Nói thêm về quyền của các cổ đông trong công ty đại chúng Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cổ đông cần bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cổ đông cần bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình. Sau khi nhận được rất nhiều ý kiến từ các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư phản ánh về việc phát hành cổ phiếu thưởng, chào bán cổ phiếu cho cổ đông của một số các công ty cổ phần (bao gồm các công ty đang niêm yết và các công ty đại chúng chưa niêm yết) không phù hợp với Luật Doanh nghiệp và quy chế quản trị công ty, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có ý kiến chính thức về việc này. Theo quan điểm của Ủy ban, công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và có đủ nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính gần nhất có xác nhận của kiểm toán. Về vấn đề phát hành cổ phiếu thưởng, công ty đại chúng phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ phải được đại hội đồng cổ đông thông qua và có đủ nguồn thực hiện từ các nguồn: quỹ đầu tư phát triển, quỹ thặng dư vốn (phần vốn công ty cổ phần được hưởng theo chế độ), lợi nhuận tích luỹ và quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân hàng. Trường hợp thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để thực hiện dự án đầu tư thì công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau ba năm kể từ khi dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng. Trường hợp thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu phát hành thêm thì công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau một năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành. Riêng vấn đề phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty, công ty đại chúng trong quá trình phát hành phải đảm bảo các điều kiện: có chương trình lựa chọn kế hoạch phát hành cổ phiếu được đại hội đồng cổ đông thông qua, tổng số cổ phiếu phát hành theo chương trình không được vượt quá 5% vốn cổ phần đang lưu hành của công ty, hội đồng quản trị phải công bố rõ các tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình, nguyên tắc xác định giá bán và thời gian thực hiện. Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện quy chế quản trị công ty đối với các công ty có chứng khoán niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007: “Cổ đông không được tham gia bỏ phiếu trong trường hợp mua cổ phần của cổ đông đó hoặc của người có liên quan tới cổ đông đó”. Và khoản 4 Điều 23 Quy chế quản trị công ty ban hành theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007; “Thành viên hội đồng quản trị không được biểu quyết đối với các giao dịch mà thành viên đó hoặc người có liên quan đến thành viên đó tham gia, kể cả trong trường hợp lợi ích của thành viên hội đồng quản trị trong giao dịch này chưa được xác định và cho dù đó là lợi ích vật chất hay phi vật chất ”. Đối với các công ty cổ phần đại chúng, đề nghị thực hiện quy chế quản trị công ty theo Luật Doanh nghiệp. Cũng theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong trường hợp nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của hội đồng quản trị vi phạm pháp luật, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. . Nói thêm về quyền của các cổ đông trong công ty đại chúng Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cổ đông cần bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cổ đông. đông của một số các công ty cổ phần (bao gồm các công ty đang niêm yết và các công ty đại chúng chưa niêm yết) không phù hợp với Luật Doanh nghiệp và quy chế quản trị công ty, Ủy ban Chứng. chính thức về việc này. Theo quan điểm của Ủy ban, công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua