1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp xây dựng thư viện tiên tiến...

17 7,4K 108

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 6,27 MB

Nội dung

Dựa vào danh mục sách tham khảo mà Bộ GD-ĐT ban hành, căn cứ vào các phiếu yêu cầu đọc của học sinh, giáo viên, từ đó mà bổ sung sách báo, trang thiết bị cho phù hợp với cấp học, chương

Trang 1

Tên đề tài: Một số biện pháp xây dựng thư viện tiên tiến tại trường Tiểu học Trần Bình Trọng

A PHẦN MỞ ĐẦU

Thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong trường học nói chung, trường phổ thông nói riêng Với vai trò lưu giữ và luân chuyển sách, thư viện phục vụ đắc lực cho việc dạy và học Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, người cán bộ phụ trách cần có những biện pháp để giữ gìn, cung cấp và luân chuyển sách, thiết bị có hiệu quả nhất

Sách có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục Thiếu niên và Nhi đồng Sách giúp các em mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới, về tự nhiên và xã hội, bồi dưỡng về

tư tưởng, nâng cao về hành động Những sách được đọc trong thời niên thiếu không những lưu lại trong trí nhớ của các em suốt đời, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của các em Vì vậy, tủ sách thư viện của nhà trường là nhằm giúp đỡ vào việc giáo dục những nguyên lý khoa học cho học sinh và là phương tiện hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập

Vậy bằng cách nào để ngày càng có nhiều biện pháp, phương thức hoạt động nhằm xây dựng thư viện trường Tiểu học Trần Bình Trọng trở thành thư viện tiên tiến

để nhanh chóng đưa thư viện nhà trường trở thành thư viện xuất sắc là câu hỏi luôn ở

trong chúng tôi Và đó chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp xây dựng thư viện tiên tiến tại trường Tiểu học Trần Bình Trọng ”

Trang 2

B PHẦN NỘI DUNG

Qua nhiều năm phấn đấu liên tục, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định xây dựng thư viện trở thành Thư viện Tiên tiến theo Quyết định 01 ngày 2-1-2003 của Bộ GD-ĐT

Ngày đầu mới thành lập, thư viện chỉ là một kho chứa sách mà hầu hết là sách lạc hậu, rách nát Giờ đây, thư viện trường đã được đặt nơi trung tâm đẹp đẽ, khang trang với một phòng kho 20m2 và hai phòng đọc riêng biệt Phòng đọc cho giáo viên rộng 40m2 đủ cho 25 chỗ ngồi, phòng đọc cho học sinh rộng 50m2 đủ cho 30 chỗ ngồi Kho sách có 5 giá đựng sách và 4 tủ chứa sách gồm: tủ sách mới, tủ sách pháp luật, tủ sách giáo dục đạo đức và tủ sách thiếu nhi Phòng thiết bị riêng biệt rộng 40m2

có 6 giá tranh, 1 kệ trưng bày tranh, 2 tủ chứa thiết bị Tổng số sách trong thư viện gần 6.000 bản sách với trên 500 tên sách các loại Ngoài ra còn có 14 loại báo và tạp chí như Giáo dục thời đại, báo Nhân dân, báo Đà Nẵng, báo Nhi đồng, Vốn tài liệu của thư viện luôn được bổ sung nhờ kinh phí từ ngân sách khoảng 10 triệu đồng/năm

Từ năm 1983 đến nay, thư viện trường luôn phấn đấu và giữ vững danh hiệu thư viện đạt chuẩn cấp thành phố Năm học 2007-2008, thư viện trường đã được Sở GD-ĐT cấp thành phố công nhận là thư viện tiên tiến Để có được như ngày hôm nay, thư viện trường đã thực hiện một số biện pháp về tổ chức và hoạt động, kết hợp với hội đồng giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động thư viện Cụ thể như sau:

1)Biện pháp thứ nhất: Bám sát các văn bản chỉ đạo của nhà nước

- Căn cứ vào quyết định 61, Quyết định 01 của Bộ GD-ĐT, thư viện trường đã tham mưu với Ban giám hiệu kế hoạch về xây dựng cơ sở vật chất Trước hết phải tổ chức tốt kho sách, nâng cấp trang thiết bị như bàn ghế, tủ giá, vốn tài liệu được sắp

Trang 3

sách nghiệp vụ, sách tham khảo) Việc tổ chức kho sách hợp lí đã giúp cho cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng đáp ứng yêu cầu thông tin chính xác với bạn đọc

2)Biện pháp thứ hai: Bổ sung sách báo, trang thiết bị kịp thời

Bổ sung sách báo phải thường xuyên liên tục Dựa vào danh mục sách tham khảo mà Bộ GD-ĐT ban hành, căn cứ vào các phiếu yêu cầu đọc của học sinh, giáo viên, từ đó mà bổ sung sách báo, trang thiết bị cho phù hợp với cấp học, chương trình giảng dạy của thầy, trình độ học tập của trò trong từng năm học

Việc bổ sung vốn tài liệu, trang thiết bị cho thư viện luôn được quan tâm Thư viện luôn tranh thủ sự ủng hộ của nhà trường để thường xuyên điều tra nhu cầu sách, thiết bị trong giáo viên, học sinh Đây là cơ sở để bổ sung sách, báo và trang thiết bị cho thư viện, dự trù kinh phí và huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau: từ nguồn của Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, do nhà trường tự mua theo kế hoạch đã định hoặc huy động sách báo từ học sinh Hàng năm, ngay từ trong hè, các tổ chuyên môn họp bàn, đăng kí các danh mục sách cần mua để tổ thư viện lập danh sách đề nghị Ban giám hiệu xét duyệt Sau khi được sự đồng ý của Ban giám hiệu, nhân viên thư viện cùng tổ chuyên môn, nhân viên tài vụ đi mua Để tránh mua sách ngoài luồng, sách in thiếu, hỏng thư viện thường mua sách ở các hiệu sách của Công ty Sách- Thiết bị trường học Thành phố, nhà sách hay siêu thị sách Ngoài ra, cán bộ thư viện còn theo dõi nhu cầu đọc và nhu cầu thiết bị dạy học của giáo viên ở nhà trường để đề xuất với nhà trường mua một số báo, tạp chí, truyện đọc, thiết bị, băng đĩa giáo khoa phù hợp với giáo viên và học sinh

a) Phong trào góp sách từ các em học sinh:

Để tổ chức được phong trào này ngay từ đầu năm thư viện đã lên kế hoạch cụ thể, chi tiết Đây thực sự là một phong trào có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho chính việc học tập của các em Những cuốn sách do các em đóng góp có thể là mới hoặc đã

Trang 4

được sử dụng, nhưng nó thực sự cần thiết cho các em có hoàn cảnh khó khăn chưa có điều kiện để mua Chính vì vậy, những cuốn sách đó được các em rất coi trọng và gìn giữ khi mượn Với số lượng đầu sách của từng loại không nhiều chỉ 1 đến 2 cuốn nhưng loại sách thì rất đa dạng và phong phú Có nhiều em sau khi góp sách tâm sự:

“Em muốn sau khi ra trường có một cái gì đó làm kỉ niệm cho trường Vì vậy em có một chút đóng góp nhỏ để lại cho những khoá học sinh tiếp bước sau em”.

b)Phong trào đóng góp sách vào tủ sách dùng chung của giáo viên, cán bộ, nhân viên:

Đây là một phong trào do thư viện kết hợp với công đoàn trường phát động, được tổ chức hàng năm, nhằm cổ vũ sự tham gia đóng góp sách và làm phong phú đầu sách vào tủ sách dùng chung của các thầy cô Hình thức phát động phong trào được thông báo qua những cuộc họp hội đồng, họp công đoàn trường và được thông báo trong kế hoạch công tác của trường Tuy số lượng sách đóng góp còn khiêm tốn, song đã thể hiện sự quan tâm của các thầy cô vào phong trào hoạt động chung của nhà trường, đặc biệt là phong trào hoạt động của thư viện để thư viện trường ngày càng phát triển và phục vụ tốt hơn

3)Biện pháp thứ ba: tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sách

Thư viện đã sử dụng các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách như:

a) Tuyên truyền giới thiệu bằng miệng: trong các buổi chào cờ đầu tuần,

trong các buổi sinh hoạt tập thể, các cuộc họp của tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề Gợi mở hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng giáo dục đạo đức nhằm mục đích gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để độc giả tích cực tìm tài liệu đọc sách báo ở thư viện nhà trường

b) Tuyên truyền trực quan: Triển lãm sách, tổ chức cho các em sưu tầm

những câu danh ngôn lời hay ý đẹp về thư viện; sưu tầm tranh ảnh dưới dạng báo

Trang 5

tường, báo ảnh kiểu album; dán theo từng chủ đề để trưng bày trong những ngày sinh hoạt tập thể, treo trong lớp học, phòng đọc, phòng họp hội đồng nhằm mục đích lôi cuốn sự chú ý của thầy giáo và học sinh tới sách báo

c) Ngoài ra, thư viện còn có một hình thức tuyên truyền, giới thiệu khác:

Tuần đầu của năm học mới bố trí cho các em học sinh lớp 1 vào tham quan thư viện một buổi Được trực tiếp cầm cuốn sách, tờ báo đọc, các em tỏ ra rất phấn khởi Ngay sau buổi tham quan tìm hiểu thư viện, nhiều em đến thư viện đăng ký làm thẻ đọc

Tất cả những hình thức tuyên truyền giới thiệu trên giúp cho các loại sách báo

có trong thư viện Thư viện đã duy trì được nề nếp đọc sách báo trong giáo viên và học sinh, quy định cụ thể lịch mượn, đọc cho mỗi khối lớp, cho giáo viên trong trường Lịch mượn, đọc luôn được điều chỉnh vào cuối học kì hoặc vào thời gian ôn thi

4)Biện pháp thứ tư: Tranh thủ sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức và đoàn thể

Ban giám hiệu nhà trường, Chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Ban phụ trách Đội, Hội phụ huynh học sinh để phát huy vị trí, vai trò của mình, phục vụ tốt việc giảng dạy cũng như học tập

Hưởng ứng cuộc phát động của ngành về phong trào sử dụng sách giáo khoa

cũ, nhà trường đã vận động học sinh hiến sách giáo khoa cũ vào cuối năm học và đầu năm học mới hằng năm

Ngoài ra, nhà trường còn vận động các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí bổ sung vốn tài liệu vào thư viện

5)Biện pháp thứ năm: Mở rộng các thành viên trong tổ thư viện

Ngay từ đầu năm học, tổ thư viện trường học được thành lập gồm: một đồng chí hiệu phó(làm tổ trưởng), cán bộ thư viện, bí thư chi đoàn, ban phụ trách đội cùng với 5 đồng chí tổ trưởng chuyên môn Năm học vừa qua, tổ thư viện đã tổ chức nhiều

Trang 6

buổi tuyên truyền, giới thiệu sách rất thành công, tổ chức nhiều cuộc thi với các hình thức đa dạng, phong phú Một trong những sáng tạo độc đáo của thư viện là tổ chức cuộc thi kể chuyện theo sách, giới thiệu sách mới theo chủ đề Điểm đáng chú ý là việc giới thiệu sách mới theo chủ đề đã thu hút được toàn thể giáo viên của 12 trường trong quận Liên Chiểu về tham quan và học hỏi, góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh các hoạt động của thư viện trong toàn quận Hoạt động này còn có tác dụng giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu hoà bình

Ngoài việc giúp thư viện làm chuyên đề, tổ thư viện còn tuyên truyền sách một cách tích cực Tổ thư viện phân công nhau đọc trước những cuốn sách mới, sau đó giới thiệu cho người khác Cứ như vậy, lượng sách được luân chuyển nhiều hơn, số bạn đọc tăng lên nhanh chóng

Tổ công tác thư viện còn là nơi tư vấn tin cậy cho bạn đọc mỗi khi mượn đọc sách và cho cán bộ thư viện mỗi khi bổ sung sách mới Đây là công việc không đơn giản chút nào vì nó luôn đòi hỏi ở người cán bộ thư viện không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, cũng như cập nhật thường xuyên những tin tức hàng ngày

6) Biện pháp thứ sáu: Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học:

Để công tác thư viện thực sự có hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên phải được đặc biệt quan tâm bởi nó giúp ta trả lời được các câu hỏi: Làm gì? Làm thế nào? Vào thời gian nào? Ai làm? Kết quả cần đạt đến đâu?

a) Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất thư viện:

- Lập kế hoạch bổ sung vốn sách báo; mua bổ sung sách báo theo danh mục hàng năm

- Xã hội hoá hoạt động thư viện, tuyên truyền vận động các cơ quan đoàn thể

và quần chúng nhân dân, giáo viên, học sinh tham gia xây dựng cơ sở vật chất, đóng góp tiền của để xây dựng tủ sách, giá sách, tủ mục lục, sách báo tài liệu tham khảo

Trang 7

b) Công tác nghiệp vụ chung hàng tháng:

Cán bộ phụ trách thư viện phải tiến hành : Xử lý kĩ thuật sách báo nhập kho; hàng tuần tổ chức giới thiệu sách hoặc điểm sách mới, sách theo chủ đề ; tổng kết hoạt động trong tháng, công bố kết quả các cuộc thi có tuyên dương khen thưởng

c) Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm, chẳng hạn như:

* Tháng 11: Kết hợp với Đoàn , Đội tổ chức làm báo tường, thi đóng kịch, kể chuyện theo sách

* Thi sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện hay về các anh hùng, chiến sĩ cách mạng trong chiến tranh, trong thời bình và các cựu chiến binh có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến, xây dựng quê hương đất nước Khi thư viện hoạt động đều tay thì mỗi tuần, mỗi tháng đều là đợt thi đua Tháng trước tổng kết đánh giá là nguồn động viên khích lệ học sinh thi đua đọc sách, học và làm theo sách ở tháng sau Có thể nói

những hoạt động thư viện theo từng tháng đã giúp các em có khí thế “Vui mà học, học mà vui” Từ đó chất lượng học tập và đạo đức, phong cách, lối sống của các em

được nâng lên

* KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Nhờ hoạt động có hiệu quả nên trong năm học 2007-2008, thư viện đã đạt được những kết quả nhất định:

* Đối với học sinh: 80% học sinh đã đến thư viện mượn và đọc sách tại chỗ Nhờ đó,

kết quả học tập văn hoá và rèn luyện đạo đức của học sinh ngày càng tiến bộ

* Đối với giáo viên: Tất cả giáo viên trong trường đã đến thư viện mượn sách đọc.

Nhiều giáo viên mượn hàng chục lượt sách, thậm chí có người mượn cả trăm lượt sách mỗi năm Việc đọc đã có tác dụng tốt trong công tác giảng dạy, nâng cao trình

độ chuyên môn của mình Qua hội thi giáo viên giỏi cấp quận các năm, nhiều giáo

Trang 8

viên của trường đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở Nhiều năm liền , trường dẫn đầu về giáo viên giỏi cấp quận

STT

Dẫn liệu theo năm học

Nội dung

Chưa áp dụng kinh nghiệm Đã áp dụng kinh nghiệm 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008

Trong năm học 2008-2009, thư viện nhà trường tiếp tục bổ sung khoảng 300 bản sách các loại; tiếp tục bổ sung thêm hai kệ sách Về công tác tổ chức, thư viện tiếp tục thực hiện các biện pháp nói trên với tinh thần học và làm theo sách; tổng kết một năm xây dựng tủ sách giáo dục đạo đức ở nhà trường; đề xuất nhà trường khen thưởng những học sinh tích cực học tập rèn luyện và tham gia vào hoạt động thư viện nhà trường trong nhiều năm qua Hi vọng, những hoạt động này sẽ tạo tinh thần thi đua mới, nhanh chóng đưa thư viện nhà trường trở thành thư viện xuất sắc

C PHẦN KẾT LUẬN CHUNG

Trang 9

Với những biện pháp mà hiệu trưởng chỉ đạo và cán bộ Thư viện áp dụng trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả rất cao trong công việc hoạt động thư viện nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Để đạt được những kết quả trên, ban chỉ đạo hoạt động thư viện phải làm việc nhiệt tình, say mê trong công việc Người cán

bộ thư viện phải có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ thư viện, luôn luôn có tính sáng tạo, thường xuyên giới thiệu sách và làm tốt công tác phục vụ bạn đọc

Công tác chỉ đạo thư viện phải kịp thời, thường góp ý những thiếu sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ

Từ việc chỉ đạo tốt công tác thư viện, thư viện trường Tiểu học Trần Bình Trọng luôn luôn mở cửa, bạn đọc đến thường xuyên Các hoạt động hội thi như kể chuyện theo sách, hội thi trưng bày đồ dùng dạy học, hội thi giáo viên tự làm và sưu tầm đồ dùng dạy học được học sinh, giáo viên phụ huynh đồng tình, ủng hộ tích cực

* Bài học kinh nghiệm:

- Dù phục vụ qua hình thức tuyên truyền nào, ta cũng phải chú trọng nhiều hơn

về tâm lí các em vì lứa tuổi này còn hiếu động, thích ham chơi hơn là đọc sách Vì vậy ta phải uốn nén các em từ lúc vào các lớp đầu cấp

- Tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho những học sinh trong đội tuyên truyền

- Duy trì thường xuyên các hình thức phục vụ nhằm mở rộng thêm công tác bạn đọc

- Thư viện nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học Chính vì vậy, người làm công tác quản lý xem thư viện là một trung tâm văn hoá của nhà trường luôn cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các sách, báo Chỉ đạo tốt việc giới thiệu sách báo cần thiết của Đảng và Nhà nước Thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh

Trang 10

hoạt thư viện thông qua các hoạt động thư viện phù hợp với chương trình về kế hoạch dạy và học

D KIẾN NGHỊ:

* Đối với Phòng giáo dục - đào tạo:

- Bổ sung thêm nguồn kinh phí cho việc đầu tư thư viện Tiên tiến theo quyết định của Bộ giáo dục

- Dành nguồn kinh phí 30 ưu tiên cho việc mua sách tham khảo và nhi đồng

Ngày đăng: 08/07/2014, 16:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Phụ lục 2: Hình ảnh minh hoạ xử lý tốt quy trình nghiệp vụ thư viện - Một số biện pháp xây dựng thư viện tiên tiến...
h ụ lục 2: Hình ảnh minh hoạ xử lý tốt quy trình nghiệp vụ thư viện (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w