Giáo án Ngữ văn 6 (trọn bộ)

207 416 0
Giáo án Ngữ văn 6  (trọn bộ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên TUẦN 01 VĂN BẢN Bài 01 tiết 01 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I . Mục đích yêu cầu : Giúp HS : _ Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiên liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. _ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người. II . Phương pháp và phương tiện dạy học - Đàm thoại , diễn giảng - SGK + SGV + giáo án III . Nộidung và phương pháp lên lớp 1. Ổn định lớp :1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ :5-7 phút 3. Giới thiệu bài mới.1phút T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng 5 phút 6phút GV nhắc lại đặc điểm về văn bản nhật dụng giúp HS liên hệ bài mới. Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm chỉ thể loại,kiểu văn bản.Mà là nói đến tính chất của nội dung văn bản.Đó là những bài viết có nội dung gần gũi,bức thiết với cuộc sống. GV đặt câu hỏi gợi mở. Trong ngày khai trường đầu tiên của em,ai đưa em đến trườing?Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy,mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? GVHD HS trả lời. GV gọi HS đọc văn bản. Văn bản “cổng trường mở ra”tác giả viết về ai?Tâm trạng của người ấy như thế nào? GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK trang 8. Trong văn bản có mấy nhân vật?Đó là ai? Người mẹ có tâm trạng như thế nào trước ngày khai trường của con? I.Giới thiệu “Cổng trường mở ra”là một bài kí được trích từ báo “ yêu trẻ”.Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. II.Đọc hiểu. 1.Tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai trường. a.Người mẹ. • Không tập trung vào việc gì. • Lên gường và trằn trọc. 1 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên 5 phút 5 phút 5 phút Đứa con có tâm trạng như thế nào trước ngày khai trường của mình? Tại sao người mẹ không ngủ được? Người mẹ đang nôn nao suy nghĩ về ngày khai trường năn xưa của mình và nhiều lí do khác. Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào? Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ? Nhà trường mang lại cho em điều gì? Tri thức,tình cảm tư tưởng,đạo lí,tình bạn,tình thầy trò • Không lo nhưng vẫn không ngủ Thao thức không ngủ được,suy nghĩ triền miên. b.Đứa con. • Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng. • Háo hức không nằm yên,nhưng lát sau đã ngủ. Thanh thản nhẹ nhàng “vô tư” 2. Tâm sự của người mẹ Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc ai cả.Người mẹ nhìn con ngủ,như tâm sự với con,nhưng thực ra là đang nói với chính mình,đang ôn lại kỉ niệm riêng. Khắc họa tâm tư tình cảm,những điều sâi thẳm của người mẹ đối với con 3. Tầm quan trọng của nhà trường “Ai cũng biết sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau,và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này” III.Kết luận. Như những dòng nhật kí tâm tình,nhỏ nhẹ và sâu lắng,bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng,yêu thương tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi cuộc sống mỗi con người 4 Củng cố : 2 phút 4.1. Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường? 4.2. Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào? 4.3. Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ? 5. Dặn dò:1 phút Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “ Mẹ tôi“ SGK trang 10 ********************** 2 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên TUẦN 01 VĂN BẢN Bài 01 tiết 02 MẸ TÔI Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi. I . Mục đích yêu cầu : Giúp HS : _ Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. _ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người. II . Phương pháp và phương tiện dạy học - Đàm thoại , diễn giảng - SGK + SGV + giáo án III . Nộidung và phương pháp lên lớp 1. Ổn định lớp :1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ :5-7 phút 2.1 Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường? 2.2. Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào? 2.3. Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ? 3. Giới thiệu bài mới.1phút T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng 7 phút GV gọi HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả? Văn bản được tạo ra dưới hình thức nào? Một lá thư của bố gửi cho con. Bài văn chủ yếu là miêu tả.Vậy miêu tả ai?Miêu tả điều gì? GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Đây là bức thư của bố gửi cho con,nhưng tại sao có nhan đề “Mẹ tôi”? Nhan đề do tác giả tự đặt cho đoạn trích Đọc kĩ ta sẽ thấy hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao qua lời của bố.Thông qua cái nhìn của bố thấy được hình ảnh và phẩm chất của người mẹ. Tại sao bố lại viết thư cho En-ra-cô? Lúccô giáo đến thăm En-ra-cô đã phạm lỗi là “thiếu lễ độ”. I.Giới thiệu Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi.(1846-1908) nhà văn I-ta-li –a (ý) là tác giả của các cuốn sách:cuộc đời của các chiến binh(1868)những tấm lòng cao cả(1886)cuốn truyện của người thầy(1890)giữa trường và nhà(1892). Bài văn miêu tả thái độ tình cảm và những suy nghĩ của người bố trước lỗi lầm của con. II.Đọc hiểu. 1.Thái độ của bố đối với En-ri-cô. 3 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên 5 phút 8 phút 2 phút Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô? Buồn bã Lời lẽ nào thể hiện thái độ của bố? _ Không bao giờ con được thốt ra lời nói nặng với mẹ. _ Con phải xin lỗi mẹ. _ Hãy cầu xin mẹ hôn con. _ Thà rằng bố không có con,còn hơn thấy con bội bạc với mẹ. Trong những lời nói đó giọng điệu của người cha có gì đặc biệt? Qua lời khuyên của người cha,người cha muốn con mình như thế nào? Ngoài tình yêu con,bố còn yêu gì khác? Ngoài En-ri-cô và bố truyện còn xuất hiện hình ảnh của ai? Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ? Trái tim người mẹ ra sao trước sự hỗn láo của con? Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào khi đọc thư bố? Xúc động khi đọc thư bố. Vì sao En-ri-cô lại xúc động? Tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà phải viết thư? Tình cảm sâu lắng thường tế nhị kín đáo,nhiều khi không trực tiếp nói được.Hơn nữa khi viết thư chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết,vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa làm cho người mắc lỗi mất lòng tự trọng _ Ông hết sức buồn bã,tức giận. _ Lời lẽ như vừa ra lệnh vừa dứt khoát,vừa mềm mại như khuyên nhủ. _ Người cha muốn con thành thật, “con xin lỗi mẹ vì sự hối lỗi trong lòng vì thương mẹ,chứ không vì nỗi khiếp sợ ai” _ Người cha hết lòng thương yêu con nhưng còn là người yêu sự tử tế,căm ghét sự bội bạc. Bố của En-ri-cô là người yêu ghét rõ ràng 2. Hình ảnh người mẹ. _ “Mẹ thức suốt đêm,khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con,sẵng sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con” _ Dành hết tình thương con. _ Quên mình vì con. Sự hỗn láo của En-ri-cô làm đau trái tim người mẹ. 3. Tâm trạng của En-ri-cô. _ Thư bố gợi nhớ mẹ hiền. _ Thái độ chân thành và quyết liệt của bố khi bảo vệ tình cảm gia đình thiêng liêng làm cho En-ri-cô cảm thấy xấu hổ. III.Kết luận. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng.Con cái không có quyền hư đốn chà đạp 4 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên lên tình cảm đó 4 Củng cố : 2 phút 4.1. Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô? 4.2 . Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ? 4.3. Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào khi đọc thư bố? 5. Dặn dò:1 phút Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “ từ ghép“ SGK trang 13 ********************** TUẦN 01 TIẾNG VIỆT Bài 01 tiết 03 TỪ GHÉP I . Mục đích yêu cầu : Giúp HS : _ Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép:chính phụ và đẳng lập. _ Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép. II . Phương pháp và phương tiện dạy học - Đàm thoại , diễn giảng - SGK + SGV + giáo án III . Nộidung và phương pháp lên lớp 1. Ổn định lớp : 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút. 2.1. Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô? 2.2 . Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ? 2.3. Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào khi đọc thư bố? 3. Giới thiệu bài mới. T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng 10 phút GV cho HS ôn lại định nghĩa về từ ghép đã học ở lớp 6. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi mục 1 SGK trang 13. Trong các từ ghép “bà ngoại,thơm phức” trong ví dụ,tiếng nào là tiếng chính,tiếng nào là tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính? _ Bà ngoại: bà : chính. ngoại : phụ _ Thơm phức: thơm : chính Phức : phụ. Tại sao”bà ,thơm” là tiếng chính? Chúng ta còn có “bà nội,bà cô……” có nét chung về nghĩa là “bà”.Nhưng nội ngoại dì lại khác nhau do tác dụng bổ sung nghĩa của tiếng phụ. Thơm phức và thơm ngát lại khác nhau.Sự khác nhau do tiếng phụ mang lại. Tiếng chính và tiếng phụ tiếng nào đứng I.Các loại từ ghép. 5 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên 15 phút 7 phút trước tiếng nào đứng sau? Tiếng chính đứng trước,tiếng phụ đứng sau. Trong hai từ ghép “ trầm bổng,quần áo” có phân ra tiếng chính,tiếng phụ không? “ Quần áo,trầm bổng” không thể phân ra tiếng chính ,tiếng phụ. GVDG. Từ ghép có mấy loại?gồm những loại nào?cho ví dụ? So sánh nghĩa của các từ “bà” với “bà ngoại”, “thơm” với “thơm phức”? _ Bà : người sinh ra cha mẹ. _ Bà ngoại : người sinn ra mẹ. _ Thơm : có mùi như hương ha dễ chịu,làm cho thích ngửi. _ Thơm phức : mùi thơm bốc lên mạnh,hấp dẫn. Giữa từ bà\bà ngoại với từ thơm\ thơm phức tiếng nào có nghĩa rộng hơn? Bà ngoại ,thơm phức có nghĩa hẹp hơn từ bà,thơm Giải thích nghĩa từ “quần áo,trầm bổng”? _ Quần áo:quần áo nói chung _ Trầm bổng (âm thanh) có lúc trầm bổng nghe rất êm. Nếu tách ra quần và áo thì nghĩa của nó như thế nào so với từ quần áo? Từ “quần áo” khái quát hơn từ “quần”, “áo” Nghĩa của từ ghép được hiểu như thế nào? Sắp sếp cáctừ bài tập 1 thành hai loại? Từ ghép có hai loại:từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. _ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính.Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Ví dụ : cây ổi, hoa hồng _ Từ ghép đẳng lập : có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp( không phân ra tiếng chính và tiếng phụ) Ví dụ : bàn ghế,thầy cô II.Nghĩa của từ ghép. _ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Ví dụ : hoa > hoa hồng _ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tịếng tạo nên nó Ví dụ : bàn ghế, cha mẹ. III.Luyện tập 6 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên Điền thêm tiếng sau vào bài tập2 tạo từ ghép chính phụ? Điền thêm tiếng sau vào bài tập3 tạo từ ghép đẳng lập? Giải thích tại sao nói một cuôn sách,một cuốn vở mà không nói một cuốn sách vở? 1/15 Sắp sếp các từ ghép thành hai loại: _ Chính phụ : lâu đời,xanh ngắy,nhà máy,nhà ăn,nụ cười. _ Đẳng lập :suy nghĩ,chày lưới,ẩm ướt,đầu đuôi. 2/15 Điền tiếng sau tạo từ ghép chính phụ: Bút chì Ăn bám Thước kẻ trắng xóa Mưa rào vui tai Làm quen nhát gan 3/15 Điền tiếng sau tạo từ ghép đẳng lập. Núi sông mặt chữ điền Đồi trái xoan Ham mê học tập Thích hỏi Xinh đẹp tươi đẹp Tươi non 4/15 Có thể nói một cuốn sách,một cuốn vở vì : sách vở là danh từ chỉ sự tồn tại dưới dạng cá thể,có thể đếm được.Còn “sách vở” là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không có thể nói một cuốn sách vở. 4 Củng cố : 2 phút 4.1. Từ ghép có mấy loại?gồm những loại nào?cho ví dụ? 4.2. Nghĩa của từ ghép được hiểu như thế nào? 5. Dặn dò:1 phút Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “liên kết trong văn bản”SGK trang 13 ********************** TUẦN 01 TẬP LÀM VĂN Bài 01 tiết 04 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I . Mục đích yêu cầu : Giúp HS : _ Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết.Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. _ Cần vận dụng liên kết đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết. II . Phương pháp và phương tiện dạy học - Đàm thoại , diễn giảng - SGK + SGV + giáo án III . Nộidung và phương pháp lên lớp 1. Ổn định lớp : 1 phút 2 Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút. 7 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên 2.1. Từ ghép có mấy loại?gồm những loại nào?cho ví dụ? 2.2. Nghĩa của từ ghép được hiểu như thế nào? 3 Giới thiệu bài mới.1 phút T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng 8 phút 8 phút GV hướng dẫn HS tìm hiểu tính liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản. Đọc đoạn a và trả lời câu hỏi SGK trang 17? Trong ví dụ a đó là những câu không thể hiểu rõ được. Lí do nào để En-ri-cô không hiểu ý bố? Chúng ta điều hiểu rằng văn bản sẽ không thể hiểu rõ khi câu văn sai ngữ pháp. Trường hợp trên có phải sai ngữ pháp không? Văn bản trên sai ngữ pháp nên không hiểu được khi nội dung ý nghĩa của các câu văn không thật chính xác rõ ràng. Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? Chỉ có câu văn chính xác,rõ ràng đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên văn bản.Mà các đoạn văn đó phải nối liền nhau.Như vậy văn bản muốn hiểu được thì không thể nào không liên kết.Giống như có 100 đốt tre thì chưa thể thành cây tre trăm đốt.Muốn có cây tre trăm đốt thì trăm đốt tre phải liền nhau. Thế nào là liên kết trong văn bản? GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục 2 SGK . Đọc đọan văn a mục 1 SGK trang 17 cho biết do thiếu ý gì mà trở nên khó hiểu.Hãy sữa lại? Văn bản sẽ không thể hiểu rõ nếu thiếu nội dung ý nghĩa văn bản không được liên kết lại. Đọc đoạn văn b chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng?Giữa đoạn b và đoạn trong “cổng trường mở ra” bên nào có sự liên kết,bên nào không có sự liên kết? Đoạn b không có sự liên kết mà thiếu sót mấy chữ “ còn bây giờ” và chép nhằm chữ “con” thành “đứa trẻ”. Bên cạnh sự liên kết về nội dung,ý nghĩa văn bản cần phài có sự liên kết về hình thức I.Tính liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản. 1.Tính liên kết trong văn bản. Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản,làm cho văn bản có nghĩa trở nên dễ hiểu. 2.Phương tiện liên kết trong văn bản. 8 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên 4 phút 5 phút 4 phút ngôn ngữ. Để văn bản có tính liên kết phải làm như thế nào? Sắp sếp những câu văn bài tập 1 theo trật tự hợp lí? Các câu văn bài tập 2 có tính liên kết chưa?Vì sao? Điền từ thích hợp vào bài tập 3? Giải thích tại sao sự liên kết bài tập 4 không chặt chẽ? Để văn bản có tính liên kết người viết(người nói) phải làm cho nôi dung của các câu,các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau,các đoạn đó bằng phương tiện ngôn ngữ(từ,câu…)thích hợp. II.Luyện tập. 1/18 Sắp sếp các câu theo thứ tự: (1) – (4) – (2) – (5) – (3) 2/19 Về hình thức ngôn ngữ,những câu liên kết trong bài tập có vẻ rất “liên kết nhau”.Nhưng không thể coi giữa nhũng câu ấy đã có một mối liên kết thật sự,chúng không nói về cùng một nội dung. 3/ 18 Điền vào chổ trống. Bà ,bà ,cháu ,bà ,bà ,cháu ,thế là. 4/ 19 Hai câu văn dẫn ở đề bài nếu tách khỏi các câu khác trong văn bản thì có vẻ như rời rạc,câu trước chỉ nói về mẹ và câu sau chỉ nói về con. Nhưng đoạn văn không chỉ có hai câu đó mà còn có câu thứ ba đứng tiếp sau kết nối hai câu trên thành một thể thống nhất làm cho đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau.Đo đó hai câu văn vẫn liên kết với nhau không cần sửa chữa, 4 Củng cố : 2 phút 4.1. Thế nào là liên kết trong văn bản? 4.2. Để văn bản có tính liên kết phải làm như thế nào? 5. Dặn dò:1 phút Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “cuộc chia tay của những con búp bê”SGK trang 13 ********************** TUẦN 02 VĂN BẢN Bài 02 tiết 5,6 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ I . Mục đích yêu cầu : Giúp HS : _ Thấy được tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện.Cảm nhận được những đau xót của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.Biết thông cảm và chia sẽ với những người bạn ấy. _ Thấy được cái hay của cốt truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm thương. II . Phương pháp và phương tiện dạy học 9 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên - Đàm thoại , diễn giảng - SGK + SGV + giáo án III . Nộidung và phương pháp lên lớp 1. Ổn định lớp : 1 phút 2 Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút. 2.1. Thế nào là liên kết trong văn bản? 2.2. Để văn bản có tính liên kết phải làm như thế nào? 3. Giới thiệu bài mới.1 phút T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng 4 phút 20 phút 4 phút GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần giới thiệu. Đọc tiểu dẫn SGK trang 26 cho biết “cuộc chia tay của những con búp bê”của tác giả nào?Đạt giải gì? GV gọi HS đọc văn bản tìm hiểu truyện. Văn bản này là một truyện ngắn.Truyện kể về việc gì?Ai là nhân vật chính? Truyện kể về cuộc chia tay của hai anh em ruột khi gia đình tan vỡ.Hai anh em Thành và Thủy điều là nhân vật chính. Truyện kể theo ngôi thứ mấy?Tác dụng của ngôi kể ấy? Truyện kể theo ngôi thứ nhất.Người xưng tôi trongtruyện “Thành” là người chứng kiến sự việc xảy ra,cũng như là người chịu nổi đau như em gái mình. Cách lựa chọn ngôi kể có tác dụng giúp cho tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ tình cảm và tâm trạng của nhân vật. GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận(4’) 1/Những con búp bê gợi cho em những suy nghĩ gì? Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi nhỏ,thường gợi lên sự ngộ nghĩnh,trong sáng ngây thơ. 2/Trong truyện chúng có chia tay thật không? Cuối cúng Thủy đã đặt con Vệ Sĩ I.Giới thiệu Truyện ngắn “cuộc chia tay của những con búp bê”của tác giả Khánh Hoài ,được trao giả nhì trong cuộpc thi thơ- văn viết về quyền trẻ em do viện Khoa học Giáo Dục và tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Béc-men Thụy Điển tổ chức 1992. II. Đọc hiểu. 1.Ý nghĩa của tên truyện. 10 [...]... cục trtong văn bản 1 Bố cục của văn bản Văn bản không thể được viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng.Bố cục là sự bố trí,sắp sếp các phần,các đoạn theo một trình tự,một hệ thống rành mạch và hợp lí 2 Những yêu cầu về bố cục trong văn bản 13 05 phút Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên So với văn bản Ngữ Văn 6 văn bản như thế là lộn xộn Tại sao văn bản Ngữ Văn 6 dễ tiếp nhận,còn văn bản ví... bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Luyện tập tạo lập văn bản”SGK trang 54 ****************** TUẦN 04 TẬP LÀM VĂN Bài 04 Tiết 16 LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN I Mục đích yêu cầu : Giúp HS : _ Củng cố lại kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa các buớc của quá trình tạo lập văn bản _ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên,có thể tạo lập một văn bản tương đối đơn giản,gần gũi với đời sống... những thắc mắc bài tập thấy cô giáo 3? 3/ 46 a Dàn bài là một cái sườn hay đề cương để người làm bài dựa vào đó mà tạo lập nên văn bản,chứ chưa phải là bản thân văn bản.Sau khâu lập văn bản lả khâu viết ( nói) thành văn. Vì thế , dàn bài cần được viết rõ ý,nhưng càng ngắn gọn càng tốt.Lời lẽ trong dàn bài,do đó không nhất thiết phải là những câu hoàn chỉnh tuyệ đối đúng ngữ pháp và luôn luôn liên kết... các phần các đoạn trong văn bản _ Thông suốt liên tục,không đứt đoạn Thế nào là mạch lạc trong văn bản? Nội dung lưu bảng I.Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản 1 Mạch lạc trong văn bản Trong văn bản : mạch lạc là sự tiếp nối các câu,các ý theo một trình tự nhất định 2 Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc Đọc mục 2a SGK trang 31 và trả lời câu hỏi SGK a.Một văn bản như truyện “cuộc... dung và cách làm văn bản Sau khi xác định 4 vấn đề đó,cần phải làm những việc gì để viết được văn bản? Đây là khâu bắt tay vào văn bản,phải xác định việc gì cần làm trước,việc gì cần làm sau.Đó là tìm hiểu đề bài hoặc xác định chủ đề,tìm ý và lập dàn bài Chỉ có ý kiến và dàn bài tạo được văn bản chưa?Viết thành văn bản phải có những vấn đề nào? Chỉ có dàn bài và ý thì chưa tạo lập được văn bản.Tất cả... yêu cầu SGK trang 45 điều không thể thiếu,trừ yêu cầu “kể chuyện hấp dẫn”là không bắt buộc đối với các văn bản không phải là tự sự Tạo lập văn bản gồm những bước nào? Để tạo lập văn bản,người tạo lập văn bản cần phải thực hiện các bước: 26 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên _ Định hướng chính xác : văn bản viết(nói) cho ai?để làm gì?về các vấn đề như thế nào? _ Tìm ý và sắp sếp các ý để có một bố cục... biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc,không đứt đoạn hoặc quẩn quanh _ Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn II Phương pháp và phương tiện dạy học - Đàm thoại , diễn giảng - SGK + SGV + giáo án III Nộidung và phương pháp lên lớp 1 Ổn định lớp : 1 phút 2 Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút 2.1 Vì sao khi xây dựng văn bản,cần phải quan tâm tới... sự hiển nhiên,do đó lời phán trở thành vô nghĩa ấu trĩ Cách nói nước đôi có tác dụng gì? Lật tẩy chân dung tài cán của thầy bói Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong xã hội? _ Phê phán chăm biếm những kẻ hành nghề mê tín,dốt nát,lừa bịp,lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.Đồng thời nó cũng chăm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết tin vào sự bói toán,phản 31 Bïi V¨n Thµnh... : 2 phút 4.1 Vì sao khi xây dựng văn bản,cần phải quan tâm tới bố cục? 4.2 Để văn bản có bố cục rành mạch rõ ràng phải có các điều kiện nào? 4.3 Một bài văn thường có mấy phần?Kể tên các phần? 5 Dặn dò:1 phút Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “mạch lạc trong văn bản”SGK trang 28 ********************** TUẦN 02 TẬP LÀM VĂN Bài 02 tiết 08 12 phút MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN I Mục đích yêu cầu : Giúp... với nhau về không gian,thời gian,tâm lí ,ý nghĩa,miễn là tự nhiên hợp lí Thế nào là văn bản có tính mạch Một văn bản có tính mạch lạc là: lạc? _ Các phần các đoạn các câu trong văn bản 16 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên địều nói về một đề tài,biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt _ Các phần các đoạn các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng,hợp lí,trước sau hô ứng nhau nhằm làm . cầu về bố cục trong văn bản. 13 Bïi V¨n Thµnh – Trêng THCS NguyÖt Ên 05 phút So với văn bản Ngữ Văn 6 văn bản như thế là lộn xộn. Tại sao văn bản Ngữ Văn 6 dễ tiếp nhận,còn văn bản ví dụ khó. đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? Chỉ có câu văn chính xác,rõ ràng đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên văn bản.Mà các đoạn văn đó phải nối liền nhau.Như vậy văn. không thể hiểu rõ khi câu văn sai ngữ pháp. Trường hợp trên có phải sai ngữ pháp không? Văn bản trên sai ngữ pháp nên không hiểu được khi nội dung ý nghĩa của các câu văn không thật chính xác

Ngày đăng: 09/07/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan