Giới thiệu hợp tác ASEAN-Nga

2 158 0
Giới thiệu hợp tác ASEAN-Nga

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

QUAN HỆ ĐỐI THOẠI ASEAN-NGA I. Giới thiệu chung 1. Quan hệ ASEAN-Nga đã bắt đầu kể từ tháng 7 năm 1991 khi Phó Thủ tướng lúc bấy giờ của Liên bang Xô Viết cũ tham dự phiên khai mạc của Hội nghị Thương mại ASEAN lần thứ 24 được tổ chức tại Kuala Lumpur với tư cách là khách mời của Chính phủ Malaysia. Sau đó, Nga đã trở thành Đối tác Đối thoại đầy đủ của ASEAN tại Hội nghị AMM lần thứ 29 vào tháng 7 năm 1996 tại Jakarta. 2. Quan hệ đối thoại ASEAN-Nga được định hướng bởi của Hội nghị Bộ trưởng Ngành Bưu chính ASEAN Cộng 1 (ASEAN PMC+1) với Nga, Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN-Nga (SOM) và Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-Nga (JCC). Hội nghị ASEAN PMC+1 và SOM ASEAN-Nga nhóm họp một năm một lần trong khi JCC ASEAN-Nga nhóm họp 1 lần trong 12 đến 18 tháng. Hội nghị JCC ASEAN-Nga được hỗ trợ bởi Ủy ban Kế hoạch và Quản lý chung ASEAN-Nga và các Nhóm công tác trong các lĩnh vực thương mại và kinh tế, và khoa học và công nghệ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sắp tới, các nhà lãnh đạo sẽ xem xét việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga lần thứ nhất trong năm 2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia. II. Chính trị và An ninh 3. Nga đã tham gia tích cực vào Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và các Hội nghị Bộ trưởng Ngành Bưu chính ASEAN (PMCs). Hợp tác an ninh và chính trị ASEAN-Nga được xem là sẽ được thúc đẩy trong điều kiện có sự thống nhất về lợi ích trong việc bảo đảm một khu vực hoà bình nhằm theo đuổi mục đích phát triển kinh tế và chống lại sự đe doạ của chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. 4. ASEAN và Nga đã ký một Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga và ASEAN về Quan hệ Đối tác vì Hoà bình, An ninh, Thịnh vượng và Phát triển trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và tại Hội nghị PMC+1 với Nga vào ngày 19 tháng 6 năm 2003 tại Phmôm Pênh. Lễ ký kết đã tạo ra động lực đúng đắn để ASEAN và Nga đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về chính trị, an ninh, kinh tế và hợp tác chuyên ngành trong những năm tới. 5. Trong nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tội phạm xuyên quốc gia, tại phiên họp của Hội nghị PMC+1 trong năm 2004, hai bên đã ký kết một Tuyên bố chung về Hợp tác Chống Khủng bố Quốc tế ASEAN-Nga. Hội nghị Tham vấn lần thứ nhất giữa Quan chức Cao cấp ASEAN về Tội phạm Xuyên Quốc gia với Nga đã được tổ chức vào ngày 29 tháng 9 năm 2004 tại Brunei Darussalam. Trong thời gian diễn ra hội nghị tham vấn, hai bên đã nhất trí sẽ bắt đầu các công việc nhằm thực hiện Tuyên bố chung. 1 6. Quan hệ ASEAN-Nga sẽ đạt được một bước nhất định khi Nga tham gia Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (TAC) sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Nga đã diễn ra vào ngày 29 tháng 11 năm 2004 tại Viên Chăn, Lào. Nga sẽ trở thành Nước có Vũ khí Hạt nhân và là thành viên Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc thứ hai ký kết TAC sau Trung Quốc, điều này sẽ càng củng cố TAC như là quy tắc ứng xử đối với các mối liên kết giữa các quốc gia trong khu vực. III. Hợp tác Kinh tế 7. Quan hê thương mại giữa ASEAN với Nga mặc dù hiện vẫn đang còn ở mức thấp, đã cho thấy dấu hiệu phát triển khả quan trong những năm gần đây. Tổng giá trị thương mại trong năm 2002 đã lên đến 2,1 triệu USD và trong các năm sau đó đã tăng lên 11% đạt 2,3 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nga sang các nước ASEAN vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kim loại cơ bản và các sản phẩm kim loại, hoá chất và các khoáng sản trong khi hàng hoá xuất khẩu của ASEAN bao gồm máy móc và thiết bị điện, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo và dầu. 8. Trong một nỗ lực nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa hai bên, ASEAN và Nga đã thiết lập một Nhóm công tác về Hợp tác Kinh tế và Thương mại (ARWGTEC) và nhất trí sẽ nghiên cứu khả năng tổ chức Hội nghị ARWGTEC đồng thời với Hội nghị JCC ASEAN-Nga sẽ diễn ra trong năm 2004. Hai bên cũng xây dựng một hiệp định kinh tế nhằm đẩy mạnh thương mại và các lĩnh vực hợp tác liên quan khác. Với dân số 150 triệu người và là một thành viên chủ chốt của Khối Thịnh vượng Chung các Quốc gia Độc lập (CIS), Nga trở thành một thị trường đang nổi quan trọng đối với ASEAN trong tương lai. IV. Hợp tác Chuyên ngành 9. ASEAN và Nga đều mong muốn theo đuổi mục tiêu hợp tác trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, du lịch, văn hoá và các hoạt động giao lưu giữa các dân tộc. Hai bên đang xem xét việc xây dựng một chương trình làm việc nhằm hướng tới quan hệ hợp tác trên một diện rộng một khi hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết vào năm 2005. 10. Tại Hội nghị Ủy ban Kế hoạch và Quản lý chung ASEAN-Nga lần thứ 3 được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 năm 2004 tại Singapore, Nga đã thể hiện sự quan tâm đối với việc theo đuổi mục tiêu hợp tác về văn hoá với ASEAN. Nga cũng thể hiện sự quan tâm trong việc thiết lập Nhóm công tác về Du lịch ASEAN-Nga nhằm đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực này. ASEAN đã hoan nghênh các đề xuất và hai bên hiện nay đang nghiên cứu các dự án thực tế, có quy mô nhỏ, có tính khả thi để thực hiện sớm trong tương lai nhằm khởi động quan hệ hợp tác trong hai lĩnh vực nêu trên. 11. Về Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), Nga và Singapore đã nhất trí thực hiện một dự án hàng không dân dụng ở Campuchia. Dự án này sẽ được thực hiện dưới dạng một hội thảo chung sẽ được tổ chức tại Phnôm Pênh. Cho đến nay, tiến trình tham vấn với Campuchia về dự án này đang được tiến hành. 2 . Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN-Nga (SOM) và Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-Nga (JCC). Hội nghị ASEAN PMC+1 và SOM ASEAN-Nga nhóm họp một năm một lần trong khi JCC ASEAN-Nga nhóm họp 1 lần trong. đắn để ASEAN và Nga đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về chính trị, an ninh, kinh tế và hợp tác chuyên ngành trong những năm tới. 5. Trong nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tội phạm xuyên quốc. với việc theo đuổi mục tiêu hợp tác về văn hoá với ASEAN. Nga cũng thể hiện sự quan tâm trong việc thiết lập Nhóm công tác về Du lịch ASEAN-Nga nhằm đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực

Ngày đăng: 09/07/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan