Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
638 KB
Nội dung
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2010- 2011 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm): Câu I (2 điểm): Cặp hình ảnh sóng đôi “ông lão đánh cá – con cá kiếm” ( trích Ông già và biển cả của Hê-minh-Uê ) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì? Câu II (3điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về Tuổi trẻ với ý thức trách nhiệm trong tình yêu. II- PHẦN RIÊNG (5,0 ĐIỂM). ( Thí sinh có thể chọn câu III.a hoặc câu III.b ) Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm). Phân tích diễn biến tâm trạng của Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi nghe câu chuyện của người phụ nữ hàng chài ở tòa án huyện qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm). Anh (chị) hãy phân tích tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân đã tạo dựng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐÁP ÁN I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm ) Câu I ( 2 điểm ): HS trình bày được các ý cơ bản sau: “Ông lão đánh cá – con cá kiếm” là cặp hình ảnh sóng đôi, mang ý nghĩa biểu tượng gợi lên nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, thể hiện hành trình của người lao động, người nghệ sĩ, hành trình của con người nói chung trong công cuộc chinh phục, khám phá những giá trị cao đẹp và khác thường. - Ông lão đánh cá mang vẻ đẹp dũng mãnh, kiên cường, có niềm say mê và khao khát chinh phục, chiêm ngưỡng giá trị cao đẹp của đời sống. - Hình tượng con cá kiếm: Thể hiện sự kì vĩ, phi thường của biển cả, thiên nhiên, của những ước mơ, khát vọng mang tính lí tưởng, lớn lao mà con người luôn hướng tới. * Biểu điểm: - Thí sinh nêu đầy đủ ý : 2 điểm. - Thí sinh nêu nửa số ý : 1 điểm. - Nêu 1 ý nhỏ : 0,5 điểm - Không nêu được hoặc viết sai kiến thức : 0 điểm. Câu 2 ( 3 điểm ): a/ Yêu cầu về kĩ năng: - HS hiểu đúng yêu cầu đề bài. Biết nhận xét, đánh giá và nêu được suy nghĩ của cá nhân trước một vấn đề về hiện tượng đời sống - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có nhiều suy nghĩ khác nhau nhưng cần đảm bảo được hệ thống các ý sau: - Trình bày giá trị, ý nghĩa của tình yêu đối với con người, tuổi trẻ: + Tình yêu là thứ tình cảm quan trọng, cần thiết đối với tất cả con người, đặc biệt là tuổi trẻ. + Tình yêu là động lực cung cấp sức mạnh, niềm tin cho con người trong cuộc sống… - Giải thích vì sao tình yêu lại gắn liền với trách nhiệm (trách nhiệm với bản thân và với người khác, với gia đình, xã hội). - Bàn luận mở rộng: Khi thiếu trách nhiệm trong tình yêu, bạn trẻ có thể đối mặt với những hậu quả gì (hậu quả với người mình yêu, hậu quả với chính mình…). - Trình bày trải nghiệm, suy nghĩ của anh (chị) trong tình yêu. Với lứa tuổi học đường đang ngồi trên ghế nhà trường, anh (chị) mong muốn vun đắp, xây dựng một tình yêu như thế nào? c/ Biểu điểm: -Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên.Có thể mắc1vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 2:Đáp ứng được nửa yêu cầu trên.Có thể mắc1vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. -Điểm 0: Không làm bài hoặc bài làm hoàn toàn sai lệch. II- PHẦN RIÊNG ( 5,0 điểm ) Câu III.a. HS biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích một nhân vật trong tác phẩm tự sự, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp… b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, hiểu biết về nhân vật Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh, HS cân phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật Phùng theo những ý chính sau đây: * Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nội dung chính của tác phẩm “ chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. * Diễn biến tâm trạng của Phùng: - Lúc đầu, Phùng cảm thấy bức bối khi nghe người phụ nữ hàng chài van xin, cầu khẩn vị chánh án đừng bắt bà ta ly hôn với người chồng vũ phu hành hạ mình như cơm bữa. - Phùng cảm thấy khó chịu khi người đàn bà đột ngột thay đổi cách xưng hô, đột nhiên “ mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt”… - Nhưng nghe xong câu chuyện cuộc đời của người đàn bà khốn khổ ấy, thái độ của Phùng đã thay đổi hẳn: Anh không còn nghĩ rằng người phụ nữ kia cam chịu vì yếu đuối hay tăm tối, ngu dốt.Anh nhìn thấy ở người đàn bà sự từng trải, sắc sảo; người mẹ với tấm lòng thương con vô bờ bến, đức hi sinh cao cả “phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” được ẩn chứa trong cái vẻ ngoài mệt mỏi, lúng tùng, sợ sệt của bà ta. Từ chỗ ngạc nhiên, bất bình vì những hiện tượng ngang trái, phi lý, Phùng đã cảm thông, chia sẻ, trân trọng. Người nghệ sĩ trong anh đã nhận được từ câu chuyện kia bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống không thể chủ quan, đơn giản, một chiều. c/ Biểu điểm: - Điểm 4-5: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2-3: Đáp ứng được nửa hoặc hơn nửa yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không làm bài hoặc bài làm hoàn toàn sai lệch. Câu III.b. a/ Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích một khía cạnh về nghệ thuật của tác phẩm tự sự, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp… b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, HS cần phân tích được tình huống truyện với các ý cơ bản sau: - Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm: Vợ nhặt. Anh Tràng nhặt được vợ ở chợ nhờ một câu nói đùa, nhờ đãi bốn bát bánh đúc. - Tình huống xảy ra trong lúc đói kém nên khiến cho cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ ngạc nhiên và cả Tràng cũng lấy làm bối rối về bản thân mình. - Chính trong hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng ấy lại làm cho ba con người cùng khổ nương tựa vào nhau, cùng nhau hy vọng vào tương lai… - Trong tình huống đặc biệt ấy, nhà văn đã để cho nhân vật bộc lộ tính cách và họ vẫn không mất niềm tin vào sự sống, vẫn cưu mang, đùm bọc nhau cùng xây dựng gia đình và hi vọng vào ngày mai… - Tình huống truyện cũng tạo cho nhà văn có tiếng nói riêng tố cáo thực dân phong kiến đã gây nên nạn đói khủng khiếp, đã hạ phẩm giá con người thấp đến mức rẻ mạt, vợ theo, “nhặt” được vợ chỉ vài bát bánh đúc. - Tình huống truyện độc đáo, tâm lý nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nông thôn nhuần nhuyễn đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn “Vợ nhặt”. c/ Biểu điểm: - Điểm 4-5: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2-3: Đáp ứng được nửa hoặc hơn nửa yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không làm bài hoặc bài làm hoàn toàn sai lệch. KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2010- 2011 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm): Câu 1: (2 điểm) Anh (chị) hãy trình bày ngắn ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Câu 2: (3 điểm) “Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá” Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày cách hiểu của mình về câu nói trên. II/ PHẦN RIÊNG (5 điểm): Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn: Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Câu 3b: Theo chương trình nâng cao: Anh (chị) hãy phân tích giá trị độc đáo của tình huống truyện mà Kim Lân đã tạo dựng trong tác phẩm Vợ nhặt. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Nhan đề là sự kêt hợp từ ngữ lạ lùng, độc đáo có sức háp dẫn, lôi cuốn người đọc 0,5 điểm - Nhan đề “Vợ nhặt”gợi cho người đọc niềm thương cảm sâu sắc về số phận nhỏ bé, bất hạnh của con người trong nạn đói năm Ất Dậu. 0, 5 điểm - Gợi nên tình huống bất ngờ và éo le của con người trước thử thách của cuộc sống. 0, 5 điểm - Nhan đề gợi lên vấn đề có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Trong bất kì hoàn cảnh nào, con người vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau. 0, 5 điểm Câu 2 + Giải thích ý nghĩa của câu nói: Trái tim hoàn thiện là trái tim có lòng nhân ái, vị tha, biết sẻ chia, biết yêu thương… + Là trái tim có thể vì người khác mà làm tổn thương bản thân mình, biết lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc cho mình. 0,5 điểm 0,5 điểm + Mở rộng, nâng cao vấn đề: * Để có trái tim hoàn thiện đòi hỏi con người phải biết dung hòa tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con người. * Biết yêu thương, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người xung quanh. * Không ngừng học hỏi, phấn đấu để hoàn thiện bản thân về mọi mặt. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm + Có bố cục 3 phần theo đúng yêu cầu 0,5 điểm Câu 3a - Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” 0,5 điểm - Giới thiệu và nêu ấn tượng, nhận xét khái quát nhân vật người đàn bà làng chài. 0,5 điểm - Phân tích đặc điểm của nhân vật: + + Ngoại hình: Gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng (thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi,…) 0,5 điểm + Số phận: Nhiều khốn khó với những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần • Cuộc sống chật vật (lênh đênh sông nước, đông con, đói khổ phải ăn xương rồng luộc, ) • Bị người chồng hành hạ, đánh đập thậm tệ. • Phải chứng kiến cảnh cha con đối xử với nhau như kẻ thù. 1 điểm + Phẩm chất: * Đức hi sinh: Biết nhận lỗi về phần mình. Thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh, không than vãn, không chống trả, không trốn 0,5 điểm chạy, vì: Thấu hiểu, đồng cảm với nỗi khổ của người chồng (lời kể về chồng ). * Thương con, cảm nhận được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn giản (vui khi thấy đàn con được ăn no ). * Sự từng trải, hiểu thấu lẽ đời. 0,5 điểm 0,5 điểm + Đánh giá: Sự cam chịu của người đàn bà có thể đáng trách, nhưng trên hết cũng vẫn rất đáng chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam tần tảo, thương chồng yêu con, nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha. Nhân vật chứa đựng nhiều mâu thuẫn, thể hiện cái nhìn đa diện, mới mẻ của nhà văn về cuộc đời và con người, đánh dấu sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn. Tác phẩm thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: Sáng tác văn học là đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. 1,0 điểm Câu 3b - Giới thiệu nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ Nhặt. Giới thiệu và nhận xét khái quát giá trị của tình huống truyện 0,5 điểm 0,25 điểm - Phân tích tình huống tuyện + Nhan đề truyện và bức tranh thảm đạm năm đói. Xác định tình huống truyện : Việc anh Tràng ế vợ lại nhặt được vợ dễ dàng giữa những ngày đói 0,25 điểm 0,25 điểm + Sự phát triển của tình huống truyện : * Không khí vui hẳn lên của những đứa trẻ 0, 25 điểm * Cái nhìn ngơ ngác đầy thương cảm và lo lắng của mọi người trong xóm 0, 25 điểm * Sự ngạc nhiên, trạng thái tâm lí phức tạp của Cụ Tứ 0,75 điểm * Trạng thái ngạc nhiên, ngỡ ngàng và niềm hạnh phúc của Tràng khi nhặt vợ. 0, 5 điểm - Ý nghĩa của tình huống : + Niềm thương cảm của nhà văn về số phận con người và lời tố cáo tội ác của kẻ thù. 0, 5 điểm + Thể hiện lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc, lòng nhân ái và niềm tin vào cuộc sống của những con người nghèo trong hoạn nạn. 0,5 điểm - Khẳng định giá trị của tình huống đối với việc thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm 0,5 điểm - Khẳng định tài năng, sở trường trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân . 0,5 điểm ……………HẾT…………… ĐỀ THAM KHẢO TỐT NGHIỆP THPT Năm học: 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : (5 điểm) Câu 1 : (2 điểm) Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 Câu 2: (3 điểm) Bình luận câu nói sau (bài khoảng 400 từ): “Ba thứ không bao giờ trở lại là tên đã bay, lời đã nói và những ngày đã qua”. (G.Đôme) II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b). Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) Anh chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. ( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008) Câu 3b: ( chương trình nâng cao_ 5đ) Cảm nhận của anh (chị ) về nhân cách và lối sống của nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải. HƯỚNG DẪN CHẤM THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2010-2011 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : (5 điểm) Câu 1 : (2 điểm) a/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau: - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước,phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. - Nền văn học hướng về đại chúng. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. b/ Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng đủ những yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu 2: a, Yêu cầu kỹ năng: - Nắm được phương pháp bình luận, vận dụng tốt các thao tác nghị luận. - Trình bày rõ ràng, thuyết phục. b, Yêu cầu kiến thức: 1. Giới thiệu vấn đề phù hợp. 2. Giải thích vấn đề: - Tên đã bay là hình ảnh ẩn dụ chỉ việc đã làm. - Lời đã nói không thu lại được. - Thời gian đã qua không bao giờ quay trở lại. 3.Bình luận: mở rộng và nâng cao vấn đề - Thận trọng với những việc đang làm để khỏi hối tiếc về sau - Biết sử dụng lời nói đúng nơi, đúng lúc. - Biết quý trọng thời gian, đừng để “sống hoài, sống phí”. c. Biểu điểm: 3đ: đáp ứng tốt các yêu cầu trên. 2đ: Hiểu vấn đề nhưng trình bày còn 1 số lỗi nhỏ. 1đ: Chưa hiểu đúng vấn đề, diễn đạt yếu. Câu 3a: a.Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát; không mắc lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp… b.Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, cần làm nổi bật tâm hồn người phụ nữ đang yêu được thể hiện trong đoạn thơ . -Về nội dung: +Niềm lo âu trước sự hữu hạn của đời người- trong đó có cả tình yêu. +Nỗi khát khao về một tình yêu vĩnh cửu (vươn tới sự vô hạn) -Về nghệ thuật: +So sánh, ẩn dụ đầy tinh tế c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt chặt chẽ, bố cục rõ ràng. - Điểm 3: Trình bày một nửa các yêu cầu trên, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ và chính tả. - Điểm 2: Bài còn sơ sài nhưng có ý. Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ và chính tả. - Điểm 1: Bài quá sơ sài hoặc lan man, làm chưa xong. - Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc lạc đề. Câu 3b: ( Chương trình nâng cao) 1) Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết vận dụng cách phân tích hình tượng nhân vật để làm rõ ý nghĩa tác phẩm. Có cảm nhận riêng về nhân cách, lối sống của nhân vật thế sự. Kết cấu bài văn chặt chẽ, trình bày logic, thuyết phục. 2) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở thí sinh hiểu đúng về tác giả, tác phẩm và nhân vật, thể hiện được những nội dung sau: - Hình tượng “cô Hiền” tiêu biểu cho mẫu người Hà Nội xưa: từ cách ăn mặc, lối sống đến cách ứng xử - Là con người thuộc tầng lớp tư sản cũ, nhưng trước những biến động lớn lao của xã hội vẫn giữ được phong thái bình tĩnh, chững chạc, lịch lãm. - Là một người phụ nữ từng trải, giàu lòng tự trọng, biết lo toan và giữ được nề nếp gia phong của con người Hà Nội - Với lối văn trần thuật khách quan, cách quan sát cụ thể, sắc sảo Nguyễn Khải đã tái hiện sinh động về nhân cách và lối sống của “ Một người Hà Nội”. “Cô Hiền” là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp lịch lãm của một mẫu người Hà Nội. 3) Biểu điểm: -Điểm 5: Cơ bản thí sinh đạt được những yêu cầu trên. - Điểm 3.5-4.5: Ý đúng nhưng khả năng phân tích, biện luận về nhân vật thiếu chặt chẽ, rõ ràng. - Điểm 2-3: Nêu được nửa số ý.Phân tích còn sơ sài, nhưng diễn đạt tốt - Điểm 05- 1.5: Yếu và thiếu cả 2 mặt: Kiến thức và hành văn. - Điểm 0: Viết vài câu chiếu lệ hoặc bỏ giấy trắng. . yếu. - Điểm 0: Không làm bài hoặc bài làm hoàn toàn sai lệch. KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2010- 2011 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề I/ PHẦN CHUNG. Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề. ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN : NGỮ VĂN – Năm học 2010- 2011 Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH. KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2010- 2011 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5