Giới thiệuNguyễn Du, cuộc đời & tác phẩm. NguyễnDu (阮阮; 1765-1820) tên tự Tố Như (阮阮), hiệu Thanh Hiên (阮阮), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (阮阮阮阮), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. NguyễnDu được xem như là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi là Đại thi hào dân tộc. Năm 1965, ông được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới. I. Cuộc đời: NguyễnDu sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân), tỉnh Hà Tĩnh. NguyễnDu thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan. Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới nhà Hậu Lê . Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai (ghi theo Thơ chữ Hán Nguyễn Du, tr. 18). Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì NguyễnDu đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy. Mẹ NguyễnDu là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế (Từ điển văn học bộ mới ghi: xuất thân từ giới bình dân. (tr.1120), người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái. Thứ tự như sau: Nguyễn Trụ, Nguyễn Nễ (hơn NguyễnDu 4 tuổi), Nguyễn Du, Nguyễn Ức (kém NguyễnDu 2 tuổi) vàNguyễn Thị Niên. Năm 1775, người con đầu của bà Tần mất, mới 18 tuổi, năm sau chồng mất, hai cái tang liền làm cho bà đau buồn rồi lâm bệnh mất ngày 27 tháng 7 năm 1778, khi mới 39 tuổi (theo Thơ chữ Hán Nguyễn Du, tr 19 và Từ điển văn học bộ mới, tr. 1120.). Thuở nhỏ NguyễnDu sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn NguyễnDu 31 tuổi). Năm 1780, NguyễnDu mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em NguyễnDu từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã. Năm 1783, NguyễnDu thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, NguyễnDu được tập ấm (Tập có nghĩa truyền lại đời sau, ấm có nghĩa là nhờ ơn người trước để lại mà con cháu được phong tặng chức tước hoặc miễn cho một trách nhiệm nào đó.) một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà. Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân nhà Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. NguyễnDu cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ (vợ Nguyễn Du, sách Ngữ văn 10 không ghi tên, chỉ cho biết là con gái Đoàn Nguyễn Thục, quê ở Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam, nay thuộc tỉnh Thái Bình) ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?). Khi đến sống ở đây, vài tác giả như Phạm Thế ngũ (sách ghi bên dưới, tr. 349) cho biết NguyễnDu có mưu chống lại Tây Sơn, nhưng việc không thành nên bỏ về Nghệ An. Nhưng theo Từ điển văn học (bộ mới), căn cứ vào những sáng tác viết vào khoảng thời gian này trong Thanh Hiên thi tập, thì hình như NguyễnDu chủ yếu là trốn tránh để giữ mình, chứ không có âm mưu chống đối gì. Được vài năm, NguyễnDu về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Kể từ đó, NguyễnDu lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc. Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ. Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương. Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ. Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, NguyễnDu lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 16 tháng 9 năm 1820 (Ngữ văn 10 tập 2 năm 2008, ghi ngày 18 tháng 9). Lúc đầu (1820), NguyễnDu được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).(1) II.Tác phẩm: 2.1 Khái quát: Lược theo bài Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du: Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh (Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả v.v.). Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19”. Riêng Truyện Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.” Về mặt nghệ thuật, NguyễnDu là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca, hành .nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.”(Ngữ văn 10, tr. 95-96.) 2.2 Tác phẩm bằng chữ Hán: Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau: -Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn. -Nam Trung tạp ngâm (Các bài thơ ngâm khi ở phương Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh. -Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc. Nhận xét về mảng thơ này, Ngữ văn 10 tập 2 viết: “Thơ chữ Hán của NguyễnDu thể hiện tư tưởng, nhân cách của ông. Các bài thơ trong ''Thanh Hiên thi tập'' và ''Nam trung tạp ngâm'' tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục, những điểm đặc sắc tư tưởng, tình cảm của NguyễnDu được thể hiện rõ ràng hơn. Có ba nhóm đáng chú ý: Một là ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. Hai là phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người. Ba là cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi .” (tr. 94) 2.3Tác phẩm bằng chữ Nôm Sáng tác của NguyễnDu gồm có: -Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiềutruyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học (bộ mới) ghi: Có thuyết cho rằng NguyễnDu viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn (tr. 1844) Ngữ văn 10 tập 2 đánh giá: “Trên nền tảng nhân đạo chủ nghĩa vững chãi, với tài năng điêu luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuẫn nhuyễn cả chất tự sự và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn học bác học, NguyễnDu đã sáng tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam.” (tr.94) -Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì NguyễnDu viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ NguyễnDu viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm. Ngữ văn 10 tập 2 nhận xét: “Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều hạng người khác nhau, kể cả những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc. Song tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội .Do giá trị nhân đạo sâu sắc mà Văn Chiêu hồn đã được phổ biến rộng rãi, kể cả trong phạm vi nhà chùa.” (tr. 95) -Thác lời trai phường nón: 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải. -Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ: 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác. Hai bài này được sáng tác khoảng thời gian NguyễnDu về sống ở Nghệ An, sau bị quân Tây Sơn bắt giữ rồi thả. Theo Từ điển văn học (bộ mới) thì: Bài Thác lời trai phường nón rất tình tứ, mang âm hưởng của ca dao, của vè còn đậm nét. Bài Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, tác giả cũng học tập ở ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhưng chưa được nhuần nhuyễn; nhiều chổ tác giả tỏ ra quá lệ thuộc, làm giảm tính sáng tạo của mình. III.Nỗi lòng Nguyễn Du: Nỗi lòng của NguyễnDu rất phức tạp. Để hiểu nó, các nhà nghiên cứu văn học thường dựa vào “Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền” và các tác phẩm của ông (đặc biệt là ''Truyện Kiều'') để rút ra một số nhận định. Nhưng những nhận định ấy đến nay vẫn chưa thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau một cách sâu sắc. Trích một số ý kiến: Năm 1963, GS. Phạm Thế Ngũ viết: “Một thuyết thịnh hành từ lâu do Trần Trọng Kim xướng ra rằng “Truyện Kiều chứa đựng một tâm sự tha thiết nhất của Nguyễn Du, ấy là cái tâm sự của kẻ hàng thần nhớ chúa cũ (hoài Lê)”. Thuyết trên không phải là điều bị đặt mà có sở cứ rõ ràng. Thái độ phò Lê của ông được tỏ rõ trong những mưu toan chống Tây Sơn. Về sau, bất đắc dĩ phải ra hợp tác với Nguyễn, ông thường tỏ ra kín đáo, nếu không nói là lãnh đạm, lúc nào cũng như mang nặng trong lòng một bầu u uất khó nói. Nỗi lòng ấy chỉ có thể là, như lời ai điếu của Bùi Kỷ trong bài “Truy điệu cụ Tiên Điền” vào năm 1927: Dở dang thay cái tu mi. Cực trăm nghìn nỗi trong khi tòng quyền. Hành vi của tác giả chứng tỏ, mà văn chương của tác giả nhiều khi cũng hé lộ rõ ràng. Nhiều bài thơ chữ Hán của ông trong ''Thanh Hiên tập'', ''Bắc hành tập'', đầy ý điếu cổ thương kim, giọng khảng khái bi đát. Cho đến bao nhiêu câu trong chính ''Truyện Kiều'' tả thân thế người con gái lưu lạc cũng gióng lên tiếng đau buồn ấy của tác giả .”(tr. 360) Năm 1967, GS. Thanh Lãng viết: “Anh em NguyễnDu đã từng cầm quân ủng hộ nhà Lê, tỏ ra khí phách hơn người. Nhưng công việc không thành, nhà chính trị trẻ tuổi (Nguyễn Du) bỏ về quê, lấy thú chơi săn bắn ở núi Hồng Lĩnh . Và như phần đông nho sĩ đương thời, ông cho cái đời làm quan dưới một triều đại mới là một trạng thái “thất tiết”, thành ra suốt đời lúc nào ông cũng buồn rầu, ân hận .”(tr. 612) Năm 1973, nhà phê bình Thạch Trung Giả viết: “Điều hiển nhiên là niềm tưởng nhớ nhà Lê, nỗi uất ức của người dồn phải dồn vào thế hàng thần. Như chúng ta đã biết, NguyễnDu là một con người có khí tiết nên đã từng mưu sự cần vương chống Quang Trung. Đến khi nhà Tây Sơn đổ vì nhà Nguyễn, đám cố Lê hết chính nghĩa để chống lại, nhưng những người như NguyễnDu vẫn không quên mình và ông cha mình đã từng ăn lộc nhà Lê. Vậy việc phải làm tôi cho Gia Long là một vạn bất đắc dĩ, một sự đau lòng, một sự tủi nhục .”(tr. 370) Năm 1978, GS. Trương Chính viết: “Đọc ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng ta có thể giải quyết được một vấn đề trước nay ý kiến rất phân tán: thái độ của NguyễnDu đối với các triều đại. Trong một thời gian khá dài, từ khi Tây Sơn ra Bắc hà (1786) cho đến khi Tây Sơn thất bại (1802), rõ ràng NguyễnDu có ''tính việc phục quốc'' (phù Lê). Nhưng những chiến thắng của Quang Trung năm 1789 đã làm cho nhiều người có tư tưởng chống Tây Sơn khiếp đảm. Do đó, NguyễnDu bi quan, chán nản. Tuy vậy, đến khi ông trở về quê nhà, dưới chân núi Hồng Lĩnh, chí “phục quốc” vẫn chưa nguôi. Thế là, theo ''Gia phả'', ông toan vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh. Và sau này, cũng theo Gia phả thì: ''Mùa hạ, tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), vua Cao Hoàng (tức Gia Long) đi ra Nghệ An. Ông (Nguyễn Du) đón xe yết kiến vua và được đem thủ hạ đi theo ra Bắc. Mùa thu tháng 8 năm ấy, ông được bổ tri huyện huyện Phù Dung''. Về điểm này, Đại Nam chính biên liệt truyện chép hơi khác: “ Đến khi có lệnh (Gia Long) gọi, không thể từ chối, ông bất đắc dĩ phải ra”. Ở đây, chưa bàn ''Gia phả'' hay ''Liệt truyện'' chép đúng, nhưng cũng như một số nhà nho đương thời, thái độ của NguyễnDu đối với nhà Nguyễn có khác hơn đối với Tây Sơn. Nghĩa là những cựu thần nhà Lê này vẫn có thể ra phò giúp mà lương tâm không cắn rứt. Nhưng tại sao NguyễnDu được nhà Nguyễn tin dùng mà thái độ hình như là bất đắc chí. Sách Đại nam chính biên liệt truyện cho biết ''Đối với nhà vua thì ông chỉ giữ hết bổn phận, chứ không hay nói năng điều gì” khiến có khi bị nhà vua quở trách .'' "Qua những bài thơ trong ''Nam trung tạp ngâm'', kể cả những bài thơ làm trong khi đi sứ, quanh quẩn chỉ bấy nhiêu ý: ca tụng lòng tiết nghĩa, mạt sát những người cầu phú quí công danh, nhớ nhà, nhớ thú săn bắn, muốn về yên nghĩ, cho đời là một cuộc bể dâu .Nghĩa là NguyễnDu đã nhìn thấy những nỗi đau khổ của quần chúng bị áp bức, đã thấy được cái mục nát, tàn khốc trong triều đình nhà Nguyễn, cho nên ông đã gửi tâm sự vào hai câu thơ: Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. (Lược theo bài Giớithiệu của Gs Trương Chính trong ''Thơ chữ Hán Nguyễn Du'', tr. 29 - tr.48) Và ý kiến của GS. Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học (bộ mới), xuất bản năm 2004: Có một điều lạ là NguyễnDu từng chạy theo Lê Chiêu Thống, và như một số tài liệu nói, ông từng có ý định chống nhà Tây Sơn; nhưng trong các sáng tác của ông, những thái độ này rất mờ nhạt. Trong khi những người khác có hàng tập thơ khóc vua Lê thì ông chỉ ít nhiều rõ nét trong mỗi bài ''My trung mạn hứng'' (Cảm hứng trong tù) và đả kích nhà Tây Sơn, thì NguyễnDu không có một bài nào đả kích. Với nhà Nguyễn, ông được trọng vọng, mà trong thơ ông có cái gì như chán chường nhà Nguyễn. Cũng giống như ''Thanh Hiên thi tập'', trong ''Nam Trung tạp ngâm'', chưa bao giờ NguyễnDu nói rõ cái tâm sự thật của mình; rải rác đây đó, trong thơ chỉ thấy ông than thở cuộc đời là đáng buồn, đáng chán, là vô nghĩa, là bãi bể nương dâu. Trong ''Bắc hành thi tập'', nhà thơ có viết về Thăng Long (2 bài) để nói lên những đổi thay đáng buồn của một đế đô. Tuy bài thơ toát lên một tình cảm ''nhớ cổ, thương kim'' da diết, mông lung , nhưng khó có thể nói đây là bài thơ nhớ nhà Lê được. Còn ở Long thành cầm giả ca, thì bài thơ không có tí gì gọi là thù địch với nhà Tây Sơn, mà trái lại, trong khi thương xót cho số phận của người ca nữ, nhà thơ lại có vẻ như ngậm ngùi cho sự sụp đổ của triều đại trên .Thái độ của ông như thế nào, thật hết sức khó hiểu. (tr. 1122) Bởi còn đôi điều khác biệt trên, nên người soạn chỉ có thể tạm kết luận: NguyễnDu là một con người suy nghĩ nhiều về cuộc sống đương thời, có thái độ yêu ghét khá rõ trước cái tốt cái xấu, nhưng không sao thoát khỏi buồn phiền vì không giải thích nổi cuộc đời và không biết phải làm thế nào để thay đổi cuộc đời đó. Bùi Thụy Đào Nguyên, giới thiệu. Chú thích: (1)Phần tiểu sử NguyễnDu dựa theo Từ điển văn học (bộ mới), Ngữ văn 10 tập 2, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên quyển 2 của Phạm Thế Ngũ. Và theo GS. Trương Chính thì một phần cuộc đời của NguyễnDu được phân ra mấy giai đoạn như sau: Năm 1786 cho đến khoảng cuối năm 1795 đầu năm 1796, là giai đoạn “Mười năm gió bụi”. Năm 1796 cho đến năm 1802 là giai đoạn “Dưới chân núi Hồng”. Từ năm 1802 đến cuối năm 1804 là giai đoạn “Ra làm quan ở Bắc Hà” . (Thơ chữ Hán Nguyễn Du, tr. 15-16). Sách tham khảo: -Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, 2004, tr. 1120-1123. -Ngữ văn 10 tập 2 (Nxb Giáo dục, tháng 5 năm 2008, tr. 92-93), -Thơ chữ Hán NguyễnDu (Nxb Văn học, 1978, phần giớithiệu của Trương Chính, từ tr. 7-48) -Phạm Thế Ngũ, ''Việt Nam văn học sử giản ước tân biên quyển 2'', Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1963. -Thạch Trung Giả, “Văn học phân tích toàn thư”, Nxb Lá Bối, 1973. -Thanh Lãng, “Bảng lược đồ văn học Việt Nam”, Nxb Trình Bày, Sài Gòn, 1967 TRUYỆNKIỀU - NguyễnDu “Truyện Kiều” là tác phẩm có giá trị lớn lao về cả nội dung và nghệ thuật. 4.1. Giá trị nội dung : “Truyện Kiều” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. a. Giá trị hiện thực : “Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ. + “Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa, … đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người. + “Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người. Đồng tiền làm đảo điên (“Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”), đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lí (“Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”). b. Giá trị nhân đạo : + “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thúy Kiều là nhân vật mà NguyễnDu yêu quý nhất. Khóc Thúy Kiều, NguyễnDu khóc cho những nỗi đau lớn của con người : tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa… + “Truyện Kiều” đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. - Hình tượng nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường là nhân vật lí tưởng, tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời. - “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ. - “Truyện Kiều” là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng Từ Hải, NguyễnDu gửi gắm ước mơ anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí, khinh bỉ những “phường giá áo túi cơm”. 4.2. Giá trị nghệ thuật : “Truyện Kiều” là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với “Truyện Kiều”, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với “Truyện Kiều”, nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, con người. . Gòn, 1967 TRUYỆN KIỀU - Nguyễn Du Truyện Kiều là tác phẩm có giá trị lớn lao về cả nội dung và nghệ thuật. 4.1. Giá trị nội dung : Truyện Kiều có giá. quát: Lược theo bài Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du: Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính