Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 163 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
163
Dung lượng
2,07 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TPHCM KHOA LỊCH SỬ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT VÀ Q TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VỀ PHÍA NAM TRONG CÁC THẾ KỶ XI - XVIII Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ THANH THANH Sinh viên thực hiện : TRỊNH NGỌC THIỆN Khóa 31 (2005-2009) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5 - 2009 Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII Khóa luận tốt nghiệp Trang 2 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn cô Trần Thị Thanh Thanh, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Lịch Sử trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp trong 4 năm học qua để ngày hôm nay em được trở thành một thầy giáo dạy Lịch sử. Các thầy cô là những tấm gương về lao động và tận tụy với học trò mà em sẽ mãi noi theo. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn nhiều bạn trong lớp đã giúp tôi trong việc tìm kiếm tư liệu và cung cấp cho tôi những tư liệu quan trọng, cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh, nhà sách Xưa và Nay đã giúp tôi trong quá trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Được sự giúp đỡ của Thầy Cô và bạn bè, cùng với những nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đề tài “Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII”, xin kính trình Quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn, luận văn này chắc chắn không tránh khỏi có thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự góp ý và chỉ dẫn của Thầy Cô. Em xin trân trọng cảm ơn. Sinh viên Trịnh Ngọc Thiện Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII Khóa luận tốt nghiệp Trang 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tư liệu 4 3. Phạm vi nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Bố cục của luận văn 7 Chương I: CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỶ XI-XVIII 9 1. Các chính sách chính trị - quân sự - ngoại giao 9 1.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV) 9 1.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV) 16 1.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI – XVIII) 19 2. Chính sách kinh tế - văn hóa – xã hội 24 2.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV) 24 2.2. Thời Lê Sơ (thế kỷ XV) 27 2.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI-XVIII) 30 Chương II: QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VỀ PHÍA NAM TRONG CÁC THẾ KỶ XI-XV 35 1. Vùng đất phía Nam 35 1.2. Chiêm Thành…………………………………………………………………… 35 1.2. Thủy Chân Lạp 40 2. Hoạt động quân sự - ngoại giao của Đại Việt 43 2.1. Thời Lý – Trần – Hồ (thế kỷ XI-XIV) 43 2.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV) 50 3. Việc di dân, khai khẩn đất đai và vai trò của nhà nước 57 Chương III: QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VỀ PHÍA NAM TRONG CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII 76 1. Nguyễn Hoàng và con đường về phương Nam 76 2. Hoạt động quân sự, ngoại giao của chính quyền Đàng Trong 80 3. Công cuộc di dân, khai khẩn đất đai và vai trò của nhà nước phong kiến 88 3.1. Chúa Nguyễn và vùng đất Thuận – Quảng 88 3.2. Hôn nhân giữa vua Chân Lạp, vua Chăm Pa và công nương Đại Việt…… 98 3.3. Lương Văn Chánh và vùng đất Phú Yên. 101 3.4. Chúa Nguyễn và trấn Thuận Thành 104 3.5. Nguyễn Hữu Cảnh và vùng Đồng Nai – Gia Định 105 3.6. Di dân người Hoa trên đất Nam Bộ 118 3.6.1. Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên 122 3.6.2. Trần Thượng Xuyên và vùng đất Cù Lao Phố 129 3.6.3. Dương Ngạn Địch và vùng đất Mỹ Tho 132 3.7. Đấu tranh giữ gìn và bảo vệ vùng đất mới 135 KẾT LUẬN 153 Tài liệu tham khảo 161 Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII Khóa luận tốt nghiệp Trang 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt không phải là một đề tài mới. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập vấn đề này. Các công trình nghiên cứu đã đề cập rất nhiều nội dung, nhiều giai đoạn của quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của quốc gia Đại Việt. Gần đây, một cuộc hội thảo khoa học về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn được tổ chức ở Thanh Hóa (tháng 12/2008) cũng góp phần cung cấp thêm tư liệu và nhận định về quá trình này. Cho đến nay, một sự nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ về quá trình này vẫn đang là mối quan tâm, là sự cần thiết đối với những người nghiên cứu và học tập lịch sử. Chúng tôi hy vọng những vấn đề được khóa luận này nghiên cứu và đề cập sẽ góp phần hệ thống hóa những sự kiện cụ thể, cung cấp thêm tư liệu cho cái nhìn tổng quát và đầy đủ về quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt về phía Nam. Việc nghiên cứu tìm hiểu đề tài sẽ giúp tôi bổ sung và mở rộng hiểu biết của bản thân, nâng cao nhận thức về một giai đoạn quan trọng của lịch sử nước nhà, góp phần tích lũy tư liệu giúp ích cho việc giảng dạy sau này, và nhất là được tập dượt nghiên cứu khoa học. Là một người yêu thích tìm hiểu lịch sử, tôi nhận thấy đây là một đề tài hay và có ý nghĩa nên đã quyết định chọn làm đề tài luận văn, và cố gắng trả lời câu hỏi: Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt diễn ra từ đầu đến cuối như thế nào? Chính quyền phong kiến Đại Việt có vai trò như thế nào trong quá trình đó?. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tƣ liệu Trong bối cảnh của Đông Nam Á nói chung và của nước ta nói riêng trong các thế kỷ XI-XVIII, việc mở rộng lãnh thổ, đất đai sinh sống là một nhu cầu tự nhiên, một quy luật của các xã hội, các quốc gia thời tiền hiện đại. Trong điều kiện kinh tế cơ bản là sản xuất nông nghiệp, nhu cầu này được thực hiện qua các hoạt động như khai hoang, lấn biển, mở rộng lãnh thổ, kể cả dùng lực lượng quân sự để thôn tính đất đai. Trong các thế kỷ XI-XVIII, cư dân nước ta có hai hướng mở rộng địa bàn cư trú, khai phá đất đai: đó là hướng về phía biển và hướng về phía nam. Quá trình này luôn có vai trò quan trọng của nhà nước phong kiến. Trong thời đại bấy giờ, sự phát triển lớn mạnh của quốc gia Đại Việt và những cuộc xung đột giữa Đại Việt với các nước láng giềng đang ngày một suy yếu như Ai Lao, Champa, Chân Lạp là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề an ninh biên giới và yêu cầu quốc phòng đòi hỏi chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng cũng cương quyết trước những hành động xâm phạm đến lợi ích quốc gia. Mối quan hệ với các nước liền kề biên giới chủ yếu bao gồm hai nội dung là xung đột và hoà hiếu. Quá trình thụ đắc, quản lý đất đai về phía nam là một quá trình lịch sử, có quy luật, phổ biến trong khu vực, trong tương quan các quốc gia trung đại ở Đông Nam Á. Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề mở rộng lãnh thổ của Đại Việt nhưng những người nghiên cứu và học tập lịch sử vẫn cần có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống và tập trung về toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối của việc mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phía nam. Dưới đây là những công trình, tác phẩm tiêu biểu đã nghiên cứu về vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau và ở từng giai đoạn cụ thể. Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII Khóa luận tốt nghiệp Trang 5 “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh là một công trình nghiên cứu lịch sử về cương vực, địa lý, hành chính Việt Nam qua các đời từ thời Văn Lang – Âu Lạc cho đến thời Nhà Nguyễn. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã có phần nói về sự mở mang lãnh thổ vào Nam qua các đời Lý, Trần, Hồ, Lê. Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng, cung cấp những tư liệu quý về cương vực lãnh thổ của nước ta qua các đời. Cuốn “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang, là một công trình nghiên cứu về vùng đất phía Nam của Đại Việt, về vương quốc Champa và quốc gia Chân Lạp, về vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Tác giả đã dành một phần nói về cuộc Nam tiến của Đại Việt từ thời Nguyễn Hoàng, công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, về quá trình chiếm đất Champa, lấn đất Thủy Chân Lạp, mở đất Gia Định, về nhân vật Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên. Đây là một công trình cung cấp nhiều tư liệu quý, quan trọng về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của nước ta. “Xứ Đàng Trong năm 1621” của Critstophoro Borri cuốn ghi chép về Đàng Trong trong thời gian Critstophoro Borri lưu trú tại đây (năm 1621). 12 chương của cuốn sách tập hợp những ghi chép của Critstophoro Borri về quốc hiệu, vị trí và diện tích, về khí hậu và những đặc tính của Đàng Trong, về đất đai, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của nhân dân… Những ghi chép của ông cung cấp tư liệu về tình hình chính trị, lực lượng quân sự của các chúa Nguyễn, về việc buôn bán thương mại và cai quản hành chính ở một số vùng. Các chương ghi chép về Đàng Trong năm 1621 của Critstophoro Borri là tư liệu lịch sử quan trọng cho ta một cái nhìn tổng quát về mọi mặt của xứ Đàng Trong. Trong Lời bạt của cuốn sách “Xứ Đàng Trong năm 1621” của Critstophoro Borri, Sơn Nam cho rằng cuốn sách “…là tư liệu quý và quan trọng với những chi tiết cụ thể giúp ta hiểu thêm về bối cảnh vùng Quảng Nam – Quy Nhơn, về kinh tế thị trường đã tự phát hơn 50 năm trước khi cảng Cù Lao Phố hình thành ở Biên Hòa” “Quảng Nam qua các thời đại” của nhà văn Phan Du và Ban Tu thư của Đà Nẵng là công trình nghiên cứu về tỉnh Quảng Nam từ khi còn là lãnh thổ của Chiêm Thành đến khi trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt. Đây là một công trình nghiên cứu cung cấp những tư liệu quan trọng về lịch sử hình thành và phát triển của Quảng Nam, nhất là trong giai đoạn lịch sử quan trọng khi vua Lê Thánh Tông lập ra đạo thừa tuyên Quảng Nam (1471), những chuyển biến, phát triển của vùng Thuận Hóa qua thời kỳ các chúa Nguyễn, những sự kiện, biến cố lịch sử đã xảy ra trên vùng đất này. Cuốn “Lịch Sử Champa” của giáo sư Lương Ninh là một công trình nghiên cứu về lịch sử của nước Champa (hay Chiêm Thành), một quốc gia láng giềng ở phía Nam của Đại Việt. Trong công trình của mình, tác giả trình bày về lịch sử nước Champa từ lúc hình thành qua các giai đoạn phát triển, khủng hoảng (Chương 7), những mối quan hệ bang giao, những cuộc xung đột, tranh giành lãnh thổ với nước láng giềng Đại Việt và cuối cùng được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, người Chăm trở thành một dân tộc thành phần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. “Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế -xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18”, Luận án tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Australia của LiTana là một công trình nghiên cứu có giá Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII Khóa luận tốt nghiệp Trang 6 trị về vùng đất phía Nam của Đại Việt trong giai đoạn có nhiều biến động quan trọng. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội của Đàng Trong trong các thế kỷ 17, 18. Đặc biệt trong chương I (Vùng Đất Mới), tác giả đã trình bày về địa thế, cương vực, tư liệu về nước Champa sau năm 1471, cuộc Nam tiến của nhân dân Đại Việt trước thời các chúa Nguyễn, về những người đi tiên phong mở cõi. Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức là tập sách lịch sử-địa lý quý giá tập hợp những ghi chép, nghiên cứu về cương vực, địa giới, quá trình khai hoang phát triển của Trấn Gia Định từ buổi hoang sơ cho đến thời kỳ nhà Nguyễn. Những ghi chép, nghiên cứu của Trịnh Hoài Đức cung cấp cho chúng ta những tư liệu về việc khẩn hoang lập ấp, những chính sách cai quản và khai phá về vùng đất Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên, các tỉnh miền Tây Nam Bộ ngày nay… dưới thời các chúa Nguyễn và thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn. Những ghi chép, nghiên cứu của Lê Qúy Đôn trong “Phủ biên tạp lục” cũng là những tư liệu quý đối với việc nghiên cứu vấn đề. Trong quyển I, Lê Qúy Đôn đã trình bày về lịch sử khẩn hoang, khai phá và khôi phục hai vùng đất Thuận Hóa và Quảng Nam, cũng như về tổ chức bộ máy chính quyền, hệ thống thuế khóa, quan lại, binh lính… ở hai vùng đất này dưới thời các chúa Nguyễn. Tác phẩm “Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ 17 ”của Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, là công trình nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh cũng như những công lao của ông trong công cuộc khai mở vùng đất phía Nam của Đại Việt trong thế kỉ 17. Các chương 3,4,5 là những chương quan trọng nói về Nguyễn Hữu Cảnh trong công cuộc “mở mang miền Nam, bình định và an dân đất Champa” (chương 3), “kinh lược xứ Đồng Nai”(chương 4) và “bình định vùng đất của Chân Lạp” (chương 5). Đây là công trình nghiên cứu cung cấp những tư liệu quan trọng về một trong những nhân vật có công lớn trong việc mở rộng lãnh thổ, khai phá vùng đất mới của Đại Việt. Cuốn “Mạc Thị Gia Phả ” của Vũ Thế Dinh do Nguyễn Khắc Thuần dịch, cung cấp tư liệu trong việc nghiên cứu vùng đất Hà Tiên và dòng họ Mạc, những người tiên phong trong việc mở mang vùng đất cực Nam của tổ quốc. Đọc Mạc Thị Gia Phả, chúng ta biết được những chính sách của họ Mạc trong việc quy tụ dân lưu tán mở đất Hà Tiên như thế nào, chính sách cai trị và mở mang vùng đất mới; về niên đại của sự kiện Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, và thấy rõ được công lao của Mạc Cửu và dòng họ Mạc đối với vùng đất Hà Tiên và sự nghiệp mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn. Bên cạnh đó còn phải kể tới các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt, nghiên cứu về vùng đất duyên hải Miền Trung và vùng đất Nam Bộ được xuất bản trong hai tác phẩm: Duyên hải miền trung Đất và Người (Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh và Tạp chí Xưa và Nay) và tác phẩm Nam Bộ Đất và Người (Tập 1,2,3,4,5) (Hội khoa học Lịch sử Tp Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu có liên quan đến quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt như “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX” và “Lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ” của Huỳnh Lứa; “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” và “Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII Khóa luận tốt nghiệp Trang 7 Giang”… của nhà văn Sơn Nam; “Vùng đất cổ miền Đông Nam bộ” của Vương Liêm, Lược sử vùng đất Nam bộ của Vũ Minh Giang,…Nhiều tác phẩm, công trình biên khảo, công trình nghiên cứu có giá trị đã cung cấp những tư liệu quan trọng và những kiến giải khoa học cho việc tìm hiểu về quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt. 3. Phạm vi nghiên cứu Đây là một giai đoạn quan trọng của lịch sử nước ta, giai đoạn tiếp tục phát triển của xã hội phong kiến Đại Việt. Nước ta bấy giờ là một quốc gia lớn mạnh trong khu vực. Vấn đề được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, và đặc biệt là giai đoạn đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những hoạt động và vai trò của nhà nước Đại Việt trong hai lĩnh vực là quân sự và ngoại giao, gắn liền với việc mở rộng lãnh thổ của nước ta. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, so sánh, đối chiếu các sự kiện, nội dung lịch sử, thực hiện sưu tầm, phân loại tư liệu theo nội dung, lập phiếu nghiên cứu tư liệu, đối chiếu tư liệu với nhau để rút ra những kết luận. Cuối cùng tiến hành ghép các phiếu nghiên cứu, chỉnh sửa nội dung, toàn văn khóa luận. 5. Bố cục của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Chính quyền Đại Việt trong các thế kỷ XI-XVIII 1. Các chính sách chính trị - quân sự - ngoại giao 1.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV) 1.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV) 1.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI-XVIII) 2. Các chính sách kinh tế - văn hóa – xã hội 2.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV) 2.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV) 2.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI-XVIII) Chương 2. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XV 1. Vùng đất phía nam của Đại Việt 1.1. Chiêm Thành 1.2. Thủy Chân Lạp 2. Hoạt động quân sự - ngoại giao của Đại Việt 2.1. Thời Lý – Trần – Hồ (thế kỷ XI-XIV) 2.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV) 3. Công cuộc di dân, khai khẩn đất đai và vai trò của nhà nước Chương 3. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XVI-XVIII 1. Nguyễn Hàng và con đường về phương Nam 2. Hoạt động quân sự, ngoại giao của chính quyền Đàng Trong 3. Việc di dân, khai khẩn đất đai và vai trò của nhà nước 3.1. Chúa Nguyễn và vùng đất Thuận Quảng 3.2. Hôn nhân giữa vua Chân Lạp, vua Chăm Pa và công nương Đại Việt 3.3. Lương Văn Chánh và vùng đất Phú Yên Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII Khóa luận tốt nghiệp Trang 8 3.4. Chúa Nguyễn và trấn Thuận Thành 3.5. Nguyễn Hữu Cảnh và vùng đất Đồng Nai – Gia Định 3.6. Di dân người Hoa trên đất Nam Bộ 3.6.1. Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên 3.6.2. Trần Thượng Xuyên và vùng đất Cù Lao Phố 3.6.3. Dương Ngạn Địch và vùng đất Mỹ Tho 3.7. Quá trình đấu tranh giữ gìn và bảo vệ vùng đất mới Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII Khóa luận tốt nghiệp Trang 9 Chƣơng I CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỶ XI-XVIII 1. Các chính sách chính trị - quân sự - ngoại giao 1.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV) Về chính trị Thế kỷ X đánh dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc ta. Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt gần một ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, khôi phục nền tự chủ, độc lập. Dân tộc ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng, phát triển và bảo vệ quốc gia quân chủ độc lập thống nhất. Trong các thế kỷ X-XV, nước Đại Việt phát triển và hưng thịnh, trở thành một nước hùng mạnh trong khu vực. Bộ máy hành chính từ trung ương tới địa phương ngày càng được hoàn thiện và củng cố. Bộ máy nhà nước trung ương tập quyền ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ và đạt tới mức hoàn chỉnh dưới thời Lê sơ. Trong giai đoạn từ thời Lý (1009-1225) đến thời Hồ (1400-1407), trong bộ máy nhà nước, vai trò của tầng lớp quý tộc ngày càng quan trọng. Thời Lý, vua là người nắm mọi quyền hành, đứng sau các đại thần là đội ngũ quan lại gồm hai ban văn và võ. Ban Văn có thượng Thư, Tả Hữu Tham Tri, Phủ Sĩ Sư…Ban Võ có Đô Thống, Nguyên Soái, Tổng Quản… cả nước được chia là 24 lộ, dưới lộ là các phủ, châu, huyện, xã. Tại các lộ, phủ, huyện xã đều có đặt các chức quan cai quản. Các vùng miền núi đều nhận được sự quan tâm và chú trọng của triều đình vì đây là nơi có vị trí chiến lược trong việc duy trì, ổn định biên cương của đất nước. Tại những nơi này, các chức quan cai quản được giao cho các tù trưởng địa phương nắm giữ, theo chế độ cha truyền con nối. Dưới triều Trần (1225-1400), hệ thống hành chính của nước ta đã tương đối hoàn chỉnh, tình hình trong nước ổn định, nhân dân có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc. Thời kỳ này, nhà Trần đã cho hợp các lộ nhỏ lại, chia cả nước thành 12 lộ. Bộ máy nhà nước được tổ chức giống Nhà Lý nhưng quy củ và chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn với cơ cấu các cơ quan chức năng như Bộ, Các, Sảnh, Cục…, trong đó quý tộc họ Trần nắm những chức vụ quan trọng nhất. Năm 1225, vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, triều đại nhà Lý (1009-1225) đến đây chấm dứt, một triều đại mới được thành lập - triều đại Nhà Trần (1225 – 1400). Nhà Trần vừa được thành lập đã gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là tình hình loạn lạc thời cuối Lý. Với tài năng của Trần Thủ Độ cùng các tướng lĩnh, vua quan nhà Trần đã dần dẹp yên được các cuộc nổi loạn. Đất nước bước vào giai đoạn thái bình, phát triển thịnh vượng. Sức mạnh của quốc gia và khối đoàn kết toàn dân đã làm nên những chiến thắng oanh liệt trước quân xâm lược Mông Nguyên, củng cố được chính quyền vững mạnh. Nhưng vào cuối triều Trần, thời các vua từ Trần Dụ Tông trở đi, đời sống nhân dân không được chăm lo cải thiện, nạn đói do thiên tai mất mùa thường xuyên xảy ra. Các cuộc nổi dậy đấu tranh của nông dân nổ ra nhiều nơi trong cả nước. Tiêu biểu là Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII Khóa luận tốt nghiệp Trang 10 các cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở vùng Hải Dương (1344-1360), cuộc nổi dậy do Tề phát động ở vùng Lạng Sơn năm 1354, cuộc nổi dậy do Ngô Bồ chỉ huy ở vùng Bắc Giang năm 1378, cuộc nổi dậy của Hồ Vệ ở vùng Nghệ An năm 1381.v.v… Cuối thế kỉ XIV, triều đại nhà Trần bắt đầu suy yếu, các vị vua lúc này không còn được anh minh như thuở đầu, đời sống nhân dân khổ cực vì quan lại tham nhũng, lộng hành. Tháng 3 năm 1400, Hồ Quý Ly sau một quá trình chuẩn bị lực lượng, nhờ vào quan hệ ngoại thích với vua Trần, đã giành ngôi vua, tự lập hoàng đế. Triều Hồ được dựng lên. Hồ Quý Ly đổi gọi nước ta là Đại Ngu. Tồn tại chưa đầy 7 năm, cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược bị thất bại, nước ta lại rơi vào ách đô hộ của chế độ phong kiến nhà Minh. Trong thời Lý-Trần-Hồ, các bộ luật được biên soạn và ban hành, thể hiện vai trò cai trị, quản lý của nhà nước phong kiến Đại Việt. Bộ luật Hình Thư thời nhà Lý, bộ Quốc triều thông chế và Hình luật thời nhà Trần, bộ Đại Ngu hình luật và Đại Ngu quan chế thời Hồ ra đời phản ánh sự phát triển của các triều đại phong kiến ở nước ta bấy giờ. Luật pháp là cơ sở, công cụ để các triều đại duy trì và bảo vệ quyền lực của mình. Sự ổn định của đất nước là điều kiện quan trọng để phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước. Cuộc sống của nhân dân ngày càng được no đủ, đất nước ngày một hưng thịnh, lớn mạnh. Đây là giai đoạn các triều đại Lý, Trần, Hồ rất quan tâm và chú trọng đến việc bình ổn các vùng đất sinh sống của người dân tộc thiểu số, nhất là ở những vùng biên cương phía Bắc, nhằm ổn định tình hình đất nước, bảo vệ biên giới lãnh thổ. Tại những vùng xa xôi này, bộ máy chính quyền của nhà nước vẫn chưa ảnh hưởng sâu đậm và chưa chi phối được bộ máy hành chính địa phương. Chính quyền ở các châu, huyện miền núi thực tế vẫn nằm trong tay tầng lớp thống trị người địa phương. Các triều vua phong kiến Đại Việt đã dùng những chính sách đôi lúc “mềm dẻo” qua các cuộc hôn nhân, nhượng bộ quyền lợi tại địa phương cho họ. Tiêu biểu như việc “Lý Công Uẩn gả con gái cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu là Giáp Thừa Quý. Thừa Quý đã đổi ra họ Thân và được làm châu mục Lạng Châu. Con Thừa Quý là Thân Thiệu Thái nối cha tiếp tục làm châu mục Lạng Châu và năm 1029 lấy công chúa Bình Dương, con Lý Thái Tông” 1 . Nhưng cũng cương quyết trong việc ràng buộc tầng lớp thống trị miền núi và lúc cần thiết cũng phải dùng biện pháp trấn áp bằng lực lượng quân sự để bảo vệ sự thống nhất, bình yên cho đất nước. Trong mỗi triều đại, đã xảy ra nhiều cuộc nổi dậy đấu tranh của các tù trưởng dân tộc ít người. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao, Nùng Tồn Phúc thời Lý. Nhờ đó mà vùng đất biên cương của đất nước được duy trì ổn định, góp công lớn vào các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Về quân sự Quân sự là một lĩnh vực quan trọng đối với mỗi triều đại phong kiến, là công cụ để duy trì ổn định trong nước, bảo vệ đất nước khi giặc ngoại xâm. Các triều đại phong kiến ở nước ta trong giai đoạn này chú trọng quan tâm và xây dựng cho mình một lực 1 Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1). Nhà xuất bản Giáo dục, 2005, tr 132 [...]... Độ Nếu so với lịch sử nước ta thì có thể thấy Champa có lịch sử sớm hơn nước ta 8 thế kỷ Tới thế kỷ X nước ta mới giành được độc lập và bắt đầu xây dựng bộ máy chính quyền đất nước 12 Dẫn theo Tô Nam, Đồ Bàn thành ký Tạp chí Sử - Địa, số 20, năm 1970, tr 235 Dẫn theo Tô Nam, Đồ Bàn thành ký Tạp chí Sử - Địa, số 20, năm 1970, tr 236 14 Dẫn theo Nguyễn Đăng Thục, Nam tiến Việt Nam Tạp chí Sử - Địa, số... Ngoài và chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong Những lợi ích tích cực từ việc mở rộng quan hệ với nước ngoài cũng mang tới sự thay đổi trên lĩnh vực kinh tế, xã hội của nước ta bấy giờ Ở Đàng Trong, việc mở rộng giao thương với bên ngoài đã tạo đi u kiện cho sự hình thành và phát triển của nhiêu thương cảng nổi tiếng như: Hội An, Thị Nại, Nước Mặn, Nông Nại, Mỹ Tho, Bến Nghé, Hà Tiên…Nhưng chính quyền Đại... sách quan trọng về ruộng đất và phát triển kinh tế đất nước Trong nông nghiệp nhà nước thực hiện các chính sách như chính sách quân đi n, chính sách lộc đi n, lập quốc khố và đồn đi n Nhà nước thực hiện triệt để chính sách khuyến nông, đê đi u được xây dựng và tu bổ, kênh đào được khơi ngòi, nạo vét Hàng năm tất cả quân lính, thợ thủ công của nhà nước và phu dịch trong hoàng cung thay nhau về sản xuất... một giai đoạn mà các nước khác trong khu vực khác cũng đang muốn khẳng định vị thế của từng quốc gia đã làm xuất hiện những cuộc xung đột, chiến tranh giữa các quốc gia phong kiến Bối cảnh lịch sử, tình hình mọi mặt của nước ta và chính sách nội trị, ngoại giao của các vương triều Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII có một số đặc đi m sau: Sau khi vương triều Lý được thành lập, nước Đại Việt bắt đầu... Lâm Ấp”12 Còn theo Minh sử viết trong mục Liệt truyện, nước Chiêm Thành thời cổ là đất đai nước Việt thường, đời Tần thuộc huyện Lâm Ấp của Tượng Quận, đời Hán gọi là Tượng Lâm, cuối đời Hán gọi là nước Lâm Ấp”13 Còn theo An Khê khảo lịch sử Trung kỳ thì Nước Chiêm Thành trước kia thuộc về đời Hán thì chỉ là một huyện Tượng châu, đến đời Tấn đời Đường thì gọi là Lâm Ấp, ở từ quận Nhật Nam vào cho... các nước láng giềng Ai Lao, Champa, mối quan hệ của các triều đại Đại Việt là quan hệ giữa nước mạnh với nước nhỏ yếu Nước mạnh muốn thống trị nước yếu Trong đó Đại Việt ngày một phát triển lớn mạnh và ngày càng khẳng định được uy thế của một nước lớn trong khu vực, còn Ai Lao, Champa vẫn chỉ là những nước nhỏ yếu, chịu thần phục Các cuộc chiến tranh giữa Đại Việt với Ai Lao và Champa đã nói lên đi u... của hai nước Quan hệ hòa hảo giữa Đại Việt và Champa được duy trì suốt một thời gian dài sau đó, nước Champa ngày một suy yếu, chịu thần phục và cống nạp hàng năm cho Đại Việt 1.3 Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI – XVIII) Về chính trị Đây là giai đoạn nước Đại Việt có nhiều chuyển biến lớn về tình hình kinh tế, chính trị, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nước ta, nhất là trong việc mở rộng... bảo vệ được đất nước trước những hành động xâm lược, quấy phá từ bên ngoài Đất nước phát triển, nhu cầu về an ninh quốc phòng củng trở nên quan trọng hơn, có tác động nhất định đến chính sách đối ngoại của triều Lê với các nước lân bang Đó là mối quan hệ hòa hiếu với nước lớn (nhà Minh), thị uy với nước nhỏ (Ai Lao, Bồn Man, Chiêm Thành) Những thắng lợi trong các cuộc xung đột với nước láng giềng và... nhằm khai hoang, mở rộng đi n tích đất sản xuất nông nghiệp Chính sách khẩn hoang đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp Chính quyền họ Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách như: cho quan lại đứng ra chiêu mộ dân đi khai hoang, lập ấp; sử dụng quân đội đồn trú để khẩn hoang; lợi dụng di thần và bình sĩ nhà Minh; cho phép và tạo đi u kiện cho nhân dân vùng Thuận Quảng đứng ra chiêu mộ dân đi khai khẩn các... Hình Thư thời Lý và Hình Thư thời Trần và một số bộ luật của Trung Quốc Bộ luật có tất cả 721 đi u, được chia làm 6 quyển, gồm 16 chương Đây là một công trình lập pháp lớn và tương đối hoàn chỉnh, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử pháp quyền của nước ta Việc nhà nước sử dụng pháp luật vào quản lý đất nước đã cho thấy sự phát triển đến mức hoàn chỉnh, thịnh trị của Đại Việt dưới thời Lê sơ Năm . XVIII, XIX” và Lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ” của Huỳnh Lứa; Lịch sử khẩn hoang miền Nam” và “Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ. tương đối hoàn chỉnh, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử pháp quyền của nước ta. Việc nhà nước sử dụng pháp luật vào quản lý đất nước đã cho thấy sự phát triển đến mức hoàn chỉnh, thịnh. biến cố lịch sử đã xảy ra trên vùng đất này. Cuốn Lịch Sử Champa” của giáo sư Lương Ninh là một công trình nghiên cứu về lịch sử của nước Champa (hay Chiêm Thành), một quốc gia láng giềng