Giới thiệu hợp tác ASEAN-Canada

3 200 1
Giới thiệu hợp tác ASEAN-Canada

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

QUAN HỆ ĐỐI THOẠI ASEAN-CANADA Giới thiệu chung Hội nghị chính thức đầu tiên giữa ASEAN và Canada được tổ chức vào tháng 2 năm 1977. Tại hội nghị này, Bộ trưởng ngoại giao Canada đã thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban Thường trực ASEAN kế hoạch tăng cường hỗ trợ phát triển cho ASEAN. Kế hoạch này sau đó đã được chính thức hoá vào năm 1981 thông qua việc ký kết Hiệp định Hợp tác Kinh tế ASEAN-Canada (ACECA). Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 1/6/1982. Ngoài hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật, hiệp định ACECA còn bao gồm cả hợp tác về công nghiệp và thương mại. Hiệp định còn thành lập Uỷ ban Điều phối Chung (JCC) để xúc tiến và rà soát hoạt động hợp tác giữa hai bên. Tháng 7/1993, hiệp định ACECA sửa đổi đã được ký kết. Hiệp định sửa đổi đã bổ sung thêm những lĩnh vực hợp tác mới, bao gồm hợp tác về khoa học công nghệ và mạng lưới hợp tác về chính sách môi trường, các chương trình xây dựng thể chế, phát triển tổ chức và quản lý và các chương trình khuyến khích hợp tác giữa khu vực tư nhân, phát triển thị trường và hợp tác kinh doanh song phương. Hiệp định sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/4/1994. Năm 1997 được đánh dấu bằng việc kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác đối thoại ASEAN-Canada. Trong hội nghị JCC ASEAN-Canada lần thứ 11 diễn ra vào tháng 5/1997 tại Montreal, một nhóm công tác đã được thành lập để rà soát hợp tác phát triển ASEAN-Canada cũng như đánh giá lại hoạt động hợp tác trong suốt 20 năm qua nhằm củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác đối thoại ASEAN-Canada. Khuôn khổ của thể chế hợp tác Với tư cách là Đối tác Đối thoại, Canada tham gia vào hàng loạt các cuộc họp tham vấn với ASEAN, bao gồm Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Triển khai Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (PMC) 9+1 và 9+10, Hội nghị Uỷ ban Điều phối (JCC), Hội nghị Uỷ ban Kế hoạch và Giám sát (JPMC) và Hội nghị Uỷ ban Quản lý Dự án (PSC). Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Canada còn hỗ trợ trong việc thực hiện và duy trì quan hệ đối thoại với Canada. Việc Canada tham gia hội nghị PMC ngay sau khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hàng năm là đỉnh cao của quá trình hợp tác đối thoại. Hội nghị PMC 9+1 và 9+10 tạo cơ hội cho các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN và Canada rà soát lại các vấn đề chính trị, an ninh, hợp tác kinh tế và phát triển có ảnh hưởng đến quan hệ đối thoại giữa đôi bên. Canada cũng tham gia hội nghị ARF, đây là hội nghị để xem xét các vấn đề chính trị và an ninh quan trọng có tác 1 động đến cả Khu vực Đông Á. Các hội nghị tham vấn thường kỳ được tổ chức giữa cán bộ cấp Vụ của ASEAN với thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Canada tạo điều kiện xem xét một cách kỹ lưỡng các hoạt động hợp tác kinh tế và các hợp tác chuyên ngành giữa đôi bên. Ngoài ra, các Nhóm Công tác đặc biệt cũng được thiết lập để giải quyết các vấn đề hợp tác cụ thể trong đa số các hội nghị JCC. Trong số các vấn đề mà các Nhóm Công tác Đặc biệt giải quyết có cả các vấn đề về hợp tác thương mại, khoa học và công nghệ, hợp tác phát triển, hợp tác về công nghiệp, và về thương mại và đầu tư. Việc quản lý các dự án có các Uỷ ban Quản lý Dự án (PSC) làm nhiệm vụ xem xét và thông qua các tài liệu thiết kết dự án, các báo cáo, các kế hoạch và ngân sách hàng năm. Các Uỷ ban này đề xuất việc đánh giá định kỳ cũng như các hành động điều chỉnh nếu cần thiết. Do việc lập kế hoạch và thực hiện đều phát sinh ở cấp độ dự án và vì JCC không nhóm họp thường xuyên để giải quyết các vấn đề đó nên tại Hội nghị ASEAN-Canada JCC lần thứ 9 tổ chức tại Ottawa tháng 6/1994, các Nhóm công tác Đặc biệt về Hợp tác Thương mại và Công nghiệp và về Hợp tác và Phát triển đã đề xuất triệu tập hội nghị giữa kỳ của JCC. Hợp tác kinh tế Lưu lượng thương mại hai chiều giữa ASEAN và Canada đã phát triển một cách vững chắc. Nhập khẩu từ ASEAN vào Canada đã tăng từ USD 1.56 tỉ trong năm 1993 lên USD 2.33 tỉ năm 1996 trong khi xuất khẩu của Canada vào ASEAN có suy giảm chút ít. Năm 1993, tổng xuất khẩu vào ASEAN đạt 1.96 tỉ USD và đến năm 1996 con số này giảm xuống 1.9 tỉ USD. Do đó, ASEAN đã đạt thặng dư thương mại với Canada từ năm 1995 và xu hướng này có vẻ như sẽ tiếp tục được duy trì trong những năm tới. Để thúc đẩy dòng thương mại và đầu tư giữa đôi bên, Hội nghị ASEAN-Canada JCC lần thứ 11, tháng 5/1997 đã đề xuất chấp thuận sáng kiến của hội nghị ASEAN-Canada JCC 10 về việc triệu tập hội nghị Tiểu ban Hợp tác về Thương mại và Đầu tư thuộc JCC, hội nghị này ban đầu được dự kiến tổ chức vào mùa thu năm 1996 tại Vancouver. Nhóm công tác đã thảo luận việc triệu tập hội nghị này để rà soát hoạt động hợp tác phát triển và quan hệ hợp tác đối thoại ASEAN- Canada trong 20 năm đã qua. Hợp tác phát triển Trải qua nhiều năm, Canada đã phát triển quan hệ hợp tác với ASEAN trong lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, hải sản, năng lượng, nông nghiệp, vận tải và truyền thông. 2 Đa số các dự án thuộc khuôn khổ quan hệ đối thoại ASEAN-Canada đều dự kiến hoàn tất trong năm 1997. Trong đó có cả dự án Viện quản lý Lâm nghiệp ASEAN, Giai đoạn I và II; Trung tâm Hạt giống Lâm nghiệp ASEAN và Dự án Công nghệ sau Thu hoạch Hải sản ASEAN-Canada, giai đoạn I và II. Các dự án đang được triển khai khác bao gồm Chương trình Đào tạo Khu vực ASEAN-Canada và Chương trình Hợp tác ASEAN-Canada về Hải dương Học. Ngoài việc đồng tài trợ các dự án hợp tác phát triển, Canada còn đồng tài trợ Dự án Phát triển Tay nghề cho Phụ nữ thuộc khuôn khổ hợp tác của Tiểu ban Phụ nữ ASEAN. Quan hệ ASEAN-Canada hiện nay Những nỗ lực nhằm làm sống lại quan hệ đối thoại giữa ASEAN và Canada đang được tiến hành. Để khởi đầu, Biên bản Ghi nhớ (MOU) của Chương trình Đào tạo Khu vực ASEAN-Canada (RTP) đang được sửa đổi cho thích hợp với tình hình hiện nay tại ASEAN và Canada. Bản ghi nhớ về RTP được thống nhất giữa đôi bên sẽ tạo tiền đề cho việc triệu tập Hội nghị Uỷ ban Phối hợp (JCC) ASEAN- Canada lần thứ 12. 3 . nhóm công tác đã được thành lập để rà soát hợp tác phát triển ASEAN-Canada cũng như đánh giá lại hoạt động hợp tác trong suốt 20 năm qua nhằm củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác đối. ký kết Hiệp định Hợp tác Kinh tế ASEAN-Canada (ACECA). Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 1/6/1982. Ngoài hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật, hiệp định ACECA còn bao gồm cả hợp tác về công nghiệp. kỹ lưỡng các hoạt động hợp tác kinh tế và các hợp tác chuyên ngành giữa đôi bên. Ngoài ra, các Nhóm Công tác đặc biệt cũng được thiết lập để giải quyết các vấn đề hợp tác cụ thể trong đa số

Ngày đăng: 09/07/2014, 05:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan