Đề ôn thi Ngữ văn HK II (09-10)

3 282 0
Đề ôn thi Ngữ văn HK II (09-10)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN 1. Quê hương • Tác giả: Tế Hanh (sinh 1921). - Tên khai sinh là Trần Tế Hanh, quê ở một làng chài ven biển tỉnh Quãng Ngãi - Ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối (1940-1945) - Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996) • Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1939 nhà thơ là học trò sống xa quê, viết cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê - Thể thơ: 8 chữ • Nội dung: Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. 2. Khi con tu hú • Tác giả: Tố Hữu (1920-2002) - Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế - Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996) • Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: tháng 7/1939 khi nhà thơ bị Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) - Thể loại: lục bát • Nội dung: Khi con tu hú của Tố Hữu là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 3. Tức cảnh Pác Bó • Tác giả: Hồ Chí Minh • Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác trở về nước sống và làm việc hết sức gian khổ ở hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt-Trung - Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (viết bằng chữ quốc ngữ) • Nội dung: Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 4. Ngắm trăng • Bài thơ: • Phiên âm Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích kháng thi gia. • Dịch thơ Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. • Tác giả: Hồ Chí Minh • Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 8/1942, Bác Hồ từ Pác Bó bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Đến thị trấn Túc Vinh, Người bị bắt giữ rồi bị đày gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây (8/1942 – 9/1943). Trong thời gian đó Người đã viết ‘Nhật ký trong tù’ bằng chữ Hán (gồm 133 bài) - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật • Nội dung: Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. 5. Đi đường • Bài thơ: • Phiên âm Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan, Trùng san chi ngoại hựu trùng san; Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lí dư đồ cố miện giang. • Dịch thơ Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. • Tác giả: Hồ Chí Minh • Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Là bài thơ thứ 30 trích trong ‘Nhật ký trong tù’ -> trong một lần giải đi đường núi - Thề thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật • Nội dung: Đi đường là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. 6. Chiếu dời đô • Tác giả: Lý Công Uẩn – Lý Thái Tổ (974-1028), người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Đảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) • Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La - Thể loại: Chiếu (chiếu là thể văn nghị luận cổ; do vua dùng để ban bố mệnh lệnh; chiếu có thể viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu) • Nội dung: Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Câu nghi vấn • Đặc điểm hình thức: - Chứa từ nghi vấn: không, chưa, chằng, ai, gì, nào, sao, làm sao, hay,… - Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi, đôi khi còn kết thúc bằng dấu chấm, chấm lửng, chấm than • Chức năng: - Hỏi - Cầu khiến, khằng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc • Ví dụ: - Hỏi: Bài tập này bạn biết giải không? - Cầu khiến: Anh có thể tắt thuốc lá được không? - Khẳng định: Ai bảo thảo mộc không có tình mẫu tử? - Phủ định: Ai bảo con người không có tuổi thơ? - Đe dọa: Mày định đánh tao đấy à? - Bộc lộ cảm xúc: Bức tranh em gái tôi vẽ đấy ư? 2. Câu cầu khiến • Đặc điểm hình thức: - Chứa từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào - Kết thúc bằng dấu chấm than, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm. • Chức năng: - Yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ra lệnh. • Ví dụ: Anh tắt thuốc lá đi! 3. Câu cảm thán • Đặc điểm hình thức: - Chứa từ cảm thán: ôi, chao ôi, trời ơi, biết dường nào, biết bao, xiết bao,… - Kết thúc bằng dấu chấm than. • Chức năng: - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. • Ví dụ: Bầu trời hôm nay đẹp biết bao! 4. Câu trần thuật • Đặc điểm hình thức: - Không có đặc điểm của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. - Kết thúc bằng dấu chấm, chấm lửng. • Chức năng: - Kề, tả, thông báo, nhận định - Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc. • Ví dụ: - Kể: Hôm qua, tôi bị điểm kém môn Toán. - Tả: Bên ngoài, bầu trời mây đen xám xịt. - Thông báo: Ngày mai sẽ có trận đấu bóng đá. - Nhận định: Cô ấy đúng là người tài giỏi. - Yêu cầu: Đưa tay cho tôi mau! - Bộc lộ cảm xúc: Cháu cảm ơn bà! 5. Câu phủ định • Đặc điểm hình thức: - Chứa từ phủ định: không, chưa, chằng, chả, đâu có, không phải, đâu có phải, … • Chức năng: - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó(câu phủ định miêu tả). - Phản bác một ý kiến, một nhận định(câu phủ định bác bỏ) • Ví dụ: - Câu phủ định miêu tả: Tôi chưa làm xong bài tập. - Câu phủ định bác bỏ: Không phải, anh ấy là người tốt. . thành Đại La - Thể loại: Chiếu (chiếu là thể văn nghị luận cổ; do vua dùng để ban bố mệnh lệnh; chiếu có thể viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu) • Nội dung: Chiếu dời đô phản ánh. Bài tập này bạn biết giải không? - Cầu khiến: Anh có thể tắt thuốc lá được không? - Khẳng định: Ai bảo thảo mộc không có tình mẫu tử? - Phủ định: Ai bảo con người không có tuổi thơ? - Đe dọa:. định • Đặc điểm hình thức: - Chứa từ phủ định: không, chưa, chằng, chả, đâu có, không phải, đâu có phải, … • Chức năng: - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó(câu

Ngày đăng: 08/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan