Bà bầu tẩm bổ quá dễ mắc đái tháo đường thai kỳ Lấy nhau được hơn một năm mới có thai nên vợ chồng Hiền (Thanh Oai, Hà Nội), mừng lắm. Muốn con to, khỏe mạnh, Hiền rất chăm bồi bổ. Ngoài việc uống mỗi ngày 3 cốc sữa bầu, ai mách thức gì bổ dưỡng, tốt cho con, Hiền cũng cố ăn dù không thích. Có bầu 7 tháng, Hiền tăng 15 kg nhưng không hề e ngại vì nghĩ như thế mới tốt cho con. Cô không ngờ điều đó lại gây tai biến cho thai nhi trong bụng mình. Khi thai 34 tuần, tự dưng Hiền thấy con không hay đạp như trước nữa nên đến bệnh viện phụ sản khám. Bác sĩ phát hiện thai nhi trong bụng cô bị dị dạng và nguyên nhân có thể vì Hiền mắc đái tháo đường thai kỳ do tăng cân quá nhanh. Hiền được các bác sĩ sản khoa giới thiệu đến khoa nội tiết - đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai để khám lại và tìm cách chữa trị. Tại đây, cô đã được các bác sĩ điều trị ổn định đường huyết, nhưng đứa con đã bị dị dạng thì không gì cứu vãn được, dù Hiền vẫn sinh thường và khỏe mạnh. Chuyện của chị Trà, Gia Lâm, Hà Nội, cũng đau lòng không kém. Hồi có thai lần đầu, chị khá khỏe nhưng đến tháng thứ 7 thì đẻ non và cháu bé không sống được. Chạy chữa mãi, hơn 2 năm sau chị mới có thai lại. Lần này chị đi khám thường xuyên và được phát hiện mình bị đái tháo đường thai kỳ. Chị nhờ một bác sĩ đa khoa có phòng khám tư theo dõi và được người này thường xuyên tiêm insulin lợn. Chị vẫn thấy con phát triển bình thường nhưng đến khi sinh thì cháu bé bị ngạt và cũng tử vong ngay. Bác sĩ Phạm Thị Hồng Hoa, Trưởng khoa tiết niệu - đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết, hiện nay, số thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ khá cao, cứ 100 phụ nữ mang thai thì có khoảng 5-7 người bị. Trước đây, nhiều trường hợp đẻ non, rau bong non, đa ối xảy ra vì nguyên nhân này mà các bác sĩ cũng như thai phụ không biết. Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường hoặc tăng đường huyết, xuất hiện lần đầu khi mang thai, thường ở tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Nhiều người sau khi sinh xong thì đường huyết trở lại bình thường nhưng cũng có người trở thành đái tháo đường thực sự. Theo bác sĩ Hồng Hoa, bệnh này rất nguy hiểm với phụ nữ có thai vì nó không biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt để nhận biết và nhất là có thể gây tai biến nghiêm trọng cho cả mẹ và thai trong bụng cũng như lúc sinh. Khi mẹ bị mắc đái tháo đường thai kỳ, thai có thể quá to (do dung nạp đường) hoặc không phát triển hay dị dạng đường thở. Khi được sinh ra, thai nhi dễ suy hô hấp, tử vong, bị hạ đường huyết hay vàng da sinh lý, đa hồng cầu, hạ canxi huyết Khi trưởng thành, những em bé này dễ bị béo phì hay mắc đái tháo đường thực sự. Bản thân người mẹ khi mắc bệnh cũng dễ tăng huyết áp, nếu không được kiểm soát tốt gây sản giật, đa ối, đẻ non, tai biến lúc đẻ, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bác sĩ Hồng Hoa cũng khẳng định, nếu được phát hiện sớm, bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Những thai phụ mắc bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn một chế độ ăn đặc biệt và điều trị insulin người (Human insulin) để hạ đường huyết. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tự theo dõi đường huyết của mình lúc đói và khoảng một hoặc hai giờ sau khi ăn. Để phòng ngừa bệnh này, theo lời khuyên của bác sĩ, chị em khi mang thai phải đi khám thường xuyên, thử máu, nước tiểu. Ở tuần 24-28, các bà bầu nên đến cơ sở chuyên khoa nội tiết - đái tháo đường để làm nghiệm pháp tăng đường huyết, chẩn đoán xem có bị bệnh hay không để các bác sĩ có cách kiểm soát và điều trị hợp lý. Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ là những người vốn béo phì, thừa cân từ trước khi mang thai, tiền sử trong gia đình có người đái tháo đường, có bệnh rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp. Đặc biệt, một số chị em lại bị bệnh vì tẩm bổ quá nhiều, tăng cân quá nhanh. Theo bác sĩ Phạm Thị Hồng Hoa, hầu như thai phụ nào mắc bệnh này cũng ở trong tình trạng thừa cân. Vì thế, bà khuyên, các bà mẹ tương lai cần có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng chất nhưng không nên ăn quá nhiều, cần kết hợp với vận động để cơ thể khỏe mạnh và không tăng cân nhiều và nhanh quá. Ngoài ra, những người bị đái tháo đường thai kỳ đã được kiểm soát, sinh con khỏe mạnh thì sau khi sinh 6 tuần vẫn cần quay lại cơ sở chuyên khoa để tầm soát lại bệnh. * Tên các bệnh nhân trong bài đã được thay đổi. . Bà bầu tẩm bổ quá dễ mắc đái tháo đường thai kỳ Lấy nhau được hơn một năm mới có thai nên vợ chồng Hiền (Thanh Oai, Hà Nội), mừng. thai trong bụng cũng như lúc sinh. Khi mẹ bị mắc đái tháo đường thai kỳ, thai có thể quá to (do dung nạp đường) hoặc không phát triển hay dị dạng đường thở. Khi được sinh ra, thai nhi dễ. cũng như thai phụ không biết. Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường hoặc tăng đường huyết, xuất hiện lần đầu khi mang thai, thường ở tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Nhiều