thể chọn dùng để đáp ứng các trạng thái thần kinh khác nhau, nên nhóm thuốc này có lợi thế chung: khởi phát hiệu lực nhanh, kéo dài giấc ngủ vừa phải, tạo được giấc ngủ suốt đêm, nhưng thời gian tồn tại trong cơ thể không quá lâu, không gây mệt khi thức giấc. Nó cũng có tính chất chọn lọc, độ an toàn cao hơn. Vì vậy, benzodiazepin được nhiều người dùng. Nhưng việc lạm dụng nó sẽ gặp nhiều tác hại: - Khi đã dùng sẽ "quen" thuốc. Khi không tiếp tục dùng sẽ gặp phải các triệu chứng: giống như say rượu nặng, nói sảng, run rẩy, mất trí, ảo giác, rối loạn tâm lý, kích động, tăng cơn ác mộng Có người, vì một lý do nào đó, gắn bó với benzodiazepin hàng chục năm. Lúc đó, benzodiazepin có những dấu hiệu tàn phá cơ thể rất nặng nề: thiếu tự tin, không tập trung, luôn luôn bi quan với cuộc sống, giận dữ thậm chí mất trí, sống trong trạng thái hôn mê dài (đến mức không nhận ra người thân xung quanh). Việc "dứt bỏ" thuốc rất khó, càng khó hơn với người dùng trong thời gian dài. Bezodiazepin được xếp vào nhóm thuốc hướng thần. Nhưng triệu chứng mà nó gây ra cho những người quen thuốc khi thiếu, không khác gì "hội chứng cai", vượt qua rất khó. Để tránh "quen" thuốc, không nên dùng quá 2 tuần. Người trót dùng quá thời hạn, nếu xuất hiện hiện tượng "quen" thuốc, nên dứt bỏ bằng cách: tuần đầu giảm 50%, tuần thứ hai giảm thêm 25% liều dùng (chỉ còn 25% liều ban đầu), sang tuần thứ ba uống liều như tuần thứ hai nhưng uống cách ngày (ngày uống, ngày không), sang tuần thứ tư thì bỏ hẳn. - Với người bình thường, bezodiazepin chỉ gây ảnh hưởng nhẹ trên hô hấp nhưng với người bị tắc nghẽn hô hấp (bị hen, bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) thuốc sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn. Ảnh hưởng này lệ thuộc vào liều dùng. Nếu dùng liều cao sẽ làm suy trung tâm hô hấp ở hành tủy quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Nếu vì lý do đặc biệt cần phải dùng benzodiazepin cho những người bị bệnh này thì phải thận trọng. - Benzodiazepin gây ảnh hưởng không đáng kể trên tim mạch (với người bình thường) nhưng trên những người bị giảm thể tích máu, suy tim ứ máu hoặc có các tổn thương ở tim mạch thì dù dùng ở liều bình thường chúng vẫn có thể gây ra suy tim mạch. Không nên dùng thuốc cho những người bị các bệnh này. - Trong 3 tháng đầu thai kỳ dùng benzodiazepin, trẻ sinh ra có thể bị khuyết tật (sứt môi, hở hàm ếch), dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ trẻ sinh ra dễ bị suy hô hấp. Khi có thai không nên dùng nhóm thuốc này. Ở nước ta việc dùng benzodiazepin mới trở thành rộng rãi trong vài chục năm gần đây chưa trở thành một "tai nạn dùng thuốc" nguy hiểm như các nước Âu, Mỹ, Australia nhưng tình trạng lạm dụng cũng ở "mức báo động". Cần cân nhắc khi dùng và chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết và chỉ dùng trong thời gian ngắn. DS. Hà Quảng . Tác hại khi lạm dụng benzodiazepin Nhiều người chỉ cần biết đến những ưu điểm của benzodiazepin và coi đây là thuốc đầu tay trong mọi. lâu, không gây mệt khi thức giấc. Nó cũng có tính chất chọn lọc, độ an toàn cao hơn. Vì vậy, benzodiazepin được nhiều người dùng. Nhưng việc lạm dụng nó sẽ gặp nhiều tác hại: - Khi đã dùng sẽ. ngủ, ưu phiền Tuy nhiên bên cạnh tác dụng có lợi thì thuốc cũng gây ra không ít phiền toái (mặt trái của thuốc) mà người sử dụng cần biết để phòng tránh. Benzodiazepin được phát minh từ 1960,