BẠC HÀ (Kỳ 4) Tính vị: + Vị cay, the, tính mát (Trung Dược Học). + Vị cay the, tính mát, có mùi thơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Qui kinh: + Vào kinh Phế, Can (Trung Dược Học). + Vào kinh Phế, Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tính vị, quy kinh: + Vị cay, tính mát (Y Học Khải Nguyên). + Vị cay, tính lạnh (Y Lâm Toản Yếu). + Vào kinh thủ thái âm Phế, thủ quyết âm Tâm bào (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh thủ thiếu âm Tâm, thủ thái âm Phế và túc quyết âm Can (Bản Thảo Cương Mục). + Vào kinh Phế và Tâm bào lạc, Can, Đởm (Bản Thảo Tân Biên). + Vị cay, tính ấm (Nam Dược Thần Hiệu). + Vị cay, hơi thơm, tính ấm, không độc, vào kinh Phế, Tâm (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Vị cay tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị cay, the, tính mát, có mùi thơm, vào kinh Phế, Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị cay, tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). + Vị cay, tính ấm (tuy ấm mà dùng mát), vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Tham khảo: + ”Bạc hà, vị cay, năng phát tán; tính mát, năng thanh lợi, dùng tiêu phong, tán nhiệt. Vì vậy nó là thuốc chủ yếu chữa đầu đau, đầu phong, các bệnh về mắt, họng, miệng, răng, trẻ nhỏ sốt cao co giật cũng như lao hạch, lở ngứa (Bản Thảo Cương Mục). + ”Bạc hà cay, thơm, hay sơ thông khí kết trệ, vì cay thì giải mát, sưu tập Can khí và ức chế Phế khí đang thịnh, tiêu phong nhiệt để làm mát đầu, mắt. Đối với trẻ con bị kinh phong, sốt cao, Bạc hà lại cần thiết, vả lại tính nó thăng lên, có thể phát hãn, dẫn các vị thuốc vào phần doanh vệ” (Dược Phẩm Vậng Yếu). + ”Trẻ nhỏ sốt cao co giật, cần dùng Bạc hà để dẫn nhiệt. Lại có thể trị nóng âm ỉ trong xương. Dùng nước cốt và các thuốc khác sắc thành cao dùng. Khi dùng Bạc hà không được dùng với thịt mèo (Bản Thảo Diễn Nghĩa). + ”Bạc hà có thể dẫn các thuốc nhập vào phần doanh, vệ, vì vậy có thể phát tấn được phong hàn (Bản Thảo Mông Thuyên). + ”Khi có mồ hôi, dùng Bạc hà nên sao để bỏ vị cay, làm giảm bớt sức đi ra biểu, tránh mồ hôi ra quá nhiều. Bạc hà ngạnh (cành) thiên về lý khí và thông kinh lạc. Bạc hà thán (sao thành than) đi vào phần huyết, phần âm để thanh phong nhiệt và hư nhiệt ở phần huyết và phần âm. Bạc hà long não còn gọi là Kê tô, sức tán nhiệt, giải độc mạnh hơn Bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu). + ”Theo tài liệu ghi chép thì tính vị của Kinh giới và Bạc hà đều cay, ấm nhưng áp dụng vào lâm sàng thì Bạc hà thiên về trị các bệnh phong nhiệt, có hiệu quả đặc biệt về tán phong nhiệt” (Đông Dược Học Thiết Yếu). + ”Kinh giới và Bạc hà đều là thuốc có vị cay, thơm, dùng để phát tán, sơ biểu, thanh lợi ở đầu, mắt. Các bệnh ban sởi, ngứa, họng sưng đau thường dùng phối hợp cả 2 vị này. Tuy nhiên, Kinh giới tính ấm, chủ yếu trị phong hàn ở biểu và trị phù, ngứa, cầm máu, kinh phong. Còn Bạc hà tính mát, chủ yếu sơ tán phong nhiệt tà ở biểu, thông khí, giải uất, giải độc, tẩy uế, trị lỵ (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê). . có mồ hôi, dùng Bạc hà nên sao để bỏ vị cay, làm giảm bớt sức đi ra biểu, tránh mồ hôi ra quá nhiều. Bạc hà ngạnh (cành) thiên về lý khí và thông kinh lạc. Bạc hà thán (sao thành than) đi vào. khác sắc thành cao dùng. Khi dùng Bạc hà không được dùng với thịt mèo (Bản Thảo Diễn Nghĩa). + Bạc hà có thể dẫn các thuốc nhập vào phần doanh, vệ, vì vậy có thể phát tấn được phong hàn (Bản. huyết và phần âm. Bạc hà long não còn gọi là Kê tô, sức tán nhiệt, giải độc mạnh hơn Bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu). + ”Theo tài liệu ghi chép thì tính vị của Kinh giới và Bạc hà đều cay, ấm