1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

RỤNG TÓC (Alopecia) (Kỳ 4) docx

5 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 164,24 KB

Nội dung

RỤNG TÓC (Alopecia) (Kỳ 4) BsCK2 Bui Khanh Duy 3.5. Rụng tóc có sẹo. ( scarring alopecia, cicatricial alopecia). 3.5.1. Một số bệnh có tổn thương gây nên sẹo và nếu nó xuất hiện ở vùng đầu nang tóc bị phá huỷ hậu quả gây nên rụng tóc có sẹo ( scarring alopecia). Rụng tóc loại này có đặc tính là tổn thương có sẹo. Tóc bị teo và nang tóc bi hư hại hay huỷ hoại, do viêm (nhiễm trùng và không nhiễm trùng) hoặc do bị bệnh lý khác và khi khỏi xuất hiện sẹo. Có thể phát hiện các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của bệnh chính ở vùng rụng tóc., vùng da xung quanh hoặc vùng da khác của cơ thể. 3.5.2. Phân loại rụng tóc thàng sẹo. - Thiếu hụt phát triển và rối loạn di truyền : ichthyosis, liên kết X ẩn, nevi biểu bì, ly thượng bì bỏng nước, epidermolysis bullosa ( GAREB). Nấm đầu ( tinea capitis), nấm kerion hoặc favus. - U tân sản ( neoplasms): Ung thư tế bào đáy (basal cell carcinoma),ung thư tế bào gai (squamous cell carcinoma). Metastatic tumors (các u di căn), lymphomas, u phần phụ (adnexal tumors) - Tác nhân vật lý, hoá học. Chấn thương cơ học (gồm cả do nhân tạo, tật nhổ tóc trichotillomania), bỏng, chiếu xạ, các chất ăn da, các chất hoá học khác, các thuốc khác. - Bệnh da nguồn gốc chưa chắc chắn và các hội chứng lâm sàng:luput đỏ dạng đĩa ( Discoid lupus erythematosus) luput đỏ dạng đĩa có thể có tổn thương trên da đầu là các đám đỏ hình tròn, có vảy da là các nút sừng ở nang lông sau có teo d agây rụng tóc có sẹo. Liken phẳng ( lichen planus) Bệnhliken phẳng có thể có tổn thương ở vùng da đầu là các sẩn màu tím, có dạng nút ở nang lông về sau các nút nang lông này biến mất gây rụng tóc có sẹo. Lupus đỏ mạn, li ken phẳng, sarcoi'dosis , xơ cứng bì: morphea, li ken xơ và teo, hoại tử mỡ đái tháo đường (necrobiosis lipoidica diabeticosum), viêm da cơ, Pemphigoi'd thành sẹo, bệnh muxin nang lông (follicular mucinosis). trứng cá sẹo lồi, giả viêm nang lông vùng râu cằm Pseudo folliculiti barbae thường gặp ở người da đen, lông uốn cong mọc ngược gây giả viêm nang lông nhiễm khuẩn thứ phát, rụng lông vùng đó, ở vùng gáy chẩm gây rụng tóc, viêm nang lông vùng gáy. Viêm quanh nang lông da đầu hoá mủ rải rác. - Amyloidosis (dissecting perifolliculitis of the scalp). 3.6. Bệnh tóc chuỗi hạt (Beaded hair, bệnh monilethrix). 3.6.1. Định nghĩa: đây là bệnh của tóc mà hậu quả là do các biến đổi dày thân tóc lên một cách đều đặn tạo thành các nút cục ở tóc và có xu hướng tóc bị gãy, đứt đoạn. 3.6.2. Căn nguyên : dịch tễ học: monilethrix là một bệnh hiếm gặp, cả hai giới bị bệnh tỷ lệ như nhau, thường xuất hiện ở tuổi niên thiếu, có đặc điểm di truyền trội kiểu mendel, độ xuyên không hoàn toàn. ở một số người bị thể nhẹ tóc hầu như bình thường phải khám kỹ mới phát hiện được. + Căn nguyên: chưa rõ, biến đổi có tính chu kỳ trong quá trình chuyển hoá bất thường bài tiết các amino acids phát hiện thấy argininosuccinic acid trong nước tiểu một số trường hợp. 3.6.3. Lâm sàng: bệnh thường xuất hiện lần đầu ở tuổi ấu thơ, biểu hiện bằng rối loạn sự phát triển của tóc, trẻ em bị hói hoặc tóc thưa và dễ gẫy đến nỗi da đầu phủ toàn tóc ngắn. Thường gặp sẩn dầy sừng nang lông thường gặp làm da đầu thô ráp xù xì, có biểu hiện khô da, đặc biệt rõ ở vùng chẩm. Có thể quan sát thấy các sợi tóc dạng chuỗi hạt bằng kính lúp.Trong các ca bệnh thể nhẹ thì khó phát hiện các sợi tóc ngắn bất thường xen kẽ các sợi tóc dài bình thường, bệnh nhân có thể phát hiện tóc bất thường bằng cách sờ. Vùng trán, đỉnh, vùng chẩm là vị trí hay gặp,hiếm khi quan sát thấy bệnh monilethrix ở vùng mu, cẳng chân, lông mày và lông mi. 3.6.4. Xét nghiệm : Mô bệnh học : nang lông phát hiện thấy sự mỏng đi có tính chu kỳ của thân tóc, xen kẽ sự dày lên cuả bao rễ bên trong đối nghịch với sự co nhỏ lại. Nang tóc thường dãn nở nhưng có vẻ như là cách biến đổi này là hậu quả của sự bất thường của tóc hơn là nguyên nhân. Đo khoảng cách giữa các nút cục thấy tương đối hằng định. Kích thước được xác định là 312- 625 . 3.6.5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt: phân biệt với loạn dưỡng di truyền và mắc phải làm gãy tóc, xét nghiệm: dưới kính hiển vi quang học thân tóc phân biệt với bệnh tóc gãy dòn có hạt (trichorrhexis nodosa), bệnh tóc xoắn vặn ( pilitorti) và tật nhổ tóc. 3.6.6. Điều trị: thuyên giảm nhất thời sau khi dùng bức xạ ion hoá vùng đầu nhưng không nên dùng nhiều, corticoid tại chỗ không tác dụng. . RỤNG TÓC (Alopecia) (Kỳ 4) BsCK2 Bui Khanh Duy 3.5. Rụng tóc có sẹo. ( scarring alopecia, cicatricial alopecia). 3.5.1 xuất hiện ở vùng đầu nang tóc bị phá huỷ hậu quả gây nên rụng tóc có sẹo ( scarring alopecia). Rụng tóc loại này có đặc tính là tổn thương có sẹo. Tóc bị teo và nang tóc bi hư hại hay huỷ hoại,. mắc phải làm gãy tóc, xét nghiệm: dưới kính hiển vi quang học thân tóc phân biệt với bệnh tóc gãy dòn có hạt (trichorrhexis nodosa), bệnh tóc xoắn vặn ( pilitorti) và tật nhổ tóc. 3.6.6. Điều

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN