BÁO CÁO SHCNDV

17 9K 205
BÁO CÁO SHCNDV

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 1: MỔ VÀ QUAN SÁT NỘI TẠNG ẾCH A. Đặc điểm của lớp lưỡng cư: − Gồm 3 bộ: Lưỡng không chân, Lưỡng cư có đuôi và Lưỡng cư không đuôi − Hiện đã biết khoảng 3000 loài. Ở Việt Nam có khoảng gần 150 loài − Đặc điểm:  Sống cả dưới nước và trên cạn  Da trần và nhầy (không phủ vảy hoặc lông)  Đa số di chuyển bằng 4 chi  Hô hấp bằng mang và da  Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha  Đa số thụ tinh ngoài. Đẻ trứng. nòng nọc phát triển qua biến thái chủ yếu ở trong nước  Biến nhiệt B. Quan sát cấu tạo ngoài và trong của đại diện: 1. Lớp lưỡng cư: Ếch đồng: Hoplobatrachus rugulosus Họ ếch: Ranisdae Bộ Lưỡng cư không đuôi: Ecaudata Lớp Lưỡng cư: Amphibia Phân ngành Có xương sống: Vertebrata Ngành Có dây sống: Chordsata 2. Quan sát một số hoạt động của ếch: − Để ếch trong hộp nhựa trong, quan sát tư thế ngồi, sau đó cho vào hộp một ít nước đủ để xem ếch bơi − Theo dõi sự hô hấp của ếch theo nhịp năng lên hạ xuống của thềm miệng và sự đóng mở của van mũi 3. Quan sát cấu tạo ngoài: 1 − Miệng rộng, lỗ mũi có van và thong với miệng, mí mắt cử động, màng nhĩ ở sau mắt − Da ẩm, lưng màu sẫm, bụng màu sáng trắng − Chi trước 4 ngón không có màng bơi. Chi sau to khỏe, 5 ngón có màng bơi − Lỗ huyệt ở cuối thân, thiên về phía lưng 4. Cách mổ: − Đặt ếch nằm ngửa trên khay, ghim 4 chân. Cắt da từ trước lỗ huyệt. Lật da để xem mạch máu ở mặt trong da và lớp cơ bên trong là vị trí các túi bạch huyết. Cơ bụng và cơ đùi. Cắt tiếp phần xương ở bụng ếch như cắt sda ở phần trên để lộ nội quan trong xoang bụng 5. Quan sát cấu tạo trong: 2 3 − Tim: có 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha, 2 vòng tuần hoàn. − Phổi: nằm hai bên tim, một bên phổi to hơn bên còn lại, màu hồng với nhiều mạch máu. Phổi của ếch còn chưa phát triển, cấu tạo rất đơn giản, chỉ là một đôi túi khí có vách ngăn ở trong thành nhiều lỗ tổ ong − Gan: nằm ở phía bên phải trong ổ bụng. Lá gan đóng một vai trò chính yếu trong việc biến đổi thức ăn thành những chất thiết yếu cho cuộc sống. Gan cũng tạo ra mật, một chất dịch màu nâu hơi xanh lục cần thiết cho sự tiêu hóa. − Mật: được dự trữ trong túi mật. Túi mật cô đặc và tiết mật vào trong ruột, giúp cho sự tiêu hóa. − Dạ dày: là một túi phồng hình chữ J, nằm ở phía bên trái trong ổ bụng. Dạ dày có chức năng nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị, phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Sau đó thức ăn sẽ được đưa xuống ruột − Ruột: nằm dưới dạ dày. Ruột non hấp thu các chất dinh dưỡng và ruột già hấp thu nước, cúi cùng tạo ra phân − Lá lách: hình cầu, màu đỏ thẫm, nối ruột non và ruột già, sản xuất tế bào máu − Tuyến tụy: nằm ở giữa dạ dày và ruột non − Buồng trứng và ống dẫn trứng (ếch cái): rất bé, chỉ dễ phát hiện ở ếch cái đang trong thời kì sinh sản − Thể vàng (ếch cái): một tổ chức có màu vàng, hình thành trên buồng trứng sau khi nang Grap vỡ và thải trứng. Chỉ có thể thấy ở ếch cái trong thời kì sinh sản − Tinh hoàn (đây là ếch cái nên không quan sát thấy tinh hoàn) − Trực tràng: phía dưới ruột già, gần như thẳng, ngay trước hậu môn 4 Bài 2: TÍNH THẤM MỘT CHIỀU CỦA DA ẾCH 1. Ý nghĩa, mục đ ích: − Biết cách lấy da ếch. − Quan sát cấu tạo của da ếch: biểu mô(màng cutin, lớp tế bào sừng, các lớp tế bào sinh trưởng biểu mô, lớp tế bào màng nền, các sắc tố) và mô liên kết. − Xác định cơ chế vận chuyển vật chất qua màng tế bào: cơ chế vận chuyển thụ động, cơ chế vận chuyển tích cực. − Nắm vững phương pháp dùng chất màu( dung dịch xanh methylen 0.05% trong dung dịch sinh lý) để nghiên cứu tính thấm một chiều của da ếch 2. Kết quả, giải thích: Bảng tổng hợp số liệu Đối tượng nghiên cứu Da ngâm trong dung dịch sinh lí Da ngâm trong cồn D1 D2 D3 D trung bình Nồng độ (C) D1 D2 D3 D trung bình Nồng độ (C) Biểu mô ở trong 0.043 0.043 0.071 0.036 0.036 0.048 Biểu mô ở ngoài 0.054 0.054 0.106 0.037 0.037 0.052  Giải thích: − Da ngâm trong dung dịch sinh lý : các tế bào và mô vẫn còn sống.  Với biểu mô ở bên trong thuốc nhuộm xanh methylen (có tính kiềm yếu) đã bị biểu mô(có tính acid yếu) hấp thụ một phần .  Với biểu mô bên ngoài ta thấy thuốc nhuộm xanh methylen(có tính kiềm yếu) thấm nhiều hơn vì mô liên kết có tính kiềm yếu, chất này không bị phân li thành các ion,chúng cũng không bị hấp thụ mạnh nên dễ khuyếch tán ra lớp biểu mô. − Da ngâm trong cồn: đã làm cho các tế bào và mô da ếch chết nên khả năng thấm rất thấp gần như không có. − Kết luận :  Xanh methylen được khuyếch tán từ trong ra ngoài theo chiều từ mô liên kết ra biểu mô.  Tính thấm một chiều của tế bào và mô không phẩi là bất biến mà cũng có thể bị thay đổi khi thay đổi tính chất hóa lí môi trường. 5 Bài 3: TUẦN HOÀN A. Thí nghiệm thắt nút tim của Stanius: 1. Ý nghĩa, mục đ ích: − Ngoài 2 quá trình điều hòa thần kinh và thể dịch ,sự điều hòa hoạt động của tim còn được thực hiện bởi hệ thống hạch và các sợi dẫn truyền tự động trên tim. − Trung tâm của hệ thống này là hạch xoang nhĩ (ở người là hạch Keith-Flack,ở ếch là hạch Remark).Hạch này được nối liền với hạch nhĩ thất bởi những sợi chạy trong vách liên nhĩ ( ở người là hạch Ashop –Tawara,ở ếch là hạch Bidder).Từ hcah5 nhĩ thất bó His chạy theo vách liên thất xuống mỏm tím và tận cùng bông các sợi Purkinje luồn vào thành tâm thất phải và trái . − Stanius dùng chỉ thắt các nút khác nhau để cô lập từng phần của tim và tìm hiểu vai trò của hệ thống tự động đó trên tim 2. Kết quả, giải thích: Tim ếch Tim chưa thắt Các nút thắt Stanius trên tim Tim đã cắt rời khỏi cơ thể Nút thắt 1 (Thắt chỉ ở xoang tĩnh mạch) Nút thắt 2 (Thắt ngang vùng tiếp giáp giữa tâm nhĩ và tâm thất) Nút thắt 3 (Thắt chỉ ở mỏm tâm thất) Nhịp vùng xoang nhĩ (lần /phút) 63 40 52 44 55 Nhịp vùng nhĩ (lần /phút) 63 40 Chậm 44 0 NhịpVùng thất (lần /phút) 63 40 0 44 0 Nhịp mỏm tâm thất (lần /phút) 63 40 0 0 0  Giải thích: 6 − Khi thắt chỉ ở xoang tĩnh mạch :vùng xoang nhĩ vẫn đập bình thường, vùng tâm nhĩ và tâm thất dừng lại một thời gian ngắn rồi tiếp tục đập do hạch xoang nhĩ là hệ thống trung tâm nơi phát xung tạo nhịp cho toàn bộ tim. Nên khi thắt lại làm giảm nhịp đập của tim. − Khi thắt chỉ ở xoang tĩnh mạch và thắt chỉ ngang vùng tiếp giáp giữa tâm nhĩ và tâm thất: Sợi chỉ nằm phía dưới hạch nhĩ thất, vùng xoang nhĩ vẫn đập bình thường ,vùng nhĩ đập chậm ,vùng thất không đập − Kết luận: Hạch nhĩ thất phát ra xung yếu hơn ở hạch xoang nhĩ − Khi thắt chỉ ở mỏm tâm thất: kết quả là phần mỏm (dưới nút thắt) ngừng đập hoàn toàn. Phần tim (gồm phần xoang, vùng nhĩ, và vùng thất còn lại) vẫn đập bình thường. − Khi cắt rời tim khỏi cơ thể, sau đó cắt tim thành 3 phần: phần xoang, phần nhĩ- thất, phần tâm thất và cho vào đĩa Petri đựng dung dịch Ringer. Ta thấy vùng xoang nhĩ có hạch vẫn đập, phần không có hạch thì ngừng đập hoàn toàn B. Quan sát tuần hoàn mao mạch dưới kính hiển vi: 1. Mục đích thí nghiệm: − Biết cách mổ ếch phục vụ cho thí nghiệm. − Xác định vị trí hệ mạch gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Mao mạch chính là những mạch máu nhỏ nhất nằm trung gian giữa động mạch và tĩnh mạch, quá trình trao đổi chất, khí hô hấp diễn ra ở đây. − Nhận biết chiều máu chảy :  Máu chảy trong động mạch theo chiều phân tán, từ động mạch lớn chia ra động mạch nhỏ đến mao mạch.  Máu chảy trong tĩnh mạch theo chiều tập trung, từ những tĩnh mạch nhỏ tập trung đến tĩnh mạch lớn.  Máu chảy trong mao mạch chủ yếu theo hướng từ động mạch tới tĩnh mạch, đôi lúc được nhồi đi nhồi lại. 2. Kết quả, giải thích: Chọc tủy ếch để gây bất động 7 Lật ngược lưỡi ếch ra ngoài miệng rồi dùng đinh ghim căng trên lỗ đục sẵn ở đầu bàn mổ. Lên kính hiển vi soi qua màng lưỡi, quan sát các mao mạch ở lưỡi: ban đầu mao mạch lưỡi màu đỏ tươi, sau 10-20 phút trở nên nhợt nhạt Hệ mạch lưỡi ếch quan sát dưới kính hiển vi Cắt dọc phía bên lồng ngực, ấn nhẹ cho phổi lộ ra ở vết cắt rồi cho phổi vào hộp lam kính, đặt hộp trên lỗ đụcsẵn ở trên bàn mổ. Soi dưới kính hiển vi và quan sát tuần hoàn mao mạch ở phổi Hệ mạch phổi ếch quan sát dưới kính hiển vi Cắt dọc phía bên khoang bụng, dùng dao panh kéo qua vết cắt một đoạn ruột, rồi dùng đinh ghim cố định sao cho mạc treo ruột căng trên lỗ đục sẵn ở phía bên bàn mổ. Không quan sát được hệ mạch màng ruột ếch dưới kính hiển vi 8 Dùng đinh ghim cố định các ngón chân để màng bơi căng trên lỗ đục sẵn ở cuối bàn mổ ếch. Hệ mạch màng bơi ếch quan sát dưới kính hiển vi 9 Bài 4: NỘI TIẾT 1. Mục đích thí nghiệm: − Xác định vị trí tuyến yên và vai trò tuyến yên đối với hệ nội tiết − Thùy giữa tuyến tiết ra hormon MSH (Melacocyte stimulating hormon) có tác dụng đối với quá trình tạo thành và phân bố sắc tố Melanin trên da − Cắt bỏ tuyến yên xem sự thay đổi màu sắc của da 2. Kết quả, giải thích: Màu da của ếch trước khi cắt tuyến yên Hai giờ sau khi cắt tuyến yên, theo lý thuyết màu da của ếch sẽ chuyển sang vàng bệch. Nhưng do quá trình làm thí nghiệm mổ lấy tuyến yên ra, ếch chảy quá nhiều máu làm quá trình lấy tuyến yên ra trở nên khó khăn và khó xác định hơn. Nên thí nghiệm lấy tuyến yên không thành công Giải thích: Thùy giữa tuyến tiết ra hormon MSH (Melacocyte stimulating hormon) có tác dụng đối với quá trình tạo thành và phân bố sắc tố Melanin trên da. Cắt bỏ tuyến yên gây nhược năng tuyến yên ,giảm lượng hormon MSH sẽ ảnh hưởng ngay đến màu sắc của da.Do đó sau khi bị cắt tuyến yên thì da ếch sẽ chuyễn từ màu sẫm sang màu vàng bệch 10

Ngày đăng: 08/07/2014, 23:00

Mục lục

  • Bài 1: MỔ VÀ QUAN SÁT NỘI TẠNG ẾCH

    • A. Đặc điểm của lớp lưỡng cư:

    • B. Quan sát cấu tạo ngoài và trong của đại diện:

      • 1. Lớp lưỡng cư:

      • 2. Quan sát một số hoạt động của ếch:

      • 3. Quan sát cấu tạo ngoài:

      • 4. Cách mổ:

      • 5. Quan sát cấu tạo trong:

      • Bài 2: TÍNH THẤM MỘT CHIỀU CỦA DA ẾCH

        • 1. Ý nghĩa, mục đích:

        • 2. Kết quả, giải thích:

        • Bài 3: TUẦN HOÀN

          • A. Thí nghiệm thắt nút tim của Stanius:

            • 1. Ý nghĩa, mục đích:

            • 2. Kết quả, giải thích:

            • B. Quan sát tuần hoàn mao mạch dưới kính hiển vi:

              • 1. Mục đích thí nghiệm:

              • 2. Kết quả, giải thích:

              • 1. Mục đích thí nghiệm:

              • 2. Kết quả, giải thích:

              • Bài 5: THẦN KINH

                • A. Phân tích cung phản xạ:

                  • 1. Ý nghĩa, mục đích:

                  • 2. Kết quả, giải thích:

                  • B.Quan sát các phản xạ trương lực. Phản xạ của tủy sống:

                    • 1. Ý nghĩa, mục đích:

                    • 2. Kết quả, giải thích:

                    • C. Ức chế Sechenov:

                      • 1. Ý nghĩa, mục đích:

                      • 2. Kết quả, giải thích:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan