1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nghệ thuật lãnh đạo (phần 2) potx

6 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 120,28 KB

Nội dung

Nghệ thuật lãnh đạo (phần 2) Martin Luther King, Jr., người đã lãnh đạo cuộc vận động đòi dân quyền từ năm 1955 đến 1968, là một nhà lãnh đạo mẫu mực với tầm nhìn vĩ đại và sự kiên trì tiến về phía trước bằng mọi giá. Cho dù bị đi tù vài lần, bị đâm, bị ném đá, King vẫn kiên trì những nỗ lực của mình để hoàn thành ước mơ của ông về một thế giới không phân biệt chủng tộc và cải thiện mức sống cho người nghèo. Không ai ở Đài kỉ niệm Washington vào buổi chiều 28/4/1963 có thể quên được câu kết luận trong bài diễn văn của King trước đám đông ước tính lên đến 250.000 người. Nhà viết tiểu sử Lerone Bennett, Jr., đã ch ộp được khoảnh khắc đầy cảm xúc đó: "Tự tìm tòi bản thân, lấy ra một phần các bài diễn văn từ năm 1956, ông bắt đầu vung tay, tạo ra những nhịp khoan thai khiến đám đông cổ vũ hô vang như sấm hết lần này đến lần khác, King nhắc đi nhắc lại "Tôi có một ước mơ " và đám đông, như chạm phải điện, gào thét, hoan hô và khóc lóc, đưa ông tới đỉnh cao của sự phát hiện và khám phá." Vì thế tầm nhìn là khía cạnh quan trọng đầu tiên của việc lãnh đạo hiệu quả. Không có tầm nhìn, sẽ có ít hy vọng hay cảm giác về mục đích của tổ chức. Các nỗ lực sẽ trôi đi một cách bâng quơ. Sự thiếu vắng mục đích sẽ dẫn tới sự thiếu vắng hợp tác giữa các đơn vị thành viên và gây ra các cuộc đấu tranh nội bộ giữa những người quản lý. Các viễn cảnh và chiến lược trí tuệ không sẽ là không đủ để thúc đẩy và tiếp thêm nghị lực cho các nhân viên. Các kết quả chỉ được duy trì liên tục khi các thành viên tham gia vào vi ễn cảnh, họ phải tin rằng viễn cảnh của lãnh đạo cũng là viễn cảnh của họ. Chỉ khi đó họ mới đảm nhận trách nhiệm để đạt được nó. Ở đây có khía cạnh quan trọng thứ hai của lãnh đạo: truyền cảm hứng hay tiếp thêm nghị lực cho mọi người để họ làm việc tốt nhất theo cá nhân và theo tập thể. John Naisbitt đã gọi việc tiếp thêm nghị lực cho mọi người để phấn đấu cho một viễn cảnh là "sự liên kết". Trong hình thức cao nhất của nó sự liên kết tồn tại khi các nhóm hay các đội nhân viên đều tận tâm hòan thành nhiệm vụ và cộng tác không vị kỉ cùng nhau để hướng tới mục tiêu đó. Theo quan điểm này, các mục tiêu của tổ chức và cá nhân trùng khít với nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các nhà lãnh đạo tạo ra một thái độ hay một ảnh hưởng tích cực trong tổ chức của họ. Họ làm việc này thông qua sức mạnh của cá tính, tầm nhìn của họ và thông qua việc tạo ra một cảm nhận rằng những điều tốt là có thể. Một khi những ảnh hưởng tích cực này bắt đầu, những người khác trong nhóm sẽ bị kích thích phải hành động, và một loạt sự nhiệt tình sẽ được tạo ra nhanh chóng. Theo nghĩa này lãnh đạo cung cấp hy vọng và ý nghĩa cho nhân viên, nhân viên bắt đầu tin rằng các mục tiêu tương lai của riêng họ có thể được thực hiện thông qua các mục tiêu của tổ chức. Đến đây, lãnh đạo đã được định nghĩa theo hai khía cạnh quan trọng: một viễn cảnh về mục tiêu của công ty và sự tiếp thêm nghị lực cho mọi người để đạt được mục tiêu đó. Có thể hiểu sâu hơn bằng cách so sánh lãnh đạo và quản lý như sau: Nhà lãnh đạo nhấn mạnh các mối quan hệ với người khác, các giá trị và cam kết – các khía cạnh tinh thần và cảm xúc của tổ chức. Nhà quản lý nhấn mạnh đến tổ chức, hợp tác và quản lý các nguồn lực (ví dụ: nhà máy, thiết bị, con người). Nhà lãnh đạo tạo ra và diễn đạt rõ ràng về viễn cảnh tổ chức có thể đạt được gì trong dài hạn. Nhà quản lý tập trung vào việc đạt các mục tiêu và mục đích ngắn hạn. Nhà lãnh đạo đưa tổ chức đi theo các hướng mới – không thỏa mãn với việc duy trì nguyên trạng. Nhà quản lý tập trung vào việc tối đa hóa kết quả từ những chức năng và hệ thống sẵn có. Nhà lãnh đạo trao quyền cho nhân viên để họ có thể tự mình hành động đạt mục tiêu. Nhà quản lý khăng khăng rằng mọi người phải trao đổi với ông ta về từng chi tiết trước khi hành động. Nhà lãnh đạo thích thử thách và tạo ra thay đổi. Nhà quản lý sợ sự không chắc chắn và hành động thận trọng. Nhà lãnh đạo tạo ra cảm nhận về ý nghĩa công việc – giá trị và sự quan trọng của nó. Nhà quản lý cố gắng đạt được sự nhất trí và các bản hợp đồng trong công việc. Nhà lãnh đạo thường xuyên suy nghĩ một cách chiến lược. Nhà qu ản lý ít khi suy nghĩ theo chiến lược. Nhà lãnh đạo có niềm đam mê vô tận để liên tục phát triển bản thân – sẵn sàng học hỏi. Nhà quản lý không đẩy họ vào hoàn cảnh phải học thêm những thứ mới. Fred A. Manske Jr. Leadershipdevelopment (Long Hoàng dịch) . Nghệ thuật lãnh đạo (phần 2) Martin Luther King, Jr., người đã lãnh đạo cuộc vận động đòi dân quyền từ năm 1955 đến 1968, là một nhà lãnh đạo mẫu mực với tầm nhìn. phải tin rằng viễn cảnh của lãnh đạo cũng là viễn cảnh của họ. Chỉ khi đó họ mới đảm nhận trách nhiệm để đạt được nó. Ở đây có khía cạnh quan trọng thứ hai của lãnh đạo: truyền cảm hứng hay tiếp. cho mọi người để đạt được mục tiêu đó. Có thể hiểu sâu hơn bằng cách so sánh lãnh đạo và quản lý như sau: Nhà lãnh đạo nhấn mạnh các mối quan hệ với người khác, các giá trị và cam kết – các

Ngày đăng: 09/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN