1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BẠCH CƯƠNG TÀM (Kỳ 2) pot

5 250 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BẠCH CƯƠNG TÀM (Kỳ 2) HIỂU SÂU HƠN VỀ CƯƠNG TÀM Tính vị, quy kinh: + Vị mặn, tính bình, vào kinh Can, Phế,Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển). Tên khoa học: Bạch cương tằm. Bombyx mori L. Họ Cương Tằm (Bombycidae). Mô tả: Là những con Tằm chết tự nhiên, thường khô cứng, hình ống tròn, nhăn, teo, cong, vỏ ngoài mầu xám trắng hoặc mầu nâu xám dài khoảng 3-9,5cm, đường kính 5mm. Bề ngoài mầu trắng bẩn, nâu bẩn, hơi đốm trắng. Cứng dòn, bẻ đôi, vết bẻ có mầu nâu, mặt cắt mầu vàng trắng xen lẫn có khói trong suốt dạng keo trong. Cơ quan, miệng mầu đen, mắt kép, khó nhình rõ. Toàn thân chia đốt, các đốt ở đầu và thân đều rõ rệt. Đầu tròn, 2 bên bụng có 8 đôi chân giả, ngắn, đuôi hơi chẻ ra làm 2. Vùng chân phân biệt rõ ràng, mặt ngoài thường kèm ít tơ và phần lớn chất mầu xám trắng, nhất là khe giữa đốt thân nhiều nhất. Loại trong và ngoài đều trắng là loại tốt. Nếu mình cong queo, ruột ướt đen thì không nên dùng vì loại này thường là loại tằm chết rồi người ta ướp vôi làm giả. -Bào chế: + Ngâm nước vo gạo nếp 1 ngày đêm cho nhớt và dầu nổi lên mặt nước, vớt ra, sấy khô bằng lửa nhỏ, chùi sạch lông vàng và miệng đen, tán bột, dùng (Lôi Công bào chích luận). + Vào giữa tháng 4-5, chọn những con Tằm chết cứng do bị nhiễm vi khuẩn, đem phơi nơi có gió hoặc phơi nắng, cho vào bình hút ẩm có chứa vôi sống hoặc sấy cho khô hoặc ngâm nước vo gạo 1 đêm, quấy nhẹ tay cho tơ và nhớt ra hết, vớt ra, phơi hoặc sấy khô. Hoặc rắc cám vào nồi (cứ 10kg Cương tằm, dùng 1kg cám), đun nóng cho bắt đầu bốc khói, cho Cương tằm vào, sao cho đến khi vàng, sàng bỏ cám đi, để nguội (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Sao với cát nhỏ cho vàng lên hoặc sao vàng với rượu sấy khô (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Hiện nay, thường sản xuất Bạch cương tằm bằng cách lựa tằm đủ tuổi (4- 5cm) rồi phun khuẩn nấm Batrytis Bassiana Bals lên mình tằm. Thành phần hóa học: + Trong Bạch cương tằm có Pyridin -2, 6- nhị Acid hữu cơ, chất mỡ, Chitinase, Bassianins, Fibrinolysin, Pyrausta Nubialis, Galleria Mellonella, Beauverician, Corticoids (Trung Dược Đại Từ Điển). + Trong Bạch cương tằm có Ammonium Oxalate, Chitinase, Beauverician, Asparagine, Fibrinolysin (Trung Dược Học). + Trong Bạch cương tằm có 67,44% chất Protid, 4,38% chất Lipid, 6,34% tro, 11,34% độ ẩm (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Tác dụng dược lý: + Tác động lên hệ thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên súc vật, Bạch cương tằm có dấu hiệu gây ngủ. Cũng có tác dụng ức chế co giật do Strychnin gây ra (Trung Dược Học). + Tác dụng gây ngủ: Dùng dịch chiết xuất Bạch cương tằm cho chuột và thỏ uống với liều 0,5g/20g, chích với liều 0,25g/20g thấy có tác dụng gây ngủ (Trung Dược Đại Từ Điển). Thuốc cho uống làm giảm tỉ lệ chết của chuột bạch do Strychnin gây co giật (Trung Dược Học). + Tác dụng kháng khuẩn: trong ống nghiệm, thuôc có tác dụng ức chế nhẹ đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Nhộng tằm có tác dụng chống co giật do Strychnin mạnh hơn là Cương tằm do thành phần Ammonium oxalate ở con nhộng tằm nhiều hơn. Thành phần chông co giật chủ yếu là chất Ammonium oxalate (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Thực tiễn lâm sàng chứng minh rằng con Nhộng tằm có tác dụng hạ sốt, chỉ khái, hóa đờm, an thần, chông co giật, tiêu viêm, điều tiết thần kinh. Có tác dụng tham gia chuyển hóa mỡ, hiệu quả trị bệnh gần giống Bạch cương tằm, vì thâe có thể thay thế vị Bạch cương tằm được (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). Tham khảo: + ” Bạch cương tằm trừ phong nhiệt, tiêu đờm nhiệt. Vị mặn thì làm mềm các chỗ cứng, vị cay thì tán hỏa, vì vậy, Bạch cương tằm trị họng viêm cấp, quai bị, hiệu quả rất cao còn trị kinh giản, trúng phong thì không bằng vị Toàn yết, Ngô công - Phân con tằm gọi là Vãn tằm sa, có tác dụng trừ phong thắng thấp, cả 2 đều tốt” (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Khi con tằm chết, nó không bị thối rữa,đó là điểm độc đáo của nó. Thuốc có đầy đủ tác dụng sơ tiết phong nhiệt, thanh tức giáng hoả (Thực Dụng Trung Y Học). . BẠCH CƯƠNG TÀM (Kỳ 2) HIỂU SÂU HƠN VỀ CƯƠNG TÀM Tính vị, quy kinh: + Vị mặn, tính bình, vào kinh Can, Phế,Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển). Tên khoa học: Bạch cương tằm hóa mỡ, hiệu quả trị bệnh gần giống Bạch cương tằm, vì thâe có thể thay thế vị Bạch cương tằm được (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). Tham khảo: + ” Bạch cương tằm trừ phong nhiệt, tiêu đờm. Corticoids (Trung Dược Đại Từ Điển). + Trong Bạch cương tằm có Ammonium Oxalate, Chitinase, Beauverician, Asparagine, Fibrinolysin (Trung Dược Học). + Trong Bạch cương tằm có 67,44% chất Protid, 4,38%

Ngày đăng: 08/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w