1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KH KTNB 09-10

8 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD & ĐT KẾ SÁCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS BA TRINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: . /KH Ba trinh, ngày 30 tháng 9 năm 2009 KẾ HOẠCH Kiểm tra nội bộ năm học 2009 – 2010 Căn cứ hướng dẫn công tác thanh tra giáo dục năm học 2009 – 2010 của sở giáo dục và đào tạo tại công văn số 202/SGD-ĐT-TTr ngày 26/8/2009; Căn cứ kế hoạch số 64/KH-TTr của phòng Giáo dục và Đào tạo Kế Sách về kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2009-2010; Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 của phòng giáo dục và đào tạo Kế Sách; Trường THCS Ba Trinh xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2009-2010 như sau: A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Qua kiểm tra để đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học, nâng cao hiệu lực của công tác quản lý nhà trường, củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương trường học; từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục. B/ LỰC LƯỢNG KIỂM TRA: Lực lượng kiểm tra nội bộ trường học là những CBGV do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo biên chế của mỗi năm học. Thành phần của ban kiểm tra là BGH, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên giỏi nhiều năm, giáo viên có năng lực, uy tín trong nhà trường. C/ NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA: 1. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên: - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng; Chấp hành pháp luật; chấp hành quy chế của ngành, nội quy cơ quan; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; Sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh, nhân dân; tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh; Không bạo hành và không xâm phạm nhân phẩm học sinh. - Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (như thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm, kết quả giảng dạy, thực hiện các nhiệm vụ khác được giao ) - Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên cần chú trọng nâng cao chất lượng kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng yếu kém, phát hiện và nhân điển hình tiên tiến; Kiểm tra việc vận dụng các tiêu chuẩn quy định để đánh giá giáo viên đúng thực chất; Không chạy theo thành tích, tránh khuynh hướng nương nhẹ khuyết điểm; không chỉ ra được những tồn tại, thiếu sót (nếu có) cần khắc phục. 2. Kiểm tra việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: 1 - Tập trung kiểm tra thực hiện kế hoạch giáo dục, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, cung cấp sách giáo khoa, giáo viên, tài liệu chuyên môn, trang thiết bị giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành; Việc thực hiện chương trình của giáo viên và tuyên truyền làm thấu suốt chủ trương đến cha mẹ học sinh. - Tập trung dự giờ rút kinh nghiệm để giúp giáo viên nắm vững chương trình, sách giáo khoa mới, đặc biệt là yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (cả trong dạy lý thuyết và thực hành, thí nghiệm). Cần tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm chỉ đạo, kinh nghiệm giảng dạy, nhằm phát hiện và đề ra các biện pháp giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc. - Kiểm tra đánh giá công tác quản lý, sử dụng thiết bị, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng và tự làm đồ dùng dạy học. Qua đó tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí. - Thông qua kiểm tra công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa cần rút ra những bài học kinh nghiệm để kiến nghị và tham mưu cho các cấp quản lý giáo dục. 3. Tăng cường công tác kiểm tra các kỳ thi, kiểm tra xét tốt nghiệp, xét lên lớp, tuyển sinh đầu cấp để đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác theo tinh thần Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ. - Tăng cường công tác kiểm tra việc hoàn thành chương trình, đánh giá xếp loại học sinh cuối năm, cuối cấp. Phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp quản lý lỏng lẻo, cắt xén chương trình, giáo viên tự ý sửa chữa điểm làm thay đổi xếp loại học tập của học sinh. 4. Kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “Hai không”, thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực": Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn, công tác quản lý chuyên môn, thi-kiểm tra, đánh giá xếp loại đối với học sinh; dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, kiểm tra kết quả việc xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" theo Chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ban hành theo Quyết định số 443/QĐ- SGD&ĐT ngày 19/8/2008 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" của CBGV. 5. Kiểm tra việc quản lý cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. Thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ tại đơn vị mình; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong quản lý và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp theo hướng dẫn tại Thông tư 22/2002/TT-BTCCBCP ngày 23/4/2002 của Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ nội vụ) 6. Kiểm tra dạy thêm, học thêm: 2 Kiểm tra việc thực hiện dạy thêm học thêm theo quy định ban hành theo Quyết định số 03/2007/BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường kiểm tra, khơng để xảy ra tiêu cực trong hoạt động dạy thêm, học thêm, đặc biệt là các lớp dạy thêm ở ngồi nhà trường. Kiên quyết xử lý những hiện tượng vi phạm quy định dạy thêm, học thêm. 7. Kiểm tra xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân: - Khi kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân cần thực hiện đầy đủ các quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo; Nghị định 36/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo. - Tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức; đồng thời kiên quyết xử lý những người lợi dụng dân chủ để khiếu nại, tố cáo trái quy định của pháp luật. D/ PHÂN CƠNG CHẾ ĐỘ, TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THANH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC 1) Ban Kiểm tra nội bộ trường học có nhiệm vụ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, nội bộ trường học theo sự phân cơng của Trưởng ban và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về cơng tác thanh tra, kiểm tra của cấp trên. 2) Phân cơng trách nhiệm cụ thể: * Đ/c Nguyễn Phú Được, Trưởng ban: Phụ trách chung, chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch cơng tác thanh tra, kiểm tra của đơn vị. * Các thành viên khác của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm phụ trách tập trung về lĩnh vực được phân cơng như sau: - Đ/c Võ Hồng Phúc, phó ban: Thường trực - phân cơng, kiểm tra, tổng hợp. - Đ/c Huỳnh Thò Nho, ủy viên: Tham gia kiểm tra các mơn Tự nhiên; Thiết bị, thực hành thí nghiệm Lý, công nghệ. - Đ/c Bùi Thò Phương, ủy viên: Tham gia kiểm tra các môn Hóa, sinh và thiết bò, thực hành môn Hóa, Sinh. - Đ/c Trần Hữu Trung, ủy viên: Tham gia kiểm tra các mơn Xã hội; kiểm tra Thư viện; văn thư. - Đ/c Phạm Thò Tuyết Hà, ủy viên: Tham gia kiểm tra mơn Anh Văn và số mơn thuộc tổ xã hội 2 Thể dục Nhạc, Mỹ Thuật - Ban Thanh Tra Nhân Dân làm uỷ viên: Tham gia giám sát Tài chính và các vấn đề khiếu nại (nếu có). * Chế độ và phương pháp cơng tác: - Tự nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản về cơng tác thanh tra Nhà nước nói chung và cơng tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi lĩnh vực được phân cơng. - Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho lĩnh vực được phân cơng; sau khi được thủ trưởng đơn vị duyệt, chủ động thực hiện kế hoạch kiểm tra theo u cầu chỉ đạo của cấp trên. 3 E/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Kiểm Tra Toàn Diện : - Toàn bộ hồ sơ sổ sách theo qui định. - Thực hiện soạn giảng đúng quy định . - Thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy (phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học). - Công tác chủ nhiệm: Kế hoạch chủ nhiệm, kết quả giáo dục đạo đức HS, hồ sơ sổ sách. chống lưu ban, bỏ học. - Thực hiện quy chế chuyên môn: thực hiện chương trình, ghi sổ đầu bài, cho điểm chấm trả bài kiểm tra, vào điểm số. - Giảng dạy: dự 2 – 3 tiết để xếp loại. - Công tác khác: Hội họp, dự giờ, hồ sơ, sổ sách khác có liên quan . * Nếu là tổ trưởng được đánh giá thêm việc thực hiện kế hoạch tổ, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên trong tổ, công tác dự giờ thăm lớp, theo dõi hoạt động của tổ viên, chế độ họp tổ (có biên bản ghi chép đầy đủ, cụ thể). 2. Kiểm Tra Chuyên Đề : (Kiểm tra có kế hoạch và kiểm tra đột xuất) . * Các Chuyên Đề Kiểm Tra : - Thực hiện phân phối chương trình - ghi sổ đầu bài . - Thực hiện điểm số.(vào điểm kịp thời đúng qui định). - Soạn giảng đúng phương pháp đổi mới: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Giảng dạy trên lớp kết hợp hài hoà các phương pháp, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học. - Công tác chủ nhiệm. - Thực hiện hồ sơ sổ sách: soạn giáo án, các loại sổ điểm (cá nhân tham khảo, sổ điểm lớp). - Kiểm tra việc thực hiện chương trình đổi mới do Bộ quy định. - Chất lượng giảng dạy các khối lớp. - Kiểm tra giáo dục thể chất của HS - Kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ của GV. - Giám sát, kiểm tra tài chính: Thu, chi của kế toán, thủ quỹ. - Kiểm tra công tác thư viện, thiết bị, thực hành thí nghiệm. - Kiểm tra việc cấp phát bằng, quản lý văn thư. 3. Thực hiện chế độ hồ sơ : * Kiểm tra xong lập đầy đủ hồ sơ để lưu gồm: + Biên bản kiểm tra . + Các phiếu dự giờ có đánh giá xếp loại . + Biên bản phúc khảo. * Công bố kết qủa kiểm tra trong hội đồng GV hàng tháng . 4. Chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ: * Trong năm học mỗi tổ công tác có ba báo cáo: + Sau mỗi nội dung thanh tra phải có báo cáo gửi trưởng ban ký duyệt (trong mỗi năm học có thể có nhiều báo cáo cho một lĩnh vực) 4 + Hai báo cáo định kỳ: Học kỳ 1: Hoàn thành và nạp cho Trưởng ban vào ngày 31/12/2009. Học kỳ 2: Hoàn thành và nạp cho Trưởng ban vào ngày 15/5/2010. * Công tác lưu trữ hồ sơ thanh tra, kiểm tra: Tất cả hồ sơ thanh tra, kiểm tra, các văn bản, giấy tờ có liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra phải được lưu trữ tại bộ phận văn thư, lưu trữ nhà trường. * Trưởng ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động thanh tra nội bộ trường học trong Hội nghị CBGV cuối mỗi năm học. Trên đây là kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học Trường THCS Ba Trinh năm học 2009 - 2010, trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các bộ phận cần có báo cáo kịp thời để cùng giải quyết. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - TT PGD; - Lưu VT. Nguyễn Phuù Ñöôïc 5 CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Năm Học : 2009 -2010 ******* ĐƠN VỊ: THCS BA TRINH TH ÁN G NỘI DUNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN 9 - Kiểm tra việc bàn giao học sinh . - Xây dựng nề nếp củng cố tổ chuyên môn. - Thành lập ban KTNB và hướng dẫn lập hồ sơ KTNB. - Thực hiện công tác huy động học sinh đầu năm. - Kiểm tra HĐSP 3 GV (T/Toàn, Cô Sen, T/ Cường) - KT các loại VB của GV - KT việc ghi tên, ngày, tháng, năm sinh vào các loại sổ. - - BGH- GVCN - PHT - TT - BGH. - BGH- GVCN - BGH-TT - HT 10 - Lên kế hoạch và triển khai kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề năm học 2009-2010. - Kiểm tra HĐSP 6 GV - Kiểm tra thực hiện sổ sách, sổ Đăng bộ. - Kiểm tra công tác thực hành thí nghiệm Lý, thiết bị dạy học. - KT chuyên đề "Chấm, chữa, ghi điểm HS" - KT việc lập KH của các tổ CM và các đoàn thể. - - BGH - BGH-TT - PHT-TT - BGH-TT 11 - Kiểm tra HĐSP 8 GV - Kiểm tra thực hiện sổ sách GV - Kiểm tra chuyên đề: Sổ GT-GĐ và sổ điểm cá nhân - Kiểm tra chuyên đề: V/v cấp phát bằng TN - Kiểm tra công tác thư viện, tranh ảnh sử dụng dạy học. - Báo cáo công tác kiểm tra lần 1. - KT chuyên đề "Thực hiện chương trình" - KT việc thu các loại quỹ. - -BGH-TT - PHT-TT - BGH-TT - - BanTTND-CBTV 12 - Kiểm tra HĐSP 3 GV - Kiểm tra thực hiện sổ sách GVCN toàn trường - Dự giờ nắm tình hình GVBM Toán. - Kiểm tra công tác ôn thi và thi HKI. - Kiểm tra tài chính - KT chuyên đề "Giáo dục thể chất" -BGH-TT -PHT–TT -BGH-TT -BGH-TT-GV 6 - 01 - Kiểm tra HĐSP 2 GV - Kiểm tra thực hiện sổ sách, xếp loại của GVCN các lớp HKI . - Kiểm tra chất lượng giảng dạy các bộ môn trong HKI - Kiểm tra chuyên đề chống bỏ học. Sau HKI. - Kiểm tra chuyên đề đổi mới KTĐG HS - Sơ kết KTNB - -BGH – TT -PHT – GVCN -BGH-TT. -BGH –GVCN -BGH – TT -BGH-TT 02 - Kiểm tra HĐSP 4 GV - - - - 3 - Kiểm tra HĐSP 4 GV - KT chuyên đề "Chấm, chữa, ghi điểm HS" - KT chuyên đề giáo dục thể chất. - - - - 4 - Kiểm tra HĐSP 4 GV - Kiểm tra hồ sơ, học bạ K9 chuẩn bị cho công tác xét TNTHCS. - Kiểm tra việc thực hiện điểm số HKII (kiểm tra chéo). - Kiểm tra việc ghi sổ đầu bài HKII. - - -PHT-GVCN K9. -BGH-TT-GVBM. -BGH-TT. -BGH. 5 - Kiểm tra việc thực hiện chương trình các bộ môn. - Kiểm tra công tác ôn tập HKII. - Kiểm công tác thi cử HKII. - Hoàn thành hồ sơ TN K9. - Hoàn thành xét lên lớp, ở lại, thi lại. - Kiểm tra công tác thu hồi sách, tài liệu thư viện. - - - - Tổng kết hoạt động KT nội bộ -PHT-TT. -PHT-TT. -BGH-TT-GV. -BGH-GVCN K9. -BGH-GVCN. -CBTV. 7 8 . đánh giá giáo viên đúng thực chất; Kh ng chạy theo thành tích, tránh khuynh hướng nương nhẹ khuyết điểm; kh ng chỉ ra được những tồn tại, thiếu sót (nếu có) cần kh c phục. 2. Kiểm tra việc đổi. Kiểm tra xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân: - Khi kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân cần thực hiện đầy đủ các quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi,. nhằm phát hiện và đề ra các biện pháp giải quyết kh kh n, tháo gỡ vướng mắc. - Kiểm tra đánh giá công tác quản lý, sử dụng thiết bị, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng và tự

Ngày đăng: 08/07/2014, 18:00

Xem thêm

w