1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" pps

69 664 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 404 KB

Nội dung

Trước hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Thạc sỹ Đỗ Thanh Hà, cũngnhư sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ Công ty Cao su Sao vàng Hà Nộ

Trang 1

Luận Văn

Đề Tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội

Trang 2

Mục lục

CHƯƠNG I 5

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI 5

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội 5

2 Các hoạt động của Công ty 6

3 Cơ cấu tổ chức của công ty 7

II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 11

1 Những đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 11

1.1 Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ 11

1.2 Tình hình nguyên vật liệu 14

1.3 Đặc điểm về vốn của công ty 14

1.4 Đặc điểm về lao động 17

1.5 Đặc điểm về sản xuất của công ty 18

1.6 Đặc điểm về sản phẩm - thị trường - khách hàng 18

2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 20

2.2 Hiệu quả sử dụng vốn 22

2.3 Hiệu quả sử dụng nhân lực 24

Chương III 27

II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cao su Sao Vàng 28

III Những kiến nghị với Nhà nước 34

KẾT LUẬN 35

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Cho đến nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước đã được hơn 10 năm, phải nói rằng 10 năm qua là mộtkhoảng thời gian đầy khó khăn và thử thách đối với các doanh nghiệp Nhànước vốn đã quen với cơ chế bảo hộ của Nhà nước, nay phải chịu sự sàng lọc

ra một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam Cơ chế thịtrường nếu biết vận hành tốt sẽ phát huy được các mặt tích cực, nhưng nócũng đặt ra một yêu cầu: cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước phải thực sựđổi mới cho phù hợp với tình hình mới Chuyển sang cơ chế thị trường đồngnghĩa với Nhà nước đã chuyển giao cho các doanh nghiệp Nhà nước nhữngquyền lợi to lớn và gắn liền với nó là những trách nhiệm nặng nề khi sự hỗ trợcủa Nhà nước còn rất ít

Những vấn đề thường xuyên đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong hoàncảnh hiện nay là: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Những nhu cầu của họ

là gì? Khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ haykhông? Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới khách hàng và nhu cầu của

họ vì mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, khách hàng là yếu tố giúpdoanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì doanh nghiệp phải tiến hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả ở mức cao nhất Chính

vì vậy, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề đặt ra hết sức cầnthiế cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và ở Công ty Cao suSao vàng Hà Nội nói riêng Trước hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Thạc sỹ Đỗ Thanh Hà, cũngnhư sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội, em

đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp về: "Một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội".

Trang 4

Luận văn được chia làm 3 chương:

Chương I: Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh củaCông ty Cao su Sao vàng Hà Nội

Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội

Trang 5

CHƯƠNG I

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội

Nhà máy Cao su Sao vàng được khởi công xây dựng ngày 22 tháng 12năm 1958 trong tổng thể khu công nghiệp Thượng Đình (gồm 3 nhà máy Cao

su Sao vàng - Xà phòng Hà Nội - Thuốc lá Thăng Long) và chính thức khánhthành vào ngày 23/5/1960 Toàn bộ công trình xây dựng cũng như trang thiết

bị máy móc được Chính phủ Trung Quốc viện trợ không hoàn lại Đây là xínghiệp quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất và duy nhất sản xuất săm lốp ô tôcủa ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su của miền Bắc Việt Nam

Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế quan liêu bao cấp (1960-1987)nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao động tăng khôngngừng, song sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, bộ máy gián tiếp cồngkềnh, hoạt động kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp, đời sốnggặp nhiều khó khăn

Năm 1988 - 1989, nhà máy thực hiện chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang

cơ chế thị trường Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần sáng tạo,đoàn kết, nhất trí, nhà máy đã dần dần thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và

đi vào sản xuất ổn định Từ năm 1990, thu nhập của người lao động tăng lên,nhà máy đã từng bước hoà nhập được với cơ chế mới

Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình làmột doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu và các khoảnnộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, thu nhập cũng như đời sống vănhoá, tinh thần của người lao động không ngừng được cải thiện

Trang 6

Ngày 27/8/1992, Bộ Công nghiệp Nặng đã ra quyết định số 645/CNNgđổi tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng và ngày 1/1/1993 nhà máychính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty Cao su Sao vàng Ngày5/5/1993 theo quyết định số 215 QĐ/TCNĐT của Bộ Công nghiệp cho thànhlập lại doanh nghiệp Nhà nước để chuyên môn hoá đối tượng quản lý, ngày20-12-1995, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 835/TTg và NĐ02/CPngày 21-1-1996 phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công tyhoá chất Việt Nam… Do vậy, Công ty Cao su Sao vàng được đặt dưới sựquản lý trực tiếp của Tổng Công ty hoá chất Việt Nam.

- Tên giao dịch Việt Nam: Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội

- Tên giao dịch quốc tế: SaoVang Rubber Comapany

- Trụ sở chính: 231 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội

2 Các hoạt động của Công ty

* Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cao su Sao vàng

Trực tiếp sản xuất và tổ chức tiêu thụ săm lốp, các loại sản phẩm từ caosu

Nghiên cứu, nắm vững nhu cầu thị trường trong và ngoài nước trongmỗi thời kỳ để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp

Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệmcác nguồn vốn

Thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức, đơn vị kinh doanh trong

và ngoài nước để mở rộng, phát triển thị trường

Chấp hành nghiêm chỉnh luật kinh tế và các chế độ quản lý kinh tế củaNhà nước

Quản lý cán bộ công nhân viên của xí nghiệp theo chế độ của Nhà nước

và sự phân cấp của công ty Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhânviên, nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của công ty

* Quyền hạn của công ty

Trang 7

Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh phù hợp với quy mô và địnhhướng phát triển của công ty.

Mở rộng thị trường và đa dạng sản phẩm

Có tư cách pháp nhân và có tài khoản tại ngân hàng

* Các sản phẩm của công ty hiện nay

Lốp xe đạp: gồm có 4 loại

3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ và cấp trên giao, việc tổ chức xâydựng bộ máy quản lý của công ty phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh và đòi hỏi đáp ứng được nhu cầu về mặt nhân lực cũng như chất lượngsản xuất kinh doanh của đơn vị

Trang 8

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội

P Kế hoạch - Vật tư

P Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm

P Điều độ

P Tổ chức Hành chính

P Tài vụ

P Quân

sự - Bảo vệ

P Xây dựng Cơ bản

P Đời sống

P Kế hoạch Thị trường

Phòng XNK

XN Cao su

số 1 XN Cao su số 2 XN Cao su số 3 XN Năng lượng XN Cơ điện XN thiết kế nội bộ,

VSCN

XN Cao su Thái Bình Xuân HòaXN Pin Thương XN

mại Tổng

P Kỹ

thuật Cơ

năng

Trang 9

- Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động sảnxuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty.

- 5 phó giám đốc giúp việc trực tiếp cho giám đốc, trong đó:

Phó giám đốc sản xuất: phụ trách khối sản xuất

Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách khối kỹ thuật

Phó giám đốc kinh doanh : phụ trách khối kinh doanh

Phó giám đốc xuất nhập khẩu: phụ trách về đối ngoại

Phó giám đốc xây dựng cơ bản: phụ trách vấn đề xây dựng cơ bản trongcông ty

Các phòng ban chức năng:

• Phòng kỹ thuật cơ năng: chịu trách nhiệm toàn bộ kỹ thuật, côngnghẹe sản xuất các sản phẩm cao su, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới theoyêu cầu của thị trường

• Phòng kỹ thuật cao su: chịu trách nhiệm toàn bộ kỹ thuật, công nghệsản xuất các sản phẩm cao su, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới theo yêu cầucủa thị trường

• Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các mẻ luyện, kiểm trachất lượng các sản phẩm nhập kho

• Phòng xây dựng cơ bản: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp,các đề án đầu tư theo chiều rộng, chiều sâu, theo kế hoạch đã định trình dự ánkhả thi về kế hoạch xây dựng, phụ trách xây dựng cơ bản

• Phòng tổ chức hành chính: tổ chức quản lý nhân sự, lập kế hoạch tiềnlương, tiền thưởng, và thực hiện quyết toán hàng năm, giải quyết chế độ chínhsách cho người lao động, tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc cho người lao động,

tổ chức các hoạt động, thi đua khen thưởng, kỷ luật và công tác

• Phòng điều độ: đôn đốc, quan sát tiến độ sản xuất kinh doanh điều tiếtsản xuất có số liệu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để công ty có phương ánkịp thời

Trang 10

• Phòng tài chính kế toán: giải quyết toàn bộ các vấn đề về hạch toánhàng năm.

• Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: nhập vật tư hàng hoá cần thiết màtrong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chất lượng chưađạt yêu cầu xuất khẩu sản phẩm của công ty

• Phòng kế hoạch vật tư: lập, trình duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanhhàng tháng, hàng năm, mua sắm vật tư thiết bị cho sản xuất kinh doanh

• Phòng tiếp thị bán hàng: tiếp thị sản phẩm và làm công tác tiếp thịquảng cáo

• Phòng quân sự bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản, vật tư hàng hoácũng như con người trong công ty, phòng chống cháy nổ, xây dựng và huấnluyện lực lượng dân quân tự vệ hàng năm

• Phòng đời sống: khám chữa bệnh cho công nhân viên, thực hiện kếhoạch phòng dịch, sơ cấp các trường tai nạn, bệnh nghề nghiệp…

Quá trình sản xuất các sản phẩm của Công ty Cao su Sao vàng được tổchức ở 4 xí nghiệp sản xuất chính, chi nhánh cao sư Thái Bình, nhà máy pin,cao su Xuân Hoà và một số xí nghiệp phụ trợ

• Xí nghiệp cao su số 1: chuyên sản xuất săm lốp xe máy, băng tải,gioăng cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn, ống cao su…

• Xí nghiệp cao su số 2: chuyên sản xuất lốp xe các loại, ngoài ra còn

có phân xưởng sản xuất tanh xe đạp

• Xí nghiệp cao su số 3: chuyên sản xuất các loại săm xe đạp

• Chi nhánh cao su Thái Bình: chuyên sản xuất săm lốp xe đạp (phầnlớn là săm lốp xe thồ) nằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình

• Nhà máy pin - cao su Xuân Hoà: sản xuất pin khô mang nhãn hiệu

"con sóc", ắc quy, điện cực, chất điện hoá học và một số thiết bị điện nằm tạitỉnh Vĩnh Phúc

Các đơn vị sản xuất phụ trợ:

Trang 11

• Xí nghiệp năng lượng: có nhiệm vụ cung cấp hơi nén, hơi nóng vànước cho các đơn vị sản xuất kinh doanh chính cho toàn công ty.

• Xí nghiệp cơ điện: cung cấp điện máy, lắp đặt, sửa chữa về điện chocác xí nghiệp và toàn công ty

• Phân xưởng kiến thiết nội bộ và vệ sinh công nghiệp: có nhiệm vụ xâydựng và kiến thức nội bộ, sửa chữa các tài sản cố định và làm sạch các thiết bịmáy móc

• Nhà máy cao su Nghệ An: chuyên sản xuất săm lốp xe máy các loại

II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG

1 Những đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1.1 Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ

Trang 12

Bảng 1: Một số máy móc thiết bị chủ yếu của công ty

STT Tên máy móc thiết bị Năm đưa vào sử dụng Nước sản xuất

1 Máy luyện các loại 1960,1975,1992 Trung Quốc, Liên Xô, Đài Loan

2 Máy cán các loại 1971,1976,1983 Trung Quốc

3 Máy thành hình lốp 1975,1995,1996,1999,2000 Trung Quốc, Đài Loan

4 Máy định hình 1989,1999 Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam

5 Máy lưu hoá các loại 1965,1987,1993,1999,2000 Liên Xô, Trung Quốc, Đài Loan,

Việt Nam

6 Máy đột, dập tanh 1976,1979,1993 Việt Nam

7 Máy cắt vải 1973,1977,1990,2000 Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan

8 Máy nén khí 1992,1993,1996,2000 Việt Nam, Mỹ, Thuỵ Điển, Bỉ

9 Các loại khuôn 1971,1993,1996 Đài Loan, Trung quốc, Việt Nam

10 Máy ép, máy nối đầu 1961,1983,1985 Trung Quốc

11 Nồi hơi 1999,2000 Đức

12 Xe nâng 2000 Nam Triều Tiên

13 Máy bọc xốp 1996 Trung Quốc

(Nguồn: Phòng kỹ thuật cơ năng)

Nhìn chung về máy móc thiết bị kỹ thuật của Công ty Cao su Sao vàng

do trước đây được trang bị giữa lao động cơ khí và thủ công, các dây truyềnmáy móc ở dạng bán tự động, có những máy móc đã khấu hao hết nhưng vẫncòn sử dụng Do đó máy móc đến nay phần lớn đã lạc hậu, một số máy móckhông còn phù hợp với quy trình công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càngcao của thị trường về chất lượng sản phẩm Tuy nhiên trong những năm trở lạiđây, công ty đã tiến hành đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị hiệnđại, Trong hai năm 1995-1996 công ty đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho xây dựng

cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị Công ty đã rất chú ý đến vấn đề đổi mớimáy móc công nghệ Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn

bộ công nghệ

Trang 13

1.1.2 Quy trình công nghệ

Sơ đồ 2: Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất lốp

Nguyên vật liệu

Cao su sống Hoá chất Vải mành Thép tanh

Cắt sống Sàng sấy Sấy Đảo tanh

Sơ luyện Phối liệu Cán tráng Cắt ran

Hồn luyện Xé vải Luồn ống

Nhiệt luyện Cắt cuộc ống Dập, cắt

Cán hình lốp Vòng tanh

Thành hình lốp Cốt hơi

Định hình lốp

Lưu hoá lốp

KCS

Nhập kho

Trang 14

Quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cao su Sao vàng làquy trình sản xuất liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến, song chu kỳ sản xuấtngắn Do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng.Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, sắp xếp cũng như việc bố trí laođộng phù hợp Mặc dù các sản phẩm của công ty rất đa dạng (có trên 100 mặthàng) nhưng mỗi xí nghiệp tham gia, một hay nhiều loại sản phẩm vì tất cảcác sản phẩm này đều sản xuất từ cao su Vì vậy quá trình công nghệ nóichung tương đối giống nhau.

1.2 Tình hình nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu của công ty mang tính đa dạng và phức tạp, đó lànhững nguyên tố hoá học, chất vô cơ, hữu cơ Để tạo ra một sản phẩm phải cónhững nguyên vật liệu như: cao su (thiên nhiên + tổng hợp); chất lưu hoá (lưuhuỳnh), chất xúc tiến (D, M, DM, axitstearic); chất phòng lão (D, Công tyCao su Sao vàng, RD+4026); chất phòng tự lưu (AP) chất độn (than đen, bộtthan BaSO4, cao lanh), chất làm mềm (parafin, Alep NUX654), vải mành,tanh các loại, các nguyên vật liệu phụ (xăng công nghệ, vải lót, nilon bọc, van

ô tô, xe máy, oxit kẽm…)

Trong đó nguồn trong nước chỉ có một số nguyên vật liệu như: cao su

tự nhiên, dầu thông, ôxit kẽm, bột than, xà phòng, vải lót… còn hầu hết phảinhập khẩu Phương thức nhập khẩu của công ty được thực hiện theo hai cách:công ty nhập trực tiếp của nước ngoài với khối lượng lớn theo cách này công

ty có thể tiết kiệm được chi phí Công ty nhập thông qua nhà trung gian với sốlượng nhỏ, với cách này công ty có thể tránh được rủi ro không mất thời giannhư chi phí cao

1.3 Đặc điểm về vốn của công ty

Tình trạng thiếu vốn để đầu tư đổi mới công ty, tăng khả năng cạnhtranh trên thị trường là tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 15

Công ty Cao su Sao vàng cũng nằm trong tình trạng này, nhưng với nỗ lựccủa mình, công ty đã không ngừng tìm các biện pháp tăng vốn sản xuất kinhdoanh bằng nhiều hình thức vay như: vay tín dụng thương mại, huy động vốn

từ chính tập thể người lao động (32 tỷ VNĐ), thu hút ODA nước ngoài (gầnđaya có vay từ ODA của Trung Quốc)

Do đó vốn kinh doanh không ngừng tăng lên qua các năm

Vốn cố định qua 3 năm liên tục tăng về tuyệt đối và tương đối, năm

2004 so với năm 2003 tăng 1,04%; năm 2005 so với năm 2004 tăng 9,53%.Như vậy trong 3 năm liền vốn cố định đều tăng điều đó chứng tỏ việc đầu tưđổi mới công nghệ luôn được chú ý Tuy nhiên về vốn lưu động ta thấy 3 nămtăng chậm điều đó không có nghĩa là lý giải nhu cầu về vốn lưu dộng củacông ty không cao mà nhu cầu này đối với công ty là rất lớn để đảm bảo sựtăng trưởng sản xuất trong tương lai của công ty

Trang 16

Bảng 2: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2003 - 2005

Đơn vị: nghìn đồng

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 giảm 2004/2003 So sánh tăng, So sánh tăng, giảm 2005/2004

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng

Tỷ trọng (%) Số lượng

Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %

Trang 17

1.4 Đặc điểm về lao động

Bảng 3: Tình hình lao động của Công ty

Diễn giải Số2003 2004 2005 Tỷ lệ tăng giảm

lượng %

Số lượng %

Số lượng % 04/03 05/04

Bình quân

Tổng số lao động 2066 100 2384 100 2629 100 318 245 281,5 Phân theo tính chất sử dụng:

Số lao động nam 1280 61,9 1540 64,6 1646 62,6 260 106 183

Số lao động nữ 786 38,1 844 35,4 983 37,4 58 193 98,5 Thu nhập bình quân

từ 385 người năm 2003 chiếm 18,6% xuống 325 người năm 2004 chiếm12,4% Số lao động trực tiếp tăng từ 1681 người năm 2003 chiếm 81,4% lên

2304 người năm 2004 chiếm 87,5%

Song còn ít đào tạo chưa hoàn chỉnh, công nhân lớn tuổi đông, còn hạnchế về sức khoẻ, và trình độ chưa theo kịp được yêu cầu của nền sản xuấtcông nghiệp hiện đại Hiệu quả của bộ máy quản lý còn chưa cao do thiếunhững cán bộ đầu ngành, chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm và chuyên

Trang 18

môn giỏi Về mặt tiền lương công ty đã áp dụng nhiều hình thức trả lươnghợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên, từ đótạo được tâm lý và do đó năng suất lao động tăng lên rõ rệt Với công nhânsản xuất công ty trả lương theo sản phẩm, với cán bộ quản lý trả lương theothời gian, công nhân bán hàng, dịch vụ, thủ kho trả lương theo công việc hoànthành.

1.5 Đặc điểm về sản xuất của công ty

Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, qui cách có khối lượnglớn (hiện có gần 100 mặt hàng) điều này cho phép công ty có thể thoả mãnnhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, giảm rủi ro trong kinh doanh và cũngđòi hỏi công ty phải thường xuyên cải tiến đổi mới mẫu mã, kích thước,chủng loại thì mới có thể đứng vững và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ củamình Một số sản phẩm chủ yếu của công ty như: săm lốp xe đạp, xe máy,săm lốp ô tô, đồ cao su, ủng bảo hộ lao động… các sản phẩm của công typhần lớn là tư liệu tiêu dùng thiết yếu nhất là ở Việt Nam hiện nay, nên cóthuận lợi trong tiêu thụ do nhu cầu thường xuyên

1.6 Đặc điểm về sản phẩm - thị trường - khách hàng

Về sản phẩm: cao su và những sản phẩm chế biến từ cao su có vai tròrất quan trọng trong ngành công nghiệp, nông nghiệp nói chung đặc biệt làngành giao thông vận tải Cao su với tính năng đặc trưng quý báu nhất là có

"đàn tính" cao và có tính năng cơ lý tốt như sức bền lớn, ít bị mài mòn, khôngthấm nước… nên được coi là nguyên liệu lý tưởng mà chưa có một nguyênliệu nào thay thế được sản xuất săm lốp

Về thị trường: đối với thị trường trong nước thì với khả năng của mộtdoanh nghiệp lớn có quá trình kinh doanh lâu dài nên công ty đã có mạng lướitiêu thụ rộng khắp trong cả nước với 6 chi nhánh (Thái Bình, thành phố HồChí Minh, Quy Nhơn, Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh) và hơn 200 đại lý,hiện chiếm khoảng 60% thị phần toàn quốc về ngành hàng cao su, một khả

Trang 19

năng tài chính vững mạnh cùng uy tín về chất lượng sản phẩm mang nhãnhiệu "Sao vàng" nên tạo thuận lợi cho việc cạnh tranh mở rộng thị trường.Với một mạng lưới rộng khắp đã giúp cho các sản phẩm của công ty đã đượcphân phối và tiêu thụ thuận lợi trên toàn quốc.

Một đặc điểm nổi bật là thị trường sản phẩm của công ty mang tính thời

vụ, mùa nóng thường lượng tiêu thụ săm lốp nhiều hơn mùa mưa, ngoài ra thịtrường sản phẩm của công ty phụ thuộc vò sự phân chia địa lý, ở thị trườngđồng bằng ven biển nông thôn - sản phẩm chủ yếu là săm lốp xe đạp và phải

có độ bền, dày, ở thành phố có điều kiện giao thông thuận lợi nên lốp ô tô, xemáy tiêu thụ nhiều hơn

Từ trước đến nay, thị trường trọng điểm của công ty vẫn là thị trườngmiền Bắc, trong đó lớn nhất là Hà Nội Thị trường miền Trung và miền Namđầy tiềm năng, mặc dù đã được mở rộng, nhưng vẫn chưa được khai tháctương xứng

Thị trường nước ngoài: trước năm 1998 sản phẩm của công ty có xuấtkhẩu sang một số nước như: Mông Cổ, Anbani, Cu Ba và một số nước thuộcLiên xô và Đông Âu cũ, nhưng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, tìnhhiình Liên Xô, Đông Âu biến đổi mạnh các hiệp định ký kết bị phá vỡ nênđịnh hướng xuất khẩu trên không còn tiếp tục nữa những năm gần đây, sảnphẩm của công ty đã được xuất khẩu sang một số nước châu Á và châu Âu.Thị trường thế giới rất rộng lớn mà với việc xuất khẩu như hiện nay là mộthạn chế lớn với hoạt động tiêu thụ của công ty Đây là một nguyên nhân cơbản là sản phẩm chưa đáp ứng được chất lượng và thẩm mỹ theo yêu cầu xuấtkhẩu Trong những năm tới, công ty tiếp tục đầu tư chiều sâu để tăng cườngkhả năng cạnh tranh đem lại vị thế cho sản phẩm của công ty trên thị trườngkhu vực và thế giới trong một tương lai gần

Về khách hàng: khách hàng của công ty thuộc mọi đối tượng tập thể, cơquan, cá nhân, đại lý có khối lượng hiện tại và tương lai rất lớn Ngoài ra

Trang 20

công ty mở rộng được thị trường xuất khẩu thì con số này tương lai vô cùnglớn.

1.7 Đặc điểm về lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh của công ty là uy tín của sản phẩm mang nhãn hiệu

"Sao vàng".Trải qua 40 năm hoạt động, các sản phẩm của công ty đã từngphục vụ cho kháng chiến chống Mỹ và cho đến tận ngày nay, nhãn hàng "Saovàng" đã ăn sâu vào tâm tư người tiêu dùng mà khi nghĩ đến nó người ta đãbiết đấy là các sản phẩm có chất lượng coa Trong cơ chế thị trường cạnhtranh gay gắt như hiện nay có được một lợi thế cạnh tranh là có một vũ khí rấtđáng giá người tiêu dùng sẽ dễ dàng chấp nhận hơn với những sản phẩm đã

có uy tín lợi thế này ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tiêu thụ của công ty,đưa sản phẩm của công ty ngày càng đến tận tay người tiêu dùng

2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp là những chỉ tiêuphản ánh hiệu quả kinh doanh một cách tổng quát của toàn bộ quá trình hoạtđộng kinh doanh của xí nghiệp Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu này ta có thểđánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp trình độ sử dụng các yếu tố tham gia vàohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các chỉ tiêu được phản ánhqua bảng 4

Bảng 4: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2003,

79.486.42011.800.00067.686.42039.209,11

Trang 21

Chi phí 82.424.259,6

2.1.1 Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng lợi nhuận mà công ty thu được

từ một đồng chi phí mà công ty bỏ ra Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánhhiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trình độtăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá và nâng cao trình độ

sử dụng vốn và tổ chức kinh doanh của công ty Mức doanh lợi càng cao tức

là hiệu quả càng cao, khả năng tích luỹ càng lớn, lợi ích dành cho người laođộng càng nhiều

Ở Công ty Cao su Sao vàng, năm 2003 cứ một đồng chi phí bỏ ra sảnxuất kinh doanh thì lãi được 0,0506 đồng, năm 2004 một đồng chi phí bỏ ralãi được 0,01536 đồng, giảm hơn năm 2003 là 0,00304 đồng đạt 80,2%

2.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trênmột đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế củadoanh nghiệp càng cao, biểu hiện qua các năm như sau:

Năm 2003 cứ một đồng doanh thu thì công ty thu được 0,04816 đồnglợi nhuận Năm 2004 cứ một đồng doanh thu đem lại 0,01513 đồng giảm hơn

1998 là 0,03303 đồng Năm 2005 lãi 0,01217 đồng giảm hơn 0,00296 đồng sovới năm 2005 đạt 80,4%

2.1.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí

Đây là chỉ tiêu đánh giá đo lường trực tiếp hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty, phản ánh công ty thu được bao nhiêu đồng doanh thuthuần trên một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong một năm Chỉ tiêu này cànglớn nghĩa là trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh càng tốt và ngược lại chỉ tiêu này càng nhỏ thì trình độ sửdụng các yếu tố chi phí càng kém hiệu quả

Trang 22

Năm 2003 cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu về được 1,05061 đồngdoanh thu Năm 2004 thu được 1,01536 đồng giảm hơn năm 2003 là 0,03525đồng Năm 2005 thu được 1,01232 đồng giảm hơn năm 2004 là 0,003034đồng, đạt 99,7%.

Tóm lại: qua 3 chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp trên củaCông ty Cao su Sao vàng cho chúng ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh củaCông ty năm 2004 và 2005 giảm hơn năm 2003 nguyên nhân là do công typhải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ các đơn vị cùng ngành cùng với ảnhưhởng do những khó khăn chung của nền kinh tế nước nhà

2.2 Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêuphản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn Đó chính làtối thiểu hoá số vốn cần sử dụng và tối đa hoá kết quả hay khối lượng sảnxuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài, vật lực Các chỉ tiêunày được thể hiện qua các số liệu ở bảng 5 (hiệu quả sử dụng vốn của Công tyCao su Sao vàng Hà Nội)

2.2.1 Chỉ tiêu tổng mức doanh thu trên toàn bộ đồng vốn

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra trong một năm thì công tyđạt được bao nhiêu đồng doanh thu

Năm 2003 cứ một đồng vốn bỏ ra trong một năm thì công ty đạt đượcbao nhiêu đồng doanh thu Năm 2004 thu được 3,74154 đồng doanh thu từmột đồng vốn, tăng 102,4% so với năm 2005 công ty thu được 4,00192 đồngdoanh thu tăng 0,26038 đồng so với năm 2004

2.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn cố định bỏ ra trong một nămthì công ty đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Năm 2003 cứ một đồng tài sản cố định thì tạo ra 0,20618 đồng lợinhuận, năm 2004 một đồng tài sản cố định tạo ra 0,06648 đồng lợi nhuận,

Trang 23

giảm 0,1397 đồng so với năm 2003 Năm 2005 tạo ra 0,05665 đồng, giảm0,00983 đồng so với năm 2004.

2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn cố định bỏ ra trong một nămthì công ty đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Năm 2003 cứ một đồng tài sản lưu động thì tạo ra 1,20104 đồng lợinhuận Năm 2004 một đồng tài sản lưu động tạo ra 0,38135 đồng lợi nhuận,giảm 0,81969 đồng so với năm 1998 Năm 2000 tạo ra 0,34710 đồng, giảm0,03425 đồng so với năm 2004

ra tính trên một đồng tài sản cố định năm 2004 tăng 0,11329 đồng so với năm

2003 và năm 2005 tăng 0,26129 đồng so với năm 2004

2.2.5 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này được đánh giá bằng tốc độ chu chuyển vốn lưu động Tốc

độ chu chuyển vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của công ty càng lớn và ngược lại

Năm 2003 số lần chu chuyển vốn lưu động là 24,93408 lần vơisoosngày là 14,63; năm 2004 số lần chu chuyển vốn lưu động là 25,20355 lần với

số ngày là 14,48 tăng số lần chu chuyển so với năm 2003 là 0,26947 và ngàychu chuyển cũng giảm xuống 0,15 lần với số ngày là 12,79 tăng số lần chuchuyển so với năm 2004 là 3,31727, số ngày chu chuyển giảm 11,69 ngày.Như vậy là tốc độ chu chuyển vốn trong 3 năm đều tăng, tóc động tích cựcđến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 24

Tóm lại: qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ở bảng 5,

ta nhận thấy việc sử dụng vốn của công ty còn chưa đạt hiệu quả cao, sử dụngvốn còn chưa hợp lý Công ty nên có giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụngvốn trong những năm tới

2.3 Hiệu quả sử dụng nhân lực

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả có ích của lao động trong quá trình hoạtđộng kinh doanh, nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một laođộng hay lượng hao phí đặc điểm cho một đơn vị doanh thu Năng suất laođộng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả lao động Hiệu quả sửdụng lao động của Công ty Cao su Sao vàng được biểu hiện qua bảng 6 cụ thểnhư sau:

2.3.1 Năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động bình quân được xác định bằng cách lấy doanh thutrong kỳ chia cho tổng số lượng lao động bình quân trong kỳ

Năm 2003, năng suất lao động bình quân là 138.790,9 nghìn đồng mộtngười Năm 2004 là 124.749,1 nghìn đồng Sang năm 2005 năng suất laođộng đạt 131.267,4 nghìn đồng một người tăng so với năm 2004 là 6.518,3nghìn đồng, đạt 105,2%

2.3.2 Khả năng sinh lời của lao động

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định đơn vị bỏ ra mộtđồng chi phí tiền lương thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận chỉ tiêu nàycàng cao thì lao động càng được sử dụng có hiệu quả Năm 2003, công ty thuđược doanh lợi tù mỗi lao động là 6.685,3 nghìn đồng Năm 2004 thu được1.887,5 nghìn đồng; giảm 4.797,8 nghìn đồng so với năm 2003 Sang năm

2005 là 1.597,5 nghìn đồng, giảm so với năm 2004 là 290,0 nghìn đồng

Mức thu nhập bình quân của người lao động cũng được cải thiện đáng

kể Năm 2003 mỗi lao động có thu nhập 15.000 nghìn đồng Năm 2004 là15.840 nghìn đồng, tăng hơn năm 2003 số tiền là 840 nghìn đồng đạt 105,6%

Trang 25

Năm 2005 là 16.776 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 936 nghìnđồng, đạt 105,9%.

Tóm lại: qua việc phân tích những con số trên, ta thấy thu nhập củangười lao động ngày một cải thiện song khả năng sinh lời của lao động lạigiảm Như vậy, công ty cần nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết đúng đắnnhất cho sự thách thức của thị trường trong lĩnh vực kinh doanh nhằm nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình

3 Đánh giá tổng quan về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Qua những phần đã được phân tích ở trên và qua nghiên cứu thực tế chophép ta rút ra một số nhận xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

* Một số thành tựu mà công ty đã đạt được

• Doanh thu của công ty trong những năm qua liên tục tăng lên

• Tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước được công ty thực hiện đầy đủ đảmbảo việc làm ổn định cho 2629 lao động

• Thu nhập của người lao động ngày càng tăng, đời sống cán bộ côngnhân viên ngày một tốt hơn

* Nguyên nhân của những thành công trên là do:

• Sự quan tâm, chỉ đạo định hướng phát triển của đơn vị chủ quản làTổng Công ty hoá chất Việt Nam

• Sự đoàn kết nhất trí trong việc thực hiện hoạt động sản xuất kinhdoanh của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty

• Công ty đã tạo được sự tín nhiệm với các khách hàng trong kinhdoanh

Mặc dù trong những năm qua, Công ty Cao su Sao vàng đã đạt đượcnhững kết quả đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cũngkhông tránh khỏi những khó khăn còn tồn tại cản trở cho sự phát triển củaCông ty đó là:

Do hạn hạn về nguồn vốn nên đầu tư thiết bị còn chắp vá không đồng

Trang 26

chật hẹp máy móc đa phần là cũ kỹ và hỏng hóc nhiều, công nghệ nhìn chung

là lạc hậu chủ yếu là thủ công bán cơ khí

Đội ngũ công nhân trẻ tuy được bổ sung, song còn ít là được đào tạochưa hoàn chỉnh, số công nhân lớn tuổi khá đông, có phần hạn chế về sứckhoẻ và trình độ chưa theo kịp được những yêu cầu đòi hỏi của một nền sảnxuất công nghiệp hiện đại

Số cán bộ quản lý giảm, số cán bộ có trình độ đại học vẫn chưa đượctăng cường, tuy nhiên hiệu quả công việc chưa cao, trong một số lĩnh vựcchuyên môn, công ty có xu hướng hẫng hụt, đang dần thiếu những cán bộ đầungành, những chuyên gia có năng lực, có kinh nghiệm và trình độ chuyênmôn giỏi

Những đánh giá và phân tích cho thấy rằng để xem xét hiệu quả hoạtđộng của một doanh nghiệp, không thể chỉ dựa vào số liệu mà phải căn cứ vàohoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và căn cứ vào xu hướng của nền kinh tế.Như vậy mới có thể đưa ra được đánh giá cụ thể, khách quan và chính xác

Trang 27

đã đề ra chiến lược phát triển năm 2006 như sau:

Xây dựng các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành, sử dụng hiệu quảcác nguồn lực, tăng năng suất lao động để nâng cao sức cạnh tranh của côngty

Đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, nâng caochất lượng công tác quản lý, công tác tổ chức sản xuất để góp phần nâng caochất lượng sản phẩm, tăng tính năng động, nhạy bén trong kinh doanh

Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm, tạo lợi thếcạnh tranh, đặc biệt là vấn đề nghiên cứu sản xuất màng lưu hoá các quy cáchcủa lốp ô tô để thay thế cho nhập khẩu, nghiên cứu vật liệu thay thế cho nhậpngoại, trang bị tin học hiện đại bào phục vụ kinh doanh

Coi trọng thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, kết hợp với

mở rộng thị trường trong và ngoài nước

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

2 Mục tiêu

Trải qua những năm chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường Công

ty cao su Sao Vàng đã vượt qua những khó khăn ban đầu để trở thành doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả Trong những năm tới cán bộ công nhân viêncông ty đang nỗ lực phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu sau:

- Sản xuất kinh doanh tăng trưởng 12-18%/năm

Trang 28

- Thu nhập bình quân tăng từ 16-20%/năm

- Tốc độ tiêu thụ sản phẩm 30%/năm

- Tỷ lệ phế phẩm giảm 0,5% so với hiện nay

Để đạt được mục tiêu này toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã vàđang nỗ lực trong mọi hoạt động Xuất phát từ phương hướng và mục tiêu củacông ty, trên cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty trong thời gian tới em xin được đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cao su Sao Vàng

1 Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động cho phù hợp với trình độcông nghệ hiện đại

Để hoàn thiện trình độ công nghệ công ty cần đào tạo đội ngũ côngnhân kỹ thuật, cán bộ có trình độ phù hợp với tính hiện đại của máy móc.Hiện nay, hầu như nguồn công nhân trực tiếp sản xuất là lao động có trình độtrung cấp, một số lao động lao động phổ thông được tuyển vào và được công

ty tự đào tạo Điều này có tác động rất lớn đến việc nâng cao chất lượng sảnphẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa công ty nên tuyển dụng laođộng trực tiếp từ các trường đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhâncũng như trình độ của các cán bộ quản lý

Hoạt động đào tạo của công ty đối với lao động trực tiếp được thực hiệntheo hai cách: áp dụng đối với cả thợ đã đào tạo và chưa đào tạo Cách thứnhất đó là công ty duy trì không khí trao đổi nghề nghiệp của những người cótay nghề và những người mới vào nghề, nhằm thống nhất phương pháp, quytrình, chất lượng cho công việc trong sản xuất Cách thứ hai mang tính đàotạo có chọn lọc đó là chọn ra những nhóm thợ nòng cốt trong các phân xưởng

để đào tạo nâng cao tay nghề và tiếp thu những cong nghệ mới nhất củangành để triển khai ứng dụng, đối với lao động gián tiếp cần phải cập nhậtthông tin, bổ sung kiến thức mới nhất, trong nghề và những kiến thức cần

Trang 29

thiết cho các vị trí đang đảm nhiệm Bên cạnh đó cần tạo cơ chế linh hoạttrong tổ chức các tiêu chuẩn cụ thể cho các loại cán bộ, loại bỏ những cán bộthừa và sẵn nguồn để bổ sung kế cận Do vậy để nâng cao chất lượng của cán

bộ điều hành lãnh đạo công ty cần quan tâm hơn nữa đến nguồn nhân lực

2 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý kỹ thuật

Quản lý tốt quy phạm, quy trình sản xuất sản phẩm, công ty thườngxuyên kiểm tra nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất cua công nhân quatừng bước công việc

Kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị

Kế hoạch kiểm tra định kỳ

Kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị bao gồm sửa chữa nhỏ, sửa chữavừa và sửa chữa lớn

Đi đôi với kế hoạch sửa chữa định kỳ cần xây dựng kế hoạch sửa chữamáy móc dự phòng với mục đích hỗ trợ cho kế hoạch sửa chữa bảo dưỡngchính, ngăn ngừa những hư hỏng đột xuất ngoài dự kiến xảy ra Ngoài ra công

ty cần quan tâm và tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật đi tham quan học tậpkinh nghiệm về công nghệ cao su và cơ khí cao su của các nước trong khuvực như: Thái Lan, Trung Quốc…

3 Cải tạo hệ thống máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động vàhoàn thiện sản phẩm

Đối với bộ phận lưu hoá:

Lắp đặt thùng lưu hoá (áp lực, nhiệt độ cao) tại xí nghiệp năng lượng táilưu hoá màng cao su butyl để nâng cao thời gian sử dụng của cốt hơi làm chomàng lưu hoá đạt hiệu quả

Giải quyết đồng khuôn lưu hoá cho lốp ô tô đã có đủ từ 2,4,6 bộ khuôn

để nâng cao năng suất đảm bảo chất lượng và bảo quản được máy định hìnhlưu hoá không để xảy ra hiện tượng lắp cọc cạch hai khuôn trên cùng máy

Trang 30

Bảo tồn các đường ống hơi nóng trong các xí nghiệp, xí nghiệp 1, xínghiệp 2, xí nghiệp 3 đảm bảo tiêu chuẩn hiệu quả để giảm lượng tổn thất hơinóng.

Lắp đặt đầy đủ hệ thống đo lưu lượng hơi nóng, khí nén cho các xínghiệp phục vụ công tác định mức

Cải tạo lại hệ thống đo lưu lượng hơi nóng, khí nén cho các khu vực lưuhoá Trong đó tập trung chú ý giải quyết việc ổn định nội áp trong quá trìnhlưu hoá

4 Thành lập nhóm chất lượng để thực hiện các hoạt động quản lý chấtlượng

Đây là biện pháp có hiệu quả tích cực trong chương trình cải tiến chấtlượng được rất nhiều tổ chức của các nước kinh tế phát triển áp dụng Vớibiện pháp này Công ty cao su Sao Vàng đã nghiên cứu triển khai trong thực

tế Công ty thành lập các nhóm chất lượng, các nhóm này thành lập dựa trêntinh thần tự nguyện và tự quản trên dùng một chỗ làm việc Trưởng nhóm docác thành viên bầu chứ không nhất thiết là tổ trưởng sản xuất hoặc là giámđốc phân xưởng, nhóm họp với nhau mỗi tuần một lần hoặc ngoài giờ làmviệc tại một nơi quy định Đề tài thảo luận của nhóm không nhất thiết và liênquan đến chất lượng mà còn liên quan đến các vấn đề khác có liên quan đếncông việc của mình Nhóm chất lượng theo dõi quá trình sản xuất để nhậndạng phân tích và giải quyết các vấn đề chất lượng

Để nhóm chất lượng hoạt động nghiêm túc và có hiệu quả công ty nênlập ra một nguyên tắc hoạt động cho nhóm:

Tự mình phát triển: các thành viên trong nhóm phải tìm tòi học hỏi đểnắm bắt được trình độ công nghệ hiện đại

Hoạt động tự nguyện

Gắn liền với hoạt động của nhóm với hệ thống và bộ máy của công ty.Cùng nhau phát triển

Nhiệt tình sáng tạo

Trang 31

Ý thức về chất lượng

Biện pháp thành lập chất lượng có tác dụng tích cực ở chỗ nó tạo rađược bầu không khí làm việc vì chất lượng của công ty khích lệ hơn nữa tinhthần phấn đấu, thi đua làm việc vì một chất lượng sản phẩm tốt giữa các casản xuất giữa các phân xưởng trong công ty

5 Sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả

Sử dụng vốn kinh doanh là khâu có tầm quan trọng quyết định đến hiệuquả sản xuất kinh doanh Đối với những tài sản cố định cũ kỹ lạc hậu, công ty

có thể thanh lý ngay để giải phóng vốn, tích cực thu hồi nợ của các kháchhàng

Công ty có thể tăng nguồn vốn kinh doanh của mình bằng cách, huyđộng thêm vốn của công nhân viên chức từ nhiều nguồn khác nhau (tiềnthưởng, tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi…) của công nhân viên hoặc vay thêm vốnbên ngoài Đồng thời công ty xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý và

có hiệu quả, thông báo về việc sử dụng vốn của công ty cho công nhân viênnhằm tạo nguồn tin cho công nhân viên trong việc vay tiền để thực hiệnnhững hợp đồng và dự án mà công ty đang còn thiếu vốn thực hiện

Đối với hình thức góp vốn thì cần dựa trên sự nhất trí của toàn bộ côngnhân viên trong công ty và mang tính tự nguyện Nếu cán bộ công nhân viênnào có tiền nhàn rỗi và muốn góp vốn với một khoản tiền không theo quyđịnh thì công ty cũng nên khuyến khích

Để vốn góp được thực hiện tốt, công ty cần có những chủ trương, chínhsách hợp lý, rõ ràng và công khai Cần tuyên truyền để cán bộ công nhân viênthấy việc góp vốn nhằm góp phần vào sự lớn mạnh và phát triển của công ty

Từ đó người lao động sẽ gắn bó với công ty hơn vì trong lợi nhuận của doanhnghiệp có một phần của họ, tỷ lệ lãi suất được tính toán trên kết quả kinhdoanh nhưng nó phải cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm và nhỏ hơn lãi suất gửingân hàng

Trang 32

Đối với Công ty cao su Sao Vàng việc huy động vốn được cán bộ côngnhân viên trong công ty sẽ có những tác dụng sau:

Tăng vốn lưu động công ty, nhờ đó tăng khả năng thanh toán tạo thuậnlợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Giảm vốn vay ngân hàng làm cho chi phí tài chính giảm xuống vì lãisuất trả cho các khoản vay của cán bộ công nhân viên nhỏ hơn lãi suất ngânhàng Tạo ra được một khoản lợi lớn đối với công ty

Gắn chặt quyền lợi của người lao động với quyền lợi doanh nghiệp qua

đó tạo động lực cho người lao động làm việc tốt hơn Ngoài ra công ty cũngnên chấn chỉnh lại công tác phân bổ nguồn tài chính mua nguyên vật liệu saocho hợp lý, xây dựng các mục tiêu định mức Việc mua bán của công ty cầnđược cân nhắc và tính toán một cách khoa học hơn

6 Đẩy mạnh hoạt động Marketing và mở rộng thị trường

Đối với hoạt động marketing của công ty thì đây còn là một vấn đề mới

mẻ đối với các doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt là với Công ty cao su SaoVàng bởi vì Marketing vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Do vậy để nắm bắtđược nó cần phải học tập, thực hiện thường xuyên và không chỉ đối với banlãnh đạo mà cả những cán bộ quản lý kỹ thuật và toàn bộ công nhân viêncông ty

Để làm tốt việc Marketing công ty cần triển khai các hoạt động sau:Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cung cấp những thông tinmới nhất về các hoạt động kinh tế kỹ thuật có liên quan đến mọi lĩnh vực ởtrong và ngoài nước

Chất lượng đội ngũ cán bộ cùng các trang thiết bị đủ khả năng thu thậpthông tin phân tích thông tin và đề xuất các giải pháp cần thiết cho sự pháttriển của công ty

Tổ chức nghiên cứu thị trường trong nước và khu vực và thế giới mộtcách thường xuyên những vấn đề quan trọng như: cơ chế luật pháp, nhu cầuthị trường đối thủ cạnh tranh, ngoài ra còn nghiên cứu những yếu tố đầu vào

Trang 33

như: giá cả nguyên vật liệu, công nghệ tiên tiến… nhằm trả lời cho những câuhỏi: khách hàng nói gì sản phẩm công ty? Yêu cầu hiện tại và trong tương laikhách hàng muốn gì? vị trí sản phẩm của công ty trên thị trường…?

Xây dựng phương pháp quảng cáo hiệu quả và hợp lý: quảng cáo phảilàm cho khách hàng hiểu được sản phẩm và đến với công ty, để việc quảngcáo đạt hiệu quả thì nội dung quảng cáo phải thực sự gây ấn tượng và làm chokhách hàng cảm nhận được tính ưu trội của sản phẩm Vì vậy khi tham giacác hội chợ triển lãm cũng như quảng cáo trên các phương tiện truyền thôngkhác, công ty phải xây dựng cho mình một chương trình quảng cáo bằngphương tiện âm thanh, hình ảnh, tờ rơi… nội dung giải thích rõ về những tínhnăng, đặc tính của từng sản phẩm và tác dụng của nó gắn với mục tiêu sửdụng cụ thể

Chính sách sản phẩm: phải rút ngắn thời gian nghiên cứu triển khai sảnxuất sản phẩm, đòi hỏi bộ phận những thị trường và bộ phận sản xuất có sựgắn bó chặt chẽ với nhau

Xây dựng chiến lược marketing: đây là công việc quan trọng nhất bởi vìmuốn thành công công ty phải xây dựng chiến lược marketing xác định đượcsản phẩm chính, thị trường, khách hàng mục tiêu và tiềm năng

Đối với thị trường tiêu thụ hiện nay sản phẩm của công ty chủ yếu vẫntập trung ở các tỉnh phía Bắc còn thị trường miền Trung và miền Nam hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm chưa cao Vì vậy công ty phải mở rộng thị trường nàybằng cách mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các địa phương và các đại

lý ở những nơi có lượng tiêu thụ sản phẩm mạnh Ngoài ra công ty nên sửdụng mạng lưới máy tính để tiện cho việc báo cáo và nắm bắt tình hình ở cácđịa phương Để có thể vi tính hoá việc quản lý các cửa hàng giới thiệu sảnphẩm điều quan trọng là phải có phần mềm riêng, nhờ chương trình phầnmềm này mọi hệ thống thông tin về cửa hàng, khách hàng… liên quan đếnviệc thanh toán, đặt hàng đều được cập nhật hoặc xử lý tự động

Trang 34

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh với điều kiện thực tếCông ty cao su SaoVàng nên kết hợp các biện pháp một cách hài hoà và hợp

lý Từ đó công ty đưa ra những phương án chiến lược đúng đắn, chủ động vớimôi trường kinh doanh đưa ra những quyết định kịp thời, sử dụng hiệu quảcác nguồn lực Chỉ có như vậy Công ty cao su Sao Vàng mới hoạt động cóhiệu quả

III Những kiến nghị với Nhà nước

Để tạo điều kiện cho Công ty cao su Sao Vàng nói riêng và ngành côngnghiệp cao su nói chung vượt qua được khó khăn trong việc cạnh tranh vớisản phẩm nhập ngoài trên thị trường, đẩy mạnh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm

và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhà nước cần có các chính sáchkhuyến khích hỗ trợ sản xuất như:

Nhà nước có thể giảm thuế hoặc miễn thuế nhập khẩu đối với cácnguyên vật liệu thiết yếu của ngành cao su mà điều kiện kỹ thuật trong nướcchưa sản xuất được

Nhà nước cần có những biện pháp xử lý nghiêm các hoạt động nhậpkhẩu trái phép Buôn lậu sản phẩm cao su làm hàng giả, đặc biệt là hàng nhậpkhẩu qua các tỉnh biên giới

Cần có chính sách đầu tư phát triển ngành hoá chất, tạo điều kiện cungcấp nguyên vật liệu cho không chỉ ngành cao su mà còn ở nhiều ngành khác

Có chính sách ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước,đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su hướng vào sảnxuất

Ngày đăng: 08/07/2014, 10:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội - Báo cáo "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" pps
Sơ đồ 1 Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội (Trang 8)
Bảng 1: Một số máy móc thiết bị chủ yếu của công ty - Báo cáo "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" pps
Bảng 1 Một số máy móc thiết bị chủ yếu của công ty (Trang 12)
Sơ đồ 2: Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất lốp - Báo cáo "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" pps
Sơ đồ 2 Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất lốp (Trang 13)
Bảng 2: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2003 - 2005 - Báo cáo "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" pps
Bảng 2 Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2003 - 2005 (Trang 16)
Bảng 3: Tình hình lao động của Công ty - Báo cáo "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" pps
Bảng 3 Tình hình lao động của Công ty (Trang 17)
Bảng 4: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm  (2003, 2004, 2005). - Báo cáo "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" pps
Bảng 4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2003, 2004, 2005) (Trang 20)
Bảng 3: Tình hình lao động của Công ty - Báo cáo "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" pps
Bảng 3 Tình hình lao động của Công ty (Trang 50)
Bảng 4: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm  (2003, 2004, 2005). - Báo cáo "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" pps
Bảng 4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2003, 2004, 2005) (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w