Từ Điện Biên Phủ quân Pháp “có thể bảo vệ được Lào rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đả mất ở Tây Bắc trong năm 1952-1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ
CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ-LỚP SỬ-QP2B MÔN :LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI-
Trang 2Mục lục
I: Thực Dân Pháp xây dưng
tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ.
II:Chủ trương và công tác
chuẩn bị của ta.
III:Diễn biến chiến dịch.
IV:Kết quả và ý nghĩa.
Trang 3I) Thực Dân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ.
1: Pháp đánh chiếm Điện Biên Phủ
• Sau gần 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược
Đông Dương (23-9-1945 đến tháng 5-1953 ), Thực Dân Pháp ngày càng lún sâu vào bị động, hơn 50 vạn quân viễn chinh cùng bù nhìn tay sai đang ngoi ngóp, khốn quẫn giữa biển cả chiến tranh nhân dân Việt Nam và Đông Dương Cuộc chiến tranh đả kéo dài vượt quá sức tưởng tượng của chính khách và
tướng lĩnh Pháp-Mỹ.
• Ngày 7-5-1953 Henri Eugene NaVarre, tướng 4 sao
đang giữ chức vụ tham mưu trưởng của thống chế
Gioăng, tổng tư lệnh các lực lượng khối Bắc Đại Tây Dương (NaTo) thuộc trung âu đóng bản doanh ở Tây Đức, được cử sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy
quân đội viễn chinh Pháp (thay cho tướng Sa lan ) có trách nhiệm “uốn nắn lại tình hình Đông Dương” và
“kết thúc chiến tranh bằng một lối thoát danh dự”.
Trang 4• Sau khi thị sát lại tình hình chiến sự Đông Dương, Na Va cho ra đời kế hoạch mang tên mình với tham vọng
giành được một thắng lợi quyết định về quân sự trong vòng 18 tháng làm cơ sở cho một giải pháp chính trị “ cứu vãn danh dự nước Pháp”.
• Kế hoạch NaVa được triển khai bằng hàng chục
chiến dịch càng quét ở Bắc Bộ, Bình-Trị-Thiên, Lạng Sơn, cuộc rút quân khỏi Nà Sản (8-1953), cuộc hành quân Muette (Hải Âu)
• Từ tháng 10-1953, Na Va ra sức cố gắng phát
hiện và phán đoán hướng tiến công chính của quân đội Việt Nam Theo Na Va có 3 hướng có khả năng bị tấn công :
Đồng Bằng Bắc Bộ.
Miền Nam Đông Dương.
Tây Bắc và Thượng lào, đây là hướng mà bộ chỉ
huy Pháp đặt biệt NaVa rất quan tâm.
Thứ nhất, Tây Bắc là một vùng chiến lược quan
trọng, có được vị trí này sẽ giúp Pháp uy hiếp căn cứ Việt Bắc của ta, che chở cho Thượng Lào.
Thứ hai, Thượng lào là vùng hậu phương an toàn của Pháp, nếu để mất Thượng lào thì hậu quả về quân sự sẽ là một thãm họa trong một vài tháng sau, còn về chính trị sẽ là sự phản ứng đáng sợ của Mỹ.
Trang 5chiếm lại Tây Bắc Việt Nam là điễm mấu
chốt ” và phải giành lấy quyền chủ đông
trước khi quân ta triển khai lực lượng lên Tây Bắc, Đây cũng là “ điểm chiến lược “ chủ yếu của kế hoạch NaVa
• Đang trong tâm trạng lạc quan, NaVa nhận được báo cáo “ đại đoàn 316 đóng quân ở phía nam
Hòa Bình từ ngày 15/11 sẽ di chuyển về xứ Thái, nơi mà nó đả có sẵn một trung đoàn(trung đoàn 176) Dự kiến đại đoàn 316 sẽ đến Tuần Giáo vào khoảng từ ngày 7 đến ngày 11-12-1953” Tin này chứng tỏ hướng tiến công chủ yếu của đối
phương (Việt Minh) trong chiến cuộc Đông Xuân
1953-1954 không phải là Đồng Bằng Bắc Bộ như ông ta và bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở
Đông Dương phán đoán, mà có thể lại chính là
Tây Bắc, và như thế cả Thượng Lào và kinh đô Luông- Pha-Băng đều bị uy hiếp
Trang 6• Suy đi nghĩ lại, cuối cùng NaVa thấy cần phải “đi trước hành động của đại đoàn
316 bằng cách tăng cường hệ thống
phòng ngự bố trí ở Xứ Thái, che chở cho Luông-Pha-Băng”
• Để thực hiện ý đồ đó, ngày 2-11 NaVa
chỉ thị cho tướng Cô Nhi chuẩn bị chiếm đóng Điện Biên Phủ bằng một cuộc hành binh không vận vào trước ngày 1-12 ( tức là khoảng 15 ngày, trước khi đại đoàn 316 có thể đến được
vùng này)
Trang 7Theo đánh giá của NaVa và nhiều nhà
quân sự khác thì Điện Biên Phủ “là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với
chiến trường Đông Dương, mà còn đối với
miền Đông nam Á–một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, đông Thái Lan, đông Miến Điện và cả tỉnh Vân Nam Trung Quốc”
Đó là “một cái chìa khóa để bảo vệ Thượng Lào”, một “bàn xoay”có thể xoay đi tứ phía
Điện Biên phủ lại là một cánh đồng
rộng lớn nhất, đông dân và giàu có nhất
vùng Tây Bắc “lúa gạo của vùng này có thể nuôi sống từ 20 đến 25.000 người trong nhiều tháng” Từ Điện Biên Phủ quân Pháp “có thể bảo vệ được Lào rồi từ đó đánh chiếm lại
các vùng đả mất ở Tây Bắc trong năm
1952-1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt
các sư đoàn chủ lực của đối phương nếu họ
đến đây”
Trang 8• Nava đả nêu lên những ưu điểm của Điện Biên Phủ.
Xa căn cứ hậu phương cùa ta, ta muốn đánh
Điện Biên Phủ thì phải sử dụng một lực lượng
bộ đội khá lớn, phải tổ chức và duy trì những chuyến tiếp tế dài trong thời gian khá lâu
Máy bay oanh tạc của chúng có thể làm tê
liệt hoàn toàn việc chuyển quân và chi viện
quy mô lớn, dài ngày của ta cho chiến trường
Là thung lũng rộng, đường giao thông từ Tuần Giáo đi vào nhỏ hẹp, quân ta chắc chắn không thể vận chuyển pháo binh vào được gần, lại
không thể tiếp cận qua cánh đồng bằng phẳng để tiến công tập đoàn cứ điểm
• Ý định đưa quân lên chiếm đóng Điện Biên Phủ của Na–Va không phải là điều gì mới lạ
Trước đây Sa-Lan đả từng rất mong muốn đưa
quân lên chiếm đóng Điện Biên Phủ, nhưng chưa thực hiện được Tướng Cô-Nhi cũng đẳ đề nghị với Na-Va thực hiện điền đó từ tháng 6-1953,
Cô Nhi cho rằng “muốn dành chủ động phải
chiếm đóng ĐBP”
Trang 9Tuy nhiên Na-Va cũng vấp phải sự phản đối, điển hình là đại tá Ba–Xchi–a–ni, tham mưu trưởng lục quân Bắc Bộ: “ Muốn hay không muốn,
Điện biên Phủ cũng sẽ trở thành một vực
thẳm nuốt các tiểu đoàn của quân viễn chinh Pháp” Cùng với ý kiến phản đối có tính
chiến lược của Ba–xchi–a–ni, các sĩ quan tác
chiến, không quân, hậu cần của bộ tham mưu Bắc Bộ còn đưa ra những khó khăn về chiến thuật, kỷ thuật trong việc nhảy dù chiếm
đóng Điện Biên Phủ và việc phải bảo đảm
tiếp tế bằng đường không cho một căn cứ
lớn và lại ở cách xa miền đồng bằng như vậy Trung tuần tháng 11 – 1953, sự kiện đại đoàn
316 bắt đầu chuyển quân lên miền Tây Bắc đả đồng thời chấm dứt cuộc tranh cãi giữa
các tướng tá Pháp Gạt sang một bên những
ý kiến bất đồng, trong cuộc họp ngày 17 – 11 tại tổng hành dinh quân đội Pháp ở Hà Nội, Na-Va quyết tâm giữ vững ý định thực hiện
cuộc hành quân Ca-Xto chiếm đóng Điện Biên Phủ
Trang 10• Sau khi đả hoàn tất công việc chuẩn bị, ngày 20–11–1953 cuộc hành binh Ca–Xto đánh chiếm Điện biên Phủ chính thức khai diễn, đợt đầu địch thả 2
tiểu đoàn dù xuống khu vực lòng chảo Điện Biên
Phủ, chiều ngày 20 – 11 và các ngày sau, chúng
thả tiếp 4 tiểu đoàn và một đại đội công binh
Cuộc hành quân không gặp trở ngại đả khiến cho các tướng tá Pháp hí hửng, lạc quan.
Đầu thánh 12 – 1953, Na–Va xác minh ngày càng rõ về sự di chuyển của ta thì ý đồ biến Điện Biên Phủ thành một “cái bẫy” đả được Na –Va quyết
định với quyết tâm chiến lược “chấp nhận chiến
đấu ở Tây Bắc, lấy Điện biên Phủ làm một trung tâm phải bảo vệ bằng bất cứ giá nào” Na–Va
muốn xây dựng Điện biên Phủ thành cái “máy
nghiền sản xuất ra chiến thắng và xác chết”,
nhằm “ giam chân và tiêu diệt các đơn vị chủ lực nổi tiếng của Việt Minh”, Chúng dự định chiến thắng
ở Điện Biên Phủ rồi đánh ra thu hồi các vùng mới
bị mất ở Tây Bắc, cuối cùng sẽ mở một cuộc
tấn công đại quy mô từ Đồng bằng đánh lên, từ
Tây Bắc đánh xuống Ngày 3–12–1953, Na–Va chỉ thị cho Cogny phải gấp rút xúc tiến mọi mặt cho việc
xây dựng tập đoàn cừ điểm Điện biên Phủ
Trang 112 Pháp xây dựng tập đoàn
cứ điểm Điện biên Phủ.
• Ngày 5- 12 – 1953, những đơn vị tham gia cuộc hành binh Castor được chuyển thành “ Binh đoàn tác chiến Tây
Bắc “ (Go–No).
• Ngày 8-12-1953, Đại tá Đờ cát-Xtơri chính thức nhận chức tư lệnh tâp đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Theo thống kê của bộ tham mưu Pháp
• Tính về binh lực: Từ ngày 20–11-1953 có 4.545 người đả tăng lên mức cao nhất ngày 7-5-1954 là 16.200
người, cho tới ngày quân ta dự định nổ súng tiến
công, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đả được tăng cường 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh (phần lớn là
các đơn vị tinh nhuệ), 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu
đoàn công binh, 1 đại đội 10 chiếc xe tăng M24 và một đại đội vận tải khoảng 200 ô tô, không quân có một phi đội 12 máy bay thường trực.
• - Về vũ khí;
• Pháp có những loại vũ khí hiện đại nhất ,đặc biệt súng phun lửa, mìn dẹp, mìn na-pan,máy hồng ngoại quan sát bắn đêm…vv.
Trang 12
• Tập đoàn cứ điểm thuong xuyên được cung cấp
2.000 tấn dụng cụ ,lương thực dự trữ.”trung bình hằng ngày có từ 70-80chuyến máy bay từ Hà Nội và
hải phòng lên “ngoài ra pháp còn huy động đến
80% lực không quân ở đông dương cho chiến trường Điện Biên Phủ Tập đoàn Điện Biên Phủ được bố trí thành hệ thống dày đặc 49 cứ điểm, khoanh làm 8 cụm cứ điểm, mỗi cụm mang tên một thiếu nữ
Pháp :
- Về công sự, hầm chỉ huy của Go–No ngay từ
đầu đả được xây đắp khá kiên cố, bảo đảm chịu được đạn cối 120 ly Mỗi cứ điểm đều có những
tuyến chiến hào lượn quanh và giao thông hào nối liền các hầm chỉ huy, hầm đạn, hầm ngủ với nhau, các ụ súng đều được dắp dày 3 mét, bên trên
phủ tấm sắt.
Xung quanh mỗi cứ điểm đều có nhiều lớp rào
dây thép gai vây bọc rộng từ 50 dến 70 mét, ở
những hướng quan trọng, bề rộng của hàng rào
dayy thép gai từ 100 đến 200 mét, lẫn vào trong các hàng rào là các bãi mìn dày đặt Chỉ riêng dây thép gai đả sử dụng tới 3000 tấn.
Trang 13- Về hỏa lực, Địch có thể huy động không quân tại
chổ, hoặc từ Đồng Bằng lên chi viện trực tiếp hay gián tiếp cho Điện Biên Phủ, oanh tạc các trục đường tiếp
tế, hệ thống kho tàng và các lực lượng phía sau của ta.
• - Về pháo lớn, tâp đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có gần 50 khẩu, bố trí thành 2 căn cứ:
Căn cứ Mường Thanh có 1 tiểu đoàn pháo 105, 1 đại đội pháo 155 và 16 cối 120 ly.
Căn cứ Hồng Cúm có một tiểu đoàn pháo 105 Các trận địa của 2 căn cứ này có thể phát huy hỏa lực chi viện cho tất cả các cứ điểm.
• Do được củng cố và tăng cường như vậy nên địch đả huênh hoanh gọi Điện Biên Phủ là “tiền đồn cực
mạnh bảo vệ Phương Tây” là “ chiến tuyến thép của
thế giới tự do “, là “pháo đài bất khả xâm phạm“
Chúng cho rằng trước kia quân ta không đánh được Nà Sản thì nay đối với Điện Biên Phủ vững mạnh hơn
nhiều, chắc chắn là quân ta không thể nào đánh được.
• Trong suốt 5 tháng chuẩn bị, các vị trí ở Điện Biên Phủ đều được nhiều chuyên gia quân sự và dân sự của các cường quốc phương Tây kiểm tra, nghiên cứu kỹ, họ tỏ ra lạc quan tin tưởng Có nhiều quan chức cấp cao đến thăm Điện Biên Phủ như: Bộ trưởng quốc phòng Pháp Plê–Ven, bộ trưởng “các quốc gia liêm kết” Giắc–Kê,
Bộ trưởng chiến tranh Đơ-Sơ-Vi-Nhê,
Trang 14• Tổng tham mưu trưởng Ê-ly, tham mưu trưởng lục
quân B-Lăng, tham mưu trưởng không quân, hải
quân, họ đều tỏ ra kinh ngạc trước sự lớn mạnh của Điện Biên Phủ.
• Ngay thủ tướng Pháp La-Ni-En cũng đưa ra những nhận xét rất lạc quan Còn các báo chí thì đăng
tải các tít lớn: “Điện Biên Phủ, Vedum thứ 2 ở Viễn
Đông” Ngày 4-1-1954 Tướng Cogny trả lời hãng
thông tấn Mỹ U.P: “Tôi mong muốn nhu thế ! pháo binh Việt Minh có thể gây ra phiền toái, nhưng người
ta sẽ làm cho chúng câm họng Pháo phòng
không của Việt Minh sẽ chẳng bao giờ làm ngụp
được Điện Biên Phủ Tướng Giáp bị bắt buộc
phải đánh Oâng ta không thể tiến mạnh ở Lào vì bị một cái nút xuất hiện bịt lại Tôi sẽ làm tất
cả cho Oâng ta ăn bụi, và khiến cho Oâng ta phải
chừa cái ý muốn thực hiện chiến lược quân sự lớn
đi ”(Trích bản tin AP,Up, presse Américaine do phóng viên Ba-re-gun-be, A-len) Tất cả những điều đó
khiến Na-Va yên tâm hơn để tiến hành kế hoạch
Aùt-lăng ngày 20-1-1954 vào Nam Phú Yên hòng
xóa bỏ vùng tự do Liên khu 5 của ta.
Trang 15Bộ trưởng bộ
hoạch
Trang 16II
Chủ trương và công tác chuẩ
n bị của ta:
• 1: Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược
tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ.
• Về phía ta , theo tư tưởng chỉ đạo của Về phía ta
Bác tại hội nghị ở bản Tỉn keo(Viêt Bắc)
mùa thu 1953, chấp hành nghị quyết hội
nghị trung ương lần thứ 4 (tháng 1-1953), chủ trương tác chiến của tổng quân ủy được
thường vụ Bộ Chính Trị thông qua: Dùng bộ phận quân chủ lực, phối hợp với các lực
lượng vũ trang địa phương, mở những cuộc
tấn công lên Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên để xé mỏng lực lượng của địch ra bị động đối phó với ta Như vậy là ngày 15-11-1953 quân chủ lực của ta tiến
lên Tây Bắc chỉ là một phần của kế
hoạch Đông Xuân 1953-1954 nhằm khoét
sâu hơn mối mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực trong kế hoạch Na-Va.
Trang 17• Tập đoàn cứ điểm là hình thái phòng ngự mới của địch xuất hiện để đối phó với sự lớn mạnh của ta Nó xuất hiện ở chiến dịch Hòa Bình
(1951), Nà Sản (1952) và Thượng Lào (1953) Tuy
nhiên để đưa cuộc kháng chiến đi lên thì trình độ của bộ đội ta không dừng lại ở đó Từ khi hình thái mới của địch xuất hiện, ta đả dày công
nghiên cứu, bộ đội ta đả trưởng thành nhanh
chóng cả về mặt chất và mặt lượng như: Tổ
chức, trang bị vũ khí, chiến thuật, kỹ thuật cũng như tinh thần chiến đấu để có thể đánh được
tập đoàn cứ điểm Lực lượng của ta là những đơn
vị chủ lực tinh nhuệ, có tinh thần chiến đấu rất cao, có sự chuẩn bị về mọi mặt, đả trãi qua
huấn luyện về cách đánh tập đoàn cứ điểm,
hơn nữa lại có sự giúp đỡ của đoàn cố vấn
quân sự Trung Quốc
• Ta hơn địch trên hết là có một hậu phương rộng lớn đang hừng hực khí thế cách mạng qua
cuộc vận động giãm tô và cải cách ruộng đất
Do đó việc chi viện, tiếp tế chiến trường tuy rất khó khăn nhưng chúng ta có thể khắc phục được, dễ nắm quyền chủ động khi tác chiến
Trang 18• Nắm vững phương châm của Bộ Chính Trị “ tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt “.
• Trực tiếp tấn công vào tâp đoàn cứ
điểm, tiêu diệt sinh lực địch ngay trong hình thái phòng ngự mới cùa nó và chỉ có thể tiêu
diệt tập đoàn cứ điểm thì mới có thể thay đổi cục diện, mở đường cho quân đội ta tiến lên, cho cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi quan trọng
• Về phía địch; tại Điện Biên Phủ đả có
nhiều thay đổi, chúng ra sức tăng cường lực
lượng, củng cố công sự phòng ngự Tuy nhiên
sau khi Lai Châu, Phong-Xà-Lỳ và lưu vực sông
Nậm Hu lần lượt được quân ta giải phóng thì
Điện Biên Phủ đả hoàn toàn bị cô lập, cách
xa căn cứ tiếp tế của địch hàng trăm km Mọi sự tăng viện, tiếp tế của địch đều dựa vào
đường hàng không, nếu bị triệt phá thì khó duy trì được khả năng chiến đấu, dễ bị xa vào thế
bị động phòng ngự, trong trường hợp lâm nguy
cũng khó lòng rút quân được an toàn
Trang 19• Tinh thần chiến đấu của binh lính địch sẽ bạc nhược, nếu gặp khó khăn, thiếu thốn hoăc thất bại thì tinh thần lại càng sút
kém.
• Địa hình rừng núi và thời tiết sẽ
làm hạn chế những ưu thế của địch về xe tăng, không quân, pháo binh nhưng lại thích hợp với sở trường tác chiến của bộ binh ta.
• Căn cứ vào những khả năng mới của quân đội Việt Nam, vào đặc điểm
của chiến trường Điện Biên Phủ và vào những điều kiện tác chiến trên quy mô
lớn của ta cũng như của địch, từ sự phân tích khách quan, toàn diện đó làm cơ sở
khoa học để ngày 6-12-1953 Bộ Chính Trị hạ quyết tâm chiến lược: Tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ
Trang 20Hồ chủ tịch giao nhiệm vụ
cho Đồng chí
Võ Nguyên Giáp
Bộ chính trị và Trung ương Đảng họp, quyết định mở chiến dịch
Trang 212: Công tác mở chiến dịch
và phương châm chỉ đạo
chiến dịch của ta:
• Sau khi hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở
Điện Biên Phủ, vấn đề quan trọng nhất của ta là phương châm của chiến dịch.
• Ngày 26-11-1953, bộ phận tiền phương của Bộ Tư
Lệnh đi Tây Bắc trước chuẩn bị chiến trường và phương án tác chiến, cùng đi có đoàn cố vấn tham mưu Trung
Quốc (Mai Gia Sinh) Ngày 30-11, đoàn dừng lại một ngày
ở Nà Sản để nghiên cứu chiến thuật “Con nhím” do Sa Lan xây dựng mà ta đả đánh chưa thành công Sau đó cố
vấn Mai Gia Sinh đưa ra 2 phương án: “Chiến thuật moi tim”(oa tâm tạng chiến-đánh nhanh, thắng nhanh) và “chiến thuật bóc vỏ” (bóc bì chiến thuật-đánh chắc, tiến chắc)
• Oâng cho rằng năm ngoái ta thất bại ở Nà Sản do
dùng lối đánh bóc vỏ, nay ở Điện Biên Phủ địch đang
trong trạng thái lâm thời phòng ngự, công sự chưa vững
chắc lại có nhiều sơ hởû phía Tây, ta nên đánh sớm,
đánh nhanh bằng sức mạnh hiệp đồng của bộ binh và
pháo binh,dùng chiến thuật moi tim để tiêu diệt địch Kế hoạch cụ thể như sau :
• - Mở đầu trận đánh bằng một trận pháo kích dữ dội,
làm địch tổn thất về pháo binh và máy bay thường trực.
Trang 22• - Các mũi đột kích bộ binh thọc sâu vào khu trung
tâm của địch, chia cắt đội hình địch, mũi tiến công chủ yếu đánh vào sở chỉ huy theo kiểu “nở hoa trong lòng địch” (trung tâm khai hoa) Ta và địch sẽ giao
chiến cả ngày lẫn đêm trong trạng thái xen kẻ nhau nên địch không dễ dàng bắn trúng đội hình của
mình Hơn nữa ta đang có một tiểu đoàn pháo cao xạ được huấn luyện tốt từ Trung Quốc trở về Từ sự
phân tích tình hình, địa hình, cân nhắc thuận lợi khó
khăn về cách đánh, khả năng hậu cần, cố vấn và thiếu tướng Hoàng Văn Thái đả lựa chọn cách “đánh nhanh thắng nhanh”.
• Ngày 5-1-1954, Đại tướng tổng tư lệnh Võ
Nguyên Giáp cùng trưởng đoàn cố vấn quân sự
Trung Quốc Vi Quốc Thanh lên Tây Bắc Sáng ngày 1-1954, đến Tuần Giáo Đại Tướng được báo cáo tình hình và phương châm tác chiến hoàn toàn trái ngược với dự kiến của tổng quân ủy trình bộ chính trị (6-12- 1953), Đại Tướng triệu tập hội nghị đảng ủy ngay tại sở chỉ huy Thẫm Púa Tại hội nghị tất cả các Đảng ủy và cán bộ đều nhất trí với phương án của cố
12-vấn Mai Gia Sinh vì cho rằng :
• - Quân ta đang sung sức, có trọng pháo và cao xạ lần đầu tiên xuất hiện.
•
Trang 23• - Đánh dài ngày ta sẽ không giải quyết
được vấn đề tiếp tế
• - Về tư tưởng bộ đội ta đang có quyết tâm chiến đấu cao, nếu đánh lâu, ăn uống khổ,
bệnh tật phát sinh thì thế lực và ý chí giãm
sút
• Riêng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp không nhất trí với ý kiến đó, nhưng do lên sau một
tháng nên chua có đủ cơ sở thực tế để thay
đổi phương châm đả được đa số chọn Gửi điện về xin ý kiến Bác và Bộ Chính Trị thì không
kịp, do đó Đại Tướng đồng ý triệu tập hội nghị cán bộ ngày 14-1 để triển khai công tác chuẩn
bị, mặc khác Đại Tướng cũng chỉ thị cục quân báo bám sát tình hình địch báo cáo với Đại
Tướng mỗi ngày 3 lần Ngày 14-1-1954 tại hang Thẫm Púa hội nghị cán bộ chiến dịch phổ
biến công tác chuẩn bị Dự kiến trận đánh sẽ diễn ra trong 2 ngày 3 đêm, giờ nổ súng 17h
ngày 20-1-1954
Trang 24Chuyển từ “ đánh nhanh thắng nhanh” sang
“đánh chắc tiến chắc”.
• Lúc này tình hình địch đả có nhiều thay
đổi, từ 9 tiểu đoàn lên 11 tiểu đoàn, máy
bay địch hàng ngày thả hàng trăm tấn lương thực, đạn dược, vũ khí, dây kẽm gai, cọc sắt
xuống Mường Thanh và Hồng Cúm, Điện Biên Phủ đang dần hiện nguyên hình một tập đoàn cứ điểm khổng lồ.
• Trong khi việc kéo pháo của ta khó khăn vô cùng, phải dùng hàng trăm người kéo tay
từng khẩu pháo nặng hàng tấn qua những
đoạn dốc tới 600 có vực thẳm, mỗi giờ chỉ đi được 150 đến 200m, dự kiến hoàn thành trong 3 đêm, nhưng sau 7 đêm pháo vẫn chưa vào vị trí và thời gian nổ súng phải lùi lại 5 ngày
nhưng vẫn không thể kéo hết pháo vào trận địa.
•
Trang 25Kéo pháo chuẩn bị cho Điện Biên Phủ
Trang 26Mở đường tiến ra Điện Biên Phủ
Trang 27• Đến ngày 24-1, theo những tư liệu chắc chắn mới thu được, hình thành trận địa và
bố trí lực lượng củøa địch đả có một số thay đổi Phía Tây không còn là nơi địch sơ hở
nữa, bởi tại đó chúng mới đóng thêm 2 cứ điểm Phía Bắc đồi Độc lập trước đó chỉ là một vị trí tiền tiêu đả dược tăng cường
thành cứ điểm do một tiểu đoàn chốt giữ
Ở phía Nam Hồng Cúm, nguyên là một cứ
điểm đả được tổ chức thành một cụm cứ
điểm, có sân bay và pháo binh, có thể cùng Mường Thanh ủng hộ lẫn nhau.
• Như vậy, tình hình bố trí lực lượng, trận
địa địch đả thay đổi, yếu tố thời cơ đả qua
đi Sự “ chắc thắng “ có thêm chứng lý để hoài nghi, hơn nữa một chiến sĩ ngày 24-1 bị địch bắt dẫn đến kế hoạch bị bại lộ.