Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đã điều chỉnh về thời gian thi, môn thi, đề thi, quy trình xét công nhận tốt nghiệp so với các bản dự thảo trước đó… Cụ thể: Vẫn tiếp tục thi trắc nghiệm các môn
Trang 1Hå s¬ tÝch lòy kiÕn thøc - m«n ng÷ v¨n
Hai s¾c hoa TiGon
Mµu m¸u tig«n (Thâm Tâm, Việt Nam)
Người ta trả lại cánh hoa tàn
Thôi thế duyên tình đã dở dang
Màu máu tigon đà biến sắc
Tim người yêu cũ phủ màu tang
K hỡi, người yêu của tôi ơi
Nào ngờ em giết chết một người
Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ
Hình ảnh em hoài, mãi thế thôi.
Quên làm sao được thuở ban đầu Một cánh tigon dạ khắc sâu Mỗi cánh hoa xưa màu kỷ niệm Nay còn dư ảnh trái tim đau Anh biết làm sao được hỡi trời Dứt tình sao nổi, nhớ không thôi Thôi, em hãy giữ cành hoa úa
Kỷ niệm ngàn năm của cuộc đời.
hai s¾c hoa Tig«n (T.T.Kh., Việt Nam)
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người ấy với yêu thương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát,
Tay vít dây hoa trắng lạnh lòng
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng thế thôi
Thuở đó nào tôi có hiểu gì,
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: mầu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biết suy.
Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường
Từ đấy thu rồi thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
"Người ấy" cho nên vẫn hững hờ Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết, Vẫn giấu trong tâm bóng một người Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa Nhung hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai Tôi nhớ lời người đã bảo tôi, Một mùa thu cũ rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ, Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu Gió về lạnh lẽo chân mây vắng, Người ấy ngang sông đứng ngóng đò Nếu biết rằng tôi đã có chồng,
Trời ơi, người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ, Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.
mèi t×nh ®Çu (Đàm Huy Đông, Việt Nam)
Trang 2Hå s¬ tÝch lòy kiÕn thøc - m«n ng÷ v¨n
Thế là hết chẳng yêu nhau được nữa Thế là hết chẳng yêu nhau được nữa Đàn chim bỏ đi mỏ cắp theo mùa Một vệt sông tối sẫm bóng dài
Dùng dằng lá giữa hai phiến gió Con đò ấy không thể nào cập bến
Trong mắt chiều ngấn ướt một cơn mưa Để rồi chìm trước một ban mai
Thế là hết chẳng yêu nhau được nữa Thế là hết chẳng yêu nhau được nữa Lớp chia tay, bạn nghẹn nửa môi cười Cổ tích ngày xưa xin buộc cọng rơm vàng Trái Đất nghìn triệu xưa năm cũ Kỷ niệm gửi vầng trăng cất giữ
Cũng chưa hiểu hết mình bao nhiêu sự sinh sôi Trôi qua đời những bong bóng thời gian./ bµi th¬ cuèi cïng (T.T.Kh., Việt Nam)
Trang 3Hå s¬ tÝch lòy kiÕn thøc - m«n ng÷ v¨n
Anh ạ, tháng ngày xa quá nhỉ
Một mùa thu cũ một lòng đau.
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời có nói đâu ?
Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh ti-gôn ấy
Mà viết tình em được ích gì ?
Chỉ có ba người được đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem
Là giết đời nhau đấy biết không ?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh, tôi viết dòng dư lệ
Là chút dư hương, điệu cuối cùng
Từ nay anh hãy bán thơ anh,
Và để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét Thì đem mà đổi lấy hư vinh
Ngang trái đời hoa đã úa rồi, Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
Buồng "nghiêm" thơ thẩn hồn eo hẹp
Ai nhớ người không muốn nhớ lời
Tôi oán hờn anh mỗi phút giây, Tôi run sợ viết bởi rồi đây, Nếu không im được thì tôi chết
Đêm hỡi làm sao tối thế này ? Năm lại năm qua cứ muốn yên,
Mà phương trời gió chẳng làm quên
Mà người vỡ lở duyên thầm kín Lại chính là anh, anh của em
Tôi biết làm sao được hỡi trời!
Giận anh không nỡ, nhớ không thôi
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh có một người.
bµi th¬ thø nhÊt (T.T.Kh., Việt Nam)
Thủa trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sỹ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương
Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm linh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa
Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu hoa rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim qua, nắng lướt mành
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều
Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên Bỗng ai mang lại cánh hoa tim Cho tôi ép nốt dòng dư lệ Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.
Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dẫu xác xơ Tóc úa giết tàn đời thiếu phụ Thì ai trông ngóng chả nên chờ
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa
Cố quên đi nhé, câm mà nín Đừng thở than bằng những giọng thơ
Tôi run sợ nốt lặng im nghe Tiếng lá thu khô xiết mặt hè Như tiếng chân người len lén đến Song đời nào dám tưởng ai về
Tuy thế tôi tin vẫn có người Thiết tha theo đuổi nữa than ôi!
Biết đâu tôi một tâm hồn héo Bên cạnh chồng nghiêm đứng tuổi rồi /.
§Ò ¸n Thi míi cña Bé (6/08)
Chỉ cần 18 điểm/6môn là đỗ tốt nghiệp - Ảnh: Nguyễn Hùng
(Dân trí) - “Để đạt tốt nghiệp thí sinh chỉ cần 18 điểm trở lên và không có điểm 0 Thí sinh xếp loại tốt nghiệp trung bình: 18 đến 32 điểm; Loại khá: trên 32 điểm đến 46 điểm; Loại giỏi: Trên 46 điểm"
Đây là những điểm mới nhất trong đề án đổi mới thi và tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT vừa chính thức công bố để lấy ý kiến lần cuối cùng trước khi trình Chính Phủ xem xét trong tháng 6/2008
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đã điều chỉnh về thời gian thi, môn thi, đề thi, quy trình xét công nhận tốt nghiệp so với các bản dự thảo trước đó… Cụ thể:
Vẫn tiếp tục thi trắc nghiệm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ; các môn khác thi tự luận Sau 2011 sẽ tổng kết và
có lộ trình phù hợp về h/thức đề thi cho từng môn thi
Tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vào tuần thứ 2 của tháng 6 hằng năm tại các tỉnh Lựa chọn các địa điểm có điều kiện tổ chức thi tốt, sử dụng phần lớn các cơ sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường trung học phổ thông đạt yêu cầu làm địa điểm thi
Trang 4Hå s¬ tÝch lòy kiÕn thøc - m«n ng÷ v¨n
Ngoài các điều kiện về học lực và hạnh kiểm theo quy chế quy định: 6 môn, bao gồm 3 môn công cụ chung bắt buộc đối với
tất cả thí sinh (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ); 1 môn do Bộ quy định hằng năm, 2 môn do thí sinh tự quyết định trong số các
môn còn lại của kỳ thi, có thể từ năm 2010 hoặc năm 2011, cho phép ts tự q/định 3 môn trong số các môn còn lại của kỳ thi
Để đảm bảo cho kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vừa đánh giá được trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa đánh giá được khả năng vào học trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trong đề thi có khoảng 60% số điểm ứng với nội dung cơ bản trong chương trình trung học phổ thông chuẩn, đảm bảo cho những thí sinh có học lực trung bình, nắm được kiến thức cơ bản có thể tốt nghiệp
Phần còn lại trong đề thi ứng với khoảng 40% số điểm có nội dung trong chương trình trung học phổ thông chuẩn và chương trình trung học phổ thông nâng cao, đòi hỏi thí sinh làm chủ và vận dụng kiến thức cơ bản ở mức cao hơn, đáp ứng yêu cầu phân loại trình độ thí sinh để tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp Không chia cơ học các câu hỏi thành 2 phần riêng biệt trong đề thi;
Đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn Việc in sao đề thi đảm bảo 3 vòng cách ly độc lập như tuyển sinh đại học, cao đẳng những năm vừa qua và in sao đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007 và 2008; có sự phối hợp tham gia của lực lượng cán bộ, giảng viên đại học, cao đẳng và các sở giáo dục và đào tạo dưới sự chỉ đạo của Bộ; In sao và niêm phong đề thi cho từng phòng thi
Về cơ bản, việc tổ chức coi thi được thực hiện như tuyển sinh đại học, cao đẳng những năm qua và thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007, 2008 Huy động lực lượng cán bộ, giáo viên phổ thông của tỉnh và cán bộ, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp từ các tỉnh khác đến
Chấm thi và phúc khảo tại các tỉnh, thực hiện sự giám sát trực tiếp và liên tục (cả tự luận và trắc nghiệm) Thực hiện việc đổi chéo Hội đồng chấm thi giữa các địa phương và có sự tham gia của cán bộ, giảng viên của các trường §H, cao đẳng, trung cấp Chấm thi trắc nghiệm (kể cả phúc khảo) bằng máy và công cụ tin học, theo đúng cách của phương pháp trắc nghiệm Dữ liệu được quét, niêm phong và gửi ngay về Bộ trước khi các cơ sở tổ chức chấm Thang điểm bài thi là 10 điểm (6 điểm + 4 điểm ứng với 60% + 40%)
……… Đề án mới nhất về các kỳ thi từ năm 2009
Chiều 28.3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị công bố đề án mới nhất về đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh vào trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC) lấy ý kiến góp ý lần cuối trước khi trình Thường trực Chính phủ
Chỉ còn một kỳ thi
TS Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Trưởng ban soạn thảo Đề án cho biết: từ năm 2009, sẽ chỉ tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức vào tháng 6 hằng năm dành cho 3 đối tượng dự thi gồm: chỉ có mục đích được công nhận tốt nghiệp THPT; có mục đích vừa được công nhận tốt nghiệp THPT, vừa được xét vào ĐH, CĐ, TC; chỉ có mục đích được xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC
Thí sinh (TS) sẽ được thi nhiều môn để lựa chọn theo mục đích riêng và mở rộng điều kiện để các trường ĐH, CĐ, TC xét chọn phù hợp với từng ngành đào tạo Số môn TS phải thi để được công nhận tốt nghiệp THPT là 6 môn, bao gồm 3 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ), 3 môn do mỗi TS tự quyết định
Kết quả thi của TS sẽ được sử dụng như sau: Sở GD-ĐT xem xét để công nhận tốt nghiệp cho TS trên cơ sở kết quả điểm của
6 môn thi; TS đủ điều kiện dự thi, nhưng không dự thi hoặc không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp (THPT hoặc bổ túc THPT) sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT; TS dự thi nhưng không được công nhận tốt nghiệp, được cấp chứng chỉ từng môn và được bảo lưu những môn có điểm từ 5 trở lên trong vòng 3 năm Trong thời gian đó, thí sinh có thể thi những môn còn lại để được công nhận tốt nghiệp, nếu thi đạt
Việc xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC: về cơ bản vẫn giữ quy trình như hiện nay, nhưng chuyển việc tuyển sinh theo khối thi (A, B,
C, D) sang việc xét tuyển theo ngành học Nhà trường xét tuyển theo kết quả điểm thi các môn thí sinh đã đăng ký và dự thi, kể
cả điểm của môn thi tại trường và các yêu cầu khác, nếu có TS nộp lệ phí và được đăng ký 3 nguyện vọng vào ĐH, CĐ và 5 nguyện vọng vào TC trong thời gian quy định; thông tin về chỉ tiêu và điều kiện xét tuyển được thông báo trong “Những điều cần biết về tuyển sinh” hằng năm
Đáng lưu ý là kết quả thi của những TS đã được cấp bằng tốt nghiệp THPT (kể cả thí sinh đang học ĐH, CĐ, TC), được bảo lưu để đăng ký xét tuyển sinh trong vòng 3 năm đối với ĐH, CĐ và 5 năm đối với TC Trong thời gian đó, TS được quyền đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC mà không phải dự thi hoặc có quyền dự thi ở kỳ thi THPT quốc gia tiếp theo để nâng cao kết quả
Những vướng mắc cần giải quyết
Tại hội thảo, đa số các ý kiến đã nhất trí với nội dung đề án Tuy nhiên, một số đại biểu đã chỉ ra những vướng mắc khi thực hiện Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng: nếu thi như vậy thì việc phân loại học sinh rất khó khăn, vì không biết phải lấy kết quả thi đó như thế nào để đánh giá Đối với những TS thi lại để nâng cao kết quả thi vào các năm sau thì kết quả thi đó có được xem xét lại để công nhận loại tốt nghiệp hay không Đặc biệt, ông Nghĩa lưu ý: đề thi của mỗi năm khác nhau, thì kết quả thi của các năm có giống nhau không? Kết quả thi bảo lưu của TS có đảm bảo tương đương về chất lượng hay không?
Ông Nguyễn Tất Thắng - Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định lại băn khoăn với việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT như thế nào Ông nói: "Nếu tổ chức 2 kỳ thi chung thì rất khó phù hợp hoàn toàn về kiến thức, nhưng nếu tổ chức thi riêng thì sẽ rất khó xét tuyển vì hai đề thi có nội dung khác nhau"
Kết thúc hội nghị, ông Bành Tiến Long - Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sau buổi hội thảo này, Bộ
sẽ có tờ trình để Thường trực Chính phủ xem xét đề án và nếu được chấp thuận thì từ tháng 10 năm nay sẽ có kế hoạch triển khai và thực hiện từ kỳ thi năm 2009 (TheoThanhNiên)
Trang 5Hå s¬ tÝch lòy kiÕn thøc - m«n ng÷ v¨n
……….
Thi chän HSG TØnh N.A (08)
Sở GD&ĐT Nghệ An
Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Năm học 2007-2008
Môn thi: Văn lớp 12 THPT- bảng a
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (6,0 điểm) Anh (chị) hãy viết một bài luận với tiêu đề: Lợi ích của việc tự học
Câu 2: (6,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Tràng sau khi "nhặt" được vợ, trên đường cùng vợ về nhà:
"Hắn đi sát gần bên thị hơn, ngẫm nghĩ một lúc, chợt hắn giơ cái chai con vẫn cầm lăm lăm một bên tay lên khoe:
- Dầu tối thắp đây này
- Sang nhỉ
- Khá thôi Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi chả cần
- Hoang nó vừa vừa chứ."
(Văn học 12, Tập một, Phần Văn học Việt Nam, sách chỉnh lí năm 2000, trang 108)
Anh (chị) hãy phân tích chi tiết "Hai hào dầu" kể trên để thấy được chiều sâu tư tưởng nhân đạo của Kim Lân Câu 3: (8,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ đó nêu lên một số đặc điểm
cơ bản cái tôi trữ tình của thơ ca Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945
…… Hết ……
§¸p An: Sở GD&ĐT Nghệ An - Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh - Năm học 2007-2008
Hướng dẫn chấm và biểu điểm đề chính thức - Môn: Văn 12 THPT - bảng a
A Yêu cầu chung:
1 Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kỹ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, không mắc lỗi về chính tả
2 Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, cơ cấu đề thi năm nay có nhiều thay đổi Bên cạnh dạng
đề truyền thống, có thêm những đề mở Thí sinh có thể lựa chọn nhiều cách trình bày, nhiều phương thức: thuyết minh, nghị luận (giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, phát biểu cảm nghĩ ) Hướng dẫn chấm chỉ nêu một
số nội dung cơ bản ở dạng đề truyền thống, những định hướng giải quyết ở đề mở, định tính chứ không định lượng Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chính thể, phát hiện trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục
3 Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 Hướng dẫn chấm cho điểm từng câu, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể
B Yêu cầu cụ thể:
Câu 1 (6,0 điểm): ý 1: Thế nào là tự học? (1,0 điểm)
- Tự học là tự thân học tập, là quá trình tự tổ chức hoạt động lĩnh hội kiến thức, thuộc về tư duy bên trong của bản thân chủ thể
- Đây là một phương pháp học tập đem lại nhiều lợi ích, nhất là trong thời đại ngày nay
ý 2: Lợi ích của việc tự học (5,0 điểm)
- Giúp mỗi người sử dụng thời gian hợp lý, chủ động, có hiệu quả
- Giải quyết được một số mâu thuẫn: Kiến thức học vấn thì vô cùng mà tuổi học đường có giới hạn; nhu cầu, khát vọng chiếm lĩnh tri thức thì lớn mà hoàn cảnh cuộc sống cá nhân không có điều kiện thuận lợi
- Rèn luyện ý chí bền bỉ, khả năng làm việc có kế hoạch, tự chủ, có hiệu quả Giúp con người có khả năng học tập không ngừng, học tập suốt đời
- Phát huy được tính độc lập, sáng tạo của con người trong việc tiếp nhận tri thức của nhân loại
ý 3: Cần phải tự học như thế nào? (2,0 điểm)
- Phải đầu tư thời gian thoả đáng, thích hợp
- Có kế hoạch hợp lý, khoa học
Trang 6Hå s¬ tÝch lòy kiÕn thøc - m«n ng÷ v¨n
- Song song với quá trình tự học là quá trình tự kiểm tra và đánh giá
- Cần phối hợp phương pháp tự học với các loại hình, phương pháp học khác
Câu 2 ( 6,0 điểm):
Có thể có nhiều cách tiếp cận, lý giải khác nhau, nhưng trên cơ sở nắm vững bối cảnh, tình huống và quá trình vận động của tính cách, số phận nhân vật Tràng và chiều sâu nhân đạo trong tư tưởng của Kim Lân để "giải mã" được ý nghĩa của chi tiết "Hai hào dầu" Thí sinh phải có khả năng cảm thụ, phân tích chi tiết đồng thời phải biết so sánh khái quát để làm rõ chiều sâu nhân đạo trong tư tưởng của Kim Lân Sau đây là một số gợi ý cơ bản:
ý 1: Đặt nhân vật Tràng trong bối cảnh và tình huống truyện để dẫn ra chi tiết (1,0 điểm)
- Tràng là một nông dân nghèo, dân ngụ cư, xấu xí thô kệch lại lâm vào năm đói kém, người chết như ngả rạ Cái đói hiện hình và hoành hành khắp mọi nơi
- Trong bối cảnh ấy, vấn đề miếng ăn và mạng sống là vấn đề cấp thiết nhất Vậy mà Tràng lấy vợ, Tràng có vợ và đang dẫn vợ về nhà
- Hơn thế, Tràng còn mua chai dầu những hai hào để thắp trong đêm tân hôn Phải chăng đó là một sự hoang phí, một sự xa xỉ, một thú chơi ngông, chơi sang?
ý 2: Phân tích chi tiết (4,0 điểm)
- Tràng mua hai hào dầu sau khi đã làm hai việc khác cũng tốn tiền không kém: mua cho thị một cái thúng con để đựng đồ lặt vặt và ăn với nhau một bữa no nê
- Hai việc đó là thiết thực, nên làm và cần thiết phải làm Nhưng việc mua hai hào dầu, thoạt nhìn có vẻ xa xỉ, hoang phí nhưng càng ngẫm nghĩ ta càng hiểu sâu sắc hơn về tấm lòng Tràng:
+ Thì ra vì không phải lấy được vợ quá dễ dàng mà Tràng rẻ rúng hạnh phúc của mình, ngược lại Tràng rất trân trọng hạnh phúc của mình, trân trọng người vợ của mình
+ Cưới vợ là sự kiện trọng đại của cuộc đời mình, ngày mình có vợ cần phải sáng sủa Cho nên mua chai dầu (hai hào) là một nỗ lực để đàng hoàng ở mức có thể có được vào lúc này của Tràng
- Chi tiết hai hào dầu cho thấy sự thương yêu gắn bó thực lòng, là biểu hiện của tình Người, của tư cách Người trong còn người Tràng Đồng thời đó cũng là niềm tin mãnh liệt vào phẩm giá Người bất diệt của Kim Lân Chi tiết còn gợi ra niềm tin vào cuộc đời của những người nông dân ngay trong hoàn cảnh khốn khó nhất
ý 3: Đánh giá chi tiết (1,0 điểm)
" Hai hào dầu" là một chi tiết nhỏ thậm chí có vẻ không nên có, không đáng có trong bối cảnh và tình huống truyện, nhưng lại là một chi tiết có ý nghĩa sâu sắc làm nổi bật chiều sâu trong tư tưởng nhân văn của Kim Lân, nó góp phần làm nên tầm vóc trong tư cách nghệ sỹ của Kim Lân
Câu 3 (8,0 điểm)
ý 1: Giới thiệu vắn tắt tác giả Nguyễn Đình Thi, bài thơ Đất nước và cái tôi trữ tình mới trong thi phẩm (1,0 điểm)
ý 2: Giải thích cái tôi trữ tình (2,0 điểm)
- Là cái tôi tự biểu hiện, tự bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ qua tác phẩm của mình
- Là biểu hiện tâm hồn tác giả, nhưng không đồng nhất với con người tác giả mà là cái tôi tự nâng mình lên tầm phổ quát của nhân sinh Bởi vậy cái tôi trữ tình mang tính chủ quan, cá thể, cá biệt và rất điển hình Cái tôi trữ tình
ấy vừa rất riêng tư, thầm kín lại vừa mang tính thời đại
ý 3: Cái tôi trữ tình trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi (3,0 điểm)
- Đó là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với quê hương đất nước và con người Việt Nam được thể hiện ở nhiều cung bậc: nỗi nhớ, niềm vui, niềm tự hào, nỗi xót xa căm giận trước những cảnh đau thương và sự cảm phục trước sức mạnh của dân tộc
- Tình cảm, cảm xúc ấy được bộc lộ ở nhiều hình thức: sử dụng thể thơ tự do, cách gieo vần, phối nhịp, cách dùng
từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu mới mẻ, sáng tạo
ý 4: Khái quát đặc điểm cái tôi trữ tình của thơ ca Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 (2,0 điểm)
- Cái tôi cá nhân đã phát triển thành cái tôi cộng đồng, dân tộc, thời đại
- Là cái tôi hướng tới những tình cảm lớn lao cao đẹp đối với đất nước và nhân dân Các bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tổ Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên tiêu biểu cho đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ ca thời kỳ này
- Từ ngôn ngữ, hình ảnh đến sự vận động của hình tượng thơ mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn (Thí sinh có thể so sánh với Thơ mới 1930 - 1945 để làm nổi bật đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ sau Cách mạng tháng Tám 1945)