1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thành tựu của thương mại Việt Nam sau 20 năm đổi mới

6 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 109 KB

Nội dung

Một số thành tựu của ngành thương mại qua 20 năm đổi mới 1. Về Thương mại trên thị trường trong nước - Về cơ chế vận hành của thị trường: cơ bản đã xóa bỏ cơ chế lưu thông cũ, chuyển sang cơ chế lưu thông mới, khắc phục được tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”, hình thành thị trường thống nhất, khá ổn định và thông suốt trong cả nước. - Quản lý nhà nước về thương mại có sự đổi mới từ trung ương đến địa phương cả về tư duy, nội dung và phương pháp quản lý, môi trường pháp lý cho lưu thông hàng hóa, hoạt động của thương nhân: liên quan đến mặt hàng kinh doanh, Nhà nước qui định những mặt hàng, dịch vụ cấm kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh; cơ chế chính sách đối với các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế (quyền lợi, nghĩa vụ, tổ chức, quản lý của các loại hình thương nhân v.v ) và đối với các hình thức tổ chức kinh doanh (qui định về tổ chức, quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại v.v ). Bên cạnh chính sách chung, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách khuyến khích phát triển các HTX, chính sách phát triển thương nghiệp miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc - Kiềm chế được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội: Chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng của thị trường xã hội năm 1986 là 20%, năm 1989 là 2,5%, năm 2000 là 1% và năm 2004 chỉ còn 0,79%; giá cả hàng hóa tương đối ổn định, các cơn sốt giá giảm dần. Đặc biệt, từ 1996 đến nay, không có các “cơn sốt” do quan hệ mất cân đối cung cầu gây ra ngay cả trong dịp lễ, Tết hoặc lúc bị thiên tai. Nhu cầu về các mặt hàng trọng yếu được bảo đảm bình thường. - Hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, nâng cao về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2005 ước đạt 440 ngàn tỷ đồng, gấp gần 710 lần năm 1985. - Về thành phần tham gia, từ chỗ chỉ có hai thành phần cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể (năm 1985), đến nay ngoài 2 thành phần trên còn có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với tỷ trọng gần 90% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội. Doanh nghiệp nhà nước đã từng bước vươn lên, thích ứng với cơ chế mới, hiệu quả kinh doanh được nâng cao, giữ được vai trò nòng cốt ở những mặt hàng trọng yếu, ở những khâu và lĩnh vực then chốt, chi phối 70- 75% khâu bán buôn, chiếm 20 - 21% tổng mức lưu chuyển bán lẻ. - Từng bước hình thành các kênh lưu thông của một số mặt hàng chủ yếu: Với sự tham gia đông đảo của các loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm các nhu cầu trong nước. Mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục được mở rộng trên cả ba địa bàn: thành thị, nông thôn và miền núi, với sự tham gia của các chủ thể kinh doanh. Tổ chức và phương thức kinh doanh, phương thức mua bán ngày càng đổi mới, phong phú và linh hoạt hơn. - Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại: Năm 1996 cả nước có gần 5.000 chợ đến năm cuối 2004 tăng lên 8.751 chợ với sự đa dạng về loại hình kinh doanh và quản lý, xuất hiện một số chợ đầu mối nông sản và chợ chuyên doanh. Các hình thức Trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tự phục vụ, hội chợ - triển lãm thương mại, trung tâm giao dịch hàng hóa đang hình thành và phát triển ở khu vực thành thị, các vùng kinh tế trọng yếu. Năm 1997 cả nước mới có một số /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/thanh-tuu-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-2-0-14048568113197/lxd1382634864.doc 1 ít siêu thị, đến năm 2004 ở 21 tỉnh, thành phố đã có 681 trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân, HTX với sự phong phú và đa dạng về mẫu mã chủng loại, chất lượng bảo đảm, phương thức phục vụ văn minh, hấp dẫn đối với khách hàng. - Thương mại trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dẫn tộc phát triển trên nhiều mặt, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các vùng này. /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/thanh-tuu-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-2-0-14048568113197/lxd1382634864.doc 2 2. Xuất, nhập khẩu Kim ngạch xuất-nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ 1986-2005 Đơn vị: triệu USD, % tăng trưởng Năm Xuất khẩu Tốc độ tăng KN XK Nhập khẩu Tốc độ tăng KNNK Cán cân thương mại NS so với XK Tổng KN XNK 1985 699 - 1857,4 - (1.159) 166 2.556 1986 789 13 2155 16 (1.366) 173 2.944 1987 854 8 2455 14 (1.601) 187 3.309 1988 1.038 22 2757 12 (1.719) 166 3.795 1989 1.946 87 2566 (7) (620) 32 4.512 1990 2.404 24 2752 7 (348) 14 5.156 1991 2.087 (13) 2338 (15) (251) 12 4.425 1992 2.581 24 2541 9 40 (2) 5.122 1993 2.985 16 3924 54 (939) 31 6.909 1994 4.054 36 5826 48 (1.772) 44 9.880 1995 5.449 34 8155 40 (2.706) 50 13.604 1996 7.255 33 11143 37 (3.888) 54 18.398 1997 9.185 27 11592 4 (2.407) 26 20.777 1998 9.361 2 11527 (1) (2.166) 23 20.888 1999 11.540 23 11622 1 (82) 1 23.162 2000 14.455 25 15639 35 (1.184) 8 30.094 2001 15.027 4 16162 3 (1.135) 8 31.189 2002 16.700 11 19700 22 (3.000) 18 36.400 2003 20.176 21 25226 28 (5.050) 25 45.402 2004 26.503 31 31953 27 (5.450) 21 58.456 Ước 2005 32.200 21,5 37000 16 (4.800) 15 69.200 So sánh chỉ tiêu năm 2005 với các chỉ tiêu tương ứng của 1986 46 17 0.09 27 (lần) (lần) (lần) (lần) Những đóng góp của xuất-nhập khẩu đối với phát triển kinh tế: - Xoá bỏ được cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, xây dựng môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vận hành theo cơ chế thị trường, góp phần khơi dậy được mọi tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động của các đơn vị kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển xuất khẩu. - Từ chỗ trong những năm 80, hàng năm phải bù lỗ lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu đến nay ngân sách Nhà nước đã có nguồn thu đáng kể từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. - Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết khủng hoảng kinh tế, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, đặc biệt khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã, nguồn thiết bị, nguyên nhiên vật liệu quan trọng, hàng tiêu dùng thiết yếu chủ yếunhập khẩu bằng vay nợ và viện trợ không còn. /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/thanh-tuu-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-2-0-14048568113197/lxd1382634864.doc 3 - Từ chỗ chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hoá được Bộ Thương mại cho phép, đến nay thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá trừ hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu. - Từ chỗ chỉ được trực tiếp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Thương mại; đến nay thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của luật pháp đều được trực tiếp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. - Hoạt động xuất nhập khẩu đã thúc đẩy xuất khẩu tăng nhanh trang trải nhu cầu nhập khẩu thiết bị, vật tư, nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng cho phát triển kinh tế và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. - Đến nay, số thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp là 35.714 doanh nghiệp, bằng gấp gần 1000 lần năm 1986. - Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 (ước 32,2 tỷ USD) bằng gấp 46 lần năm 1986. Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu năm 2005 dự kiến bằng 27 lần năm 1986. Năm 1986 nhập siêu ở mức 300%, trong 5 năm gần đây được khống chế ở mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu; Tỷ lệ nhập siêu của năm 2005 so với kim ngạch xuất khẩu dự kiến chưa bằng 1/10 so với tỷ lệ này năm 1986. Thị trường xuất khẩu được mở rộng vượt bậc từ chỗ chỉ trong nội khối XHCN (trước năm 1986) đến năm 2005, hàng hoá nước ta đã vươn tới hầu hết các vùng/lãnh thổ trên thế giới. 3. Hội nhập kinh tế quốc tế Trong gần 20 năm qua, đường lối, chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng đã được đề ra nhất quán và được triển khai tích cực phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Đổi mới, phát triển đất nước với những thành quả nổi bật như sau: - Khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế : Hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được triển khai một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo ra nhiều thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thông qua việc khai thông thị trường mới, mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhận được các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan của các nước, góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990- 2005 (1) , tăng nguồn thu ngoại tệ, ổn định cán cân thanh toán và dự trữ ngoại tệ của đất nước, hạn chế ảnh hưởng của sự biến động tài chính - tiền tệ khu vực hồi cuối những năm 90. - Mở rộng thị trường, thu hút đầu tư : Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, hoàn thiện đã điều chỉnh, bổ sung nhiều biện pháp, cơ chế chính sách khác nhằm tạo lập một môi trường pháp lý thuận lợi tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vừa để đáp ứng nhu cầu sản xuất – tiêu 1 Chúng ta chỉ Hội nhập trở lại vào đầu những năm 90 /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/thanh-tuu-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-2-0-14048568113197/lxd1382634864.doc 4 dùng, sức mua tăng lên nhanh chóng của một thị trường nội địa rộng lớn, vừa để tranh thủ các lợi thế xuất khẩu của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay đã có trên 70 nước, vùng lãnh thổ có các doanh nghiệp FDI đầu tư ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực kinh tế - công nghệ, góp phần làm thay đổi trình độ sản xuất, trình độ quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của lao động Việt Nam và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Việt Nam. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp, đặc biệt thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam (xuất khẩu của khu vực FDI năm 1991 chỉ chiếm 4%, 2005 đã chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). - Được hưởng những ưu đãi thương mại, tạo dựng được một môi truờng phát triển kinh tế: Việt Nam nhận được nhiều sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và các chính phủ nước ngoài. Tính 1993 - 2004, mức viện trợ ODA cam kết dành cho Việt Nam 28,82 tỷ USD, trong đó mức vốn đã thực hiện là 14,107 tỷ đô la. Trong 2 năm 1998 - 1999, Chính phủ Nhật Bản và các nhà tài trợ khác dành cho Việt Nam 1,2 tỷ đô la hỗ trợ cải cách kinh tế. - Nâng cao vị thế của đất nước, góp phần giữ gìn hoà bình : Những thành tựu cơ bản đạt được trên lĩnh vực kinh tế đã củng cố vị thế của đất nước về chính trị và ngoại giao, làm thất bại chính sách bao vây, cô lập đất nước của các thế lực thù địch, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế và các nước đánh giá cao, tôn trọng đường lối phát triển đất nước độc lập tự chủ. Chúng ta không ngừng thiết lập, củng cố và bình thường hoá quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia, khu vực thị trường quan trọng. Trong đó phải kể tới việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1996 và ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vào 13/7/2000. Biểu 8 : Kim ngạch xuất khẩu sau khi thiết lập quan hệ thương mại với Hoa Kỳ Đ.vị 1985 1990 1995 2000 2004 Ước 2005 Tổng kim ngạch cả nước Tr. USD 698,5 2.153,4 4.953,5 13.329,0 26.504,0 31.500,0 Kim ngạch XK vào TT Hoa Kỳ Tr. USD 0,0 0,0 169,7 732,8 4.992,30 6.230,0 Tỷ trọng kim ngạch Thị trường Hoa kỳ trong tổng kim ngạch XK của cả nước % 0 0 3,1 5,1 18,8 19,7 - Tiếp thu trình độ quản lý và chuyển giao công nghệ : Tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của thế giới, Việt Nam đã tạo ra một trình độ cao hơn về năng suất và chất lượng của nền sản phẩm, đã đem lại nhiều công nghệ, dây chuyền sản xuất mới trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng như hoá dầu, hoá nhựa, điện tử và bán dẫn, sản xuất ô tô, điện lực. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần nâng cao trình độ của lao động, tạo ra tư duy sản xuất – kinh doanh mới, lấy chất lượng, hiệu quả làm thước đo, nâng cao sức /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/thanh-tuu-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-2-0-14048568113197/lxd1382634864.doc 5 cạnh tranh quốc tế và trong nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng, giảm chi phí của hàng hoá, dịch vụ, tạo đà để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thích ứng với quá trình phân công, chuyên môn hoá và hiện đại hoá đang diễn ra trên toàn cầu và khu vực. /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/thanh-tuu-cua-thuong-mai-viet-nam-sau-2-0-14048568113197/lxd1382634864.doc 6 . Một số thành tựu của ngành thương mại qua 20 năm đổi mới 1. Về Thương mại trên thị trường trong nước - Về cơ chế vận hành của thị trường: cơ bản đã xóa bỏ cơ chế. Kỳ năm 1996 và ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vào 13/7 /200 0. Biểu 8 : Kim ngạch xuất khẩu sau khi thiết lập quan hệ thương mại với Hoa Kỳ Đ.vị 1985 1990 1995 200 0 200 4 Ước 200 5 Tổng. xuất-nhập khẩu năm 200 5 dự kiến bằng 27 lần năm 1986. Năm 1986 nhập siêu ở mức 300%, trong 5 năm gần đây được khống chế ở mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu; Tỷ lệ nhập siêu của năm 200 5 so với kim

Ngày đăng: 09/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w