Đau dây chằng là hiện tượng đau nhói, hoặc đau âm ỉ kéo dài mà các bà bầu thường gặp phải ở phần bụng dưới hay bẹn, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai.. Bạn có thể cảm thấy đau nhói nếu độ
Trang 1Bà bầu bị đau dây chằng
Đau dây chằng, nhất là ở vùng bụng là triệu chứng thường gặp nhất khi bà bầu bước vào tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ
Đau dây chằng là gì?
Đau dây chằng là hiện tượng đau nhói, hoặc đau âm ỉ kéo dài mà các bà bầu thường gặp phải ở phần bụng dưới hay bẹn, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai
Bạn có thể cảm thấy đau nhói nếu đột ngột thay đổi vị trí, chẳng hạn như khi đang đi ra khỏi giường, hoặc đứng dậy, hoặc ho, lăn trên giường,… Bạn có thể cảm thấy đau âm ỉ nếu có một ngày hoạt động quá nhiều – ví dụ như đi bộ nhiều hoặc có nhiều hoạt động thể chất khác
Các dây chằng bao quanh tử cung của bạn trong vùng khung xương chậu Khi tử cung phát triển trong thời gian mang thai, các dây chăng căng và dày lên để đủ sức hỗ trợ tử cung Những thay đổi này đôi khi có thể gây ra các cơn đau ở một hoặc cả hai bên bụng
bà bầu Bạn có thể thấy đau sâu ở bên trong háng, kéo dài lên phía trên và ra phía ngoài hai bên đầu hông
Khi nào nên gọi bác sĩ?
Khi bạn thay đổi vị trí đột ngột, các cơn đau không dứt ngay mà kéo dài âm ỉ quá lâu, bạn
có thể nằm nghỉ ngơi một lúc Nếu thấy có thêm các dấu hiệu sau, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ chăm sóc:
Trang 2Bạn nên nghỉ ngơi thoải mái thật nhiều để giảm bớt triệu chứng các cơn đau.
- Đau nặng hoặc chuột rút hoặc có nhiều hơn 4 cơn co thắt trong vòng 1 giờ (ngay cả khi cơn đau này không gây ra các tổn thương)
- Đau lưng dưới, đặc biệt là nếu trước đây bạn không có tiền sử đau lưng hoặc gia tăng áp lực ở vùng xương chậu (cảm giác em bé đang đẩy xuống)
- Chảy máu, ra máu hoặc dịch âm đạo tiết ra quá nhiều
- Sốt, ớn lạnh hoặc buồn nôn, ói mửa
- Đau hoặc rát khi đi tiểu
Làm gì để giảm cơn đau?
Nếu bác sỹ khuyên bạn nên ngồi xuống và cố gắng thư giãn khi các cơn đau kéo đến thì bạn nên nghỉ ngơi thoải mái thật nhiều để giảm bớt triệu chứng các cơn đau
Bạn cũng có thể cong đầu gối về phía bụng để giảm đau hoặc nằm nghiêng 1 bên, kê gối dưới bụng, chèn giữa hai chân và sau lưng để nâng đỡ cơ thể Tắm nước ấm cũng có thể làm cơn đau giảm nhanh chóng
Nếu bạn phát hiện ra mình bị đau dây chằng nhiều khi hoạt động quá sức thì nên ngừng hoạt động ngay để xem có giảm đau hay không Sau đó, nếu thấy đã ổn định trở lại, nên tăng dần hoạt động cho đến mức độ bạn cảm thấy thoải mái nhất và duy trì như vậy, không nên cố sức quá nhiều