1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đau dây chằng ở bà bầu

1 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 6,42 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Hỏi: Xin cho biết đau dây chằng ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm gì không? (Huỳnh Thị Liên, Châu Thành, Bến Tre) Trả lời: Theo các chuyên gia sản khoa thì đau dây chằng là hiện tượng đau nhói hoặc đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn, các dây chằng bao quanh tử cung của thai phụ trong vùng khung xương chậu. Khi thai nhi phát triển, các dây chằng căng và dày lên để đủ sức hỗ trợ tử cung. Những thay đổi này đôi khi có thể gây ra các cơn đau ở một hoặc cả hai bên bụng của thai phụ. Thông thường, thời điểm xuất hiện đau dây chằng thường xuất hiện vào 3 tháng giữa của thai kỳ, với những cơn đau nhẹ, ít và sẽ đau tăng ở 3 tháng cuối của thai kì các cơn đau có thể tăng nhiều do lúc này thai nhi phát triển và đã lớn hơn. Thai phụ có thể cảm thấy đau nhói nhất là khi đột ngột thay đổi vị trí, chẳng hạn như đang đi ra khỏi giường hoặc đứng dậy, ho…, khiến thai phụ rất khó chịu. Khi bị đau biện pháp lý tưởng và an toàn nhất là thai phụ cần được nghỉ ngơi, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. Thai phụ nên nằm nghiêng khi ngủ, đặt một chiếc gối hoặc chăn gấp mỏng dưới bụng (kê để đỡ bụng) và một cái khác ở giữa hai chân. Như vậy sẽ đỡ được tất cả các bên và giúp làm giảm các cơn đau.   Thai phụ nên nghỉ ngơi để vùng lưng được thư giãn.  (Hình minh họa) Sau đó, nếu thấy giảm đau mới làm việc cho đến mức độ bạn cảm thấy thoải mái nhất và duy trì như vậy, không nên cố sức quá nhiều sẽ nguy hiểm. Đối với thai phụ làm công việc ngồi nhiều như: Thợ may, dệt vải…, thỉnh thoảng nên đứng lên đi bộ giúp bạn thoải mái hơn và giảm những cơn đau dây chằng. Khi có những dấu hiệu bất thường như đau dây chằng càng ngày càng tăng, xuất hiện nhiều nhiều hơn 4 cơn co thắt trong vòng 1 giờ (ngay cả khi cơn đau này không gây ra các tổn thương); đau lưng dưới hoặc gia tăng áp lực ở vùng xương chậu (cảm giác em bé đang đẩy xuống); chảy máu, ra máu hoặc dịch âm đạo tiết ra quá nhiều; sốt, ớn lạnh hoặc buồn nôn; tiểu tiện đau hoặc rát… thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Hỏi: Xin cho biết đau dây chằng ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm gì không? (Huỳnh Thị Liên, Châu Thành, Bến Tre) Trả lời: Theo các chuyên gia sản khoa thì đau dây chằng là hiện tượng đau nhói hoặc đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn, các dây chằng bao quanh tử cung của thai phụ trong vùng khung xương chậu. Khi thai nhi phát triển, các dây chằng căng và dày lên để đủ sức hỗ trợ tử cung. Những thay đổi này đôi khi có thể gây ra các cơn đau ở một hoặc cả hai bên bụng của thai phụ. Thông thường, thời điểm xuất hiện đau dây chằng thường xuất hiện vào 3 tháng giữa của thai kỳ, với những cơn đau nhẹ, ít và sẽ đau tăng ở 3 tháng cuối của thai kì các cơn đau có thể tăng nhiều do lúc này thai nhi phát triển và đã lớn hơn. Thai phụ có thể cảm thấy đau nhói nhất là khi đột ngột thay đổi vị trí, chẳng hạn như đang đi ra khỏi giường hoặc đứng dậy, ho…, khiến thai phụ rất khó chịu. Khi bị đau biện pháp lý tưởng và an toàn nhất là thai phụ cần được nghỉ ngơi, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. Thai phụ nên nằm nghiêng khi ngủ, đặt một chiếc gối hoặc chăn gấp mỏng dưới bụng (kê để đỡ bụng) và một cái khác ở giữa hai chân. Như vậy sẽ đỡ được tất cả các bên và giúp làm giảm các cơn đau. Thai phụ nên nghỉ ngơi để vùng lưng được thư giãn. (Hình minh họa) Sau đó, nếu thấy giảm đau mới làm việc cho đến mức độ bạn cảm thấy thoải mái nhất và duy trì như vậy, không nên cố sức quá nhiều sẽ nguy hiểm. Đối với thai phụ làm công việc ngồi nhiều như: Thợ may, dệt vải…, thỉnh thoảng nên đứng lên đi bộ giúp bạn thoải mái hơn và giảm những cơn đau dây chằng. Khi có những dấu hiệu bất thường như đau dây chằng càng ngày càng tăng, xuất hiện nhiều nhiều hơn 4 cơn co thắt trong vòng 1 giờ (ngay cả khi cơn đau này không gây ra các tổn thương); đau lưng dưới hoặc gia tăng áp lực ở vùng xương chậu (cảm giác em bé đang đẩy xuống); chảy máu, ra máu hoặc dịch âm đạo tiết ra quá nhiều; sốt, ớn lạnh hoặc buồn nôn; tiểu tiện đau hoặc rát… thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Ngày đăng: 19/10/2015, 01:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w